ĐỐI THOẠI CHÍNH SÁCH

Công nghiệp cá tra: Đi xa, càng cần tay lái vững

Ngày đăng: 21 | 06 | 2011

Theo một dự báo mới đây của Trung tâm Nghiên cứu và Phân tích dữ liệu tài chính (GAFIN), kim ngạch xuất khẩu cá tra của Việt Nam năm 2015 có thể vượt 2,5 tỉ USD, và đến 2020 sẽ đạt 3,6 tỉ USD.


Nhu cầu với cá tra được đánh giá vẫn còn tăng trưởng trong xu hướng chung trên thị trường thế giới.
Đầu ra ổn định

Đằng sau những mô hình tính toán, cơ sở để GAFIN đưa ra dự báo này là nhu cầu với cá tra được đánh giá vẫn còn tăng trưởng trong xu hướng chung trên thị trường thế giới.  
Thứ nhất, sự phát triển mạnh mẽ của ngành nuôi trồng đã hạ mức giá của thủy sản xuống từ phân khúc tiêu thụ cao cấp về phân khúc tiêu thụ trung bình. Trong khi tăng trưởng kinh tế thế giới làm số người thuộc tầng lớp có thu nhập trung bình tăng lên nhanh chóng.   

Thứ hai, xu hướng tăng cường nhập khẩu và đẩy khâu sản xuất ra bên ngoài của các nước phát triển do phí môi trường, giá nhân công lao động cao và các chính sách hạn ngạch đánh bắt đã tạo ra nhu cầu lớn cho các sản phẩm nuôi từ các nước đang phát triển. 

Thứ ba, người tiêu dùng những năm gần đây có xu hướng lựa chọn thủy sản nhiều hơn, trong bối cảnh các nguồn protein khác đang gặp khủng hoảng với các vụ ngộ độc thực phẩm và dịch bệnh. 

Nhìn chung, xu hướng tiêu thụ của thị trường thế giới đang đảm bảo cho cá tra Việt Nam một đầu ra ổn định, ít nhất là về mặt nhu cầu. 

Thách thức mấu chốt


Nhưng có lẽ trước khi mơ mộng đến con số dự báo 3,6 tỉ USD và thậm chí có thể hơn vào năm 2020, ngành công nghiệp cá tra của Việt Nam cần phải tìm được cách giải quyết những vấn đề nội tại. 

Bởi hiện nay, quy mô sản lượng mở rộng quá nhanh, không có sự phát triển tương xứng về mặt tổ chức đã làm cấu trúc ngành bị phá vỡ, gây ra nhiều hệ lụy không mong muốn, trong đó yếu tố lớn nhất là sự "đứt gãy" giữa khâu sản xuất nguyên liệu và chế biến. 

Tại hội thảo “Cá tra Việt Nam - tầm nhìn 2015: Xu hướng xuất khẩu, phân tích lợi thế cạnh tranh”, do Ủy ban Cá nước ngọt thuộc Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) chủ trì vừa qua tại Tp.HCM, một trong những chủ đề chính được lựa chọn cho năm đầu tiên của hội nghị thường niên này là phát triển bền vững.

Tại đây, TS. Nguyễn Thị Hồng Minh, nguyên Thứ trưởng Bộ Thủy sản (cũ), đã để cập đến gói giải pháp phát triển bền vững ngành cá tra, với ý tưởng chủ chốt là cần phải đưa việc quản lý về cho các hội, các tổ chức cộng đồng, thay cho cơ chế quản lý tập trung không hiệu quả hiện nay.  

Từ kinh nghiệm thực tế từ các mô hình như ủy ban cá hồi Na Uy, Chile hay ủy ban cognac của Pháp, TS. Minh đề xuất gói giải pháp tổ chức quản lý cho cá tra Việt Nam với những điểm rất cụ thể, như cơ chế bắt buộc người nuôi phải tham gia vào một tổ chức cộng đồng, vừa đảm bảo có sự bảo vệ khi cần thiết, vừa đảm bảo sự ràng buộc trách nhiệm với cộng đồng. 

Bà nhấn mạnh, cần thay đổi quan niệm về tự do kinh doanh. Khái niệm này phải được đặt trong điều kiện không được ảnh hưởng tới cộng đồng chung, mỗi cá nhân, tổ chức tham gia kinh doanh phải có trách nhiệm với cộng đồng kinh doanh mà mình tham gia. 

Bởi vì, "thực tế cho thấy, những hành vi thiếu trách nhiệm của một vài cá nhân hay tổ chức trong ngành nuôi cá tra đã làm tổn hại để cả một cộng đồng lớn. Hình ảnh con cá tra bị bôi xấu, giá cá liên tục giảm, trong khi người nuôi phải bỏ đầm là hậu quả chúng ta phải gánh chịu", bà Minh nói. 

Lựa chọn bổ sung 


Theo thống kê mới nhất của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hiệp quốc (FAO), sản lượng cá nước ngọt Việt Nam hiện đứng thứ 3 thế giới, chỉ sau Trung Quốc và Ấn Độ. 

Với ưu thế về quy mô như vậy, giả sử nếu được tổ chức tốt, khâu chế biến nguyên liệu khó có khả năng thua trên sân nhà. Trong khi đó, việc mở cửa sẽ gia tăng sức ép cải thiện chất lượng lên khu vực sản xuất nguyên liệu trong nước để cạnh tranh với nguyên liệu nhập - thường phải chịu rất nhiều quy định ngặt nghèo về khả năng truy xuất nguồn gốc, nhưng lại trở thành yếu tố mang khả năng cạnh tranh trong toàn cầu mới. 

Để gia tăng giá trị giữ lại của sản phẩm, nhiều người đã để cập đến hướng đi chế biến. Tuy nhiên, trong bài trình bày tại hội nghị của mình, đại diện GAFIN, ông Trương Trí Vĩnh cho rằng việc cố gắng đẩy sản phẩm đi xa hơn trên chuỗi giá trị dưới dạng hàng chế biến, trong khi chưa thể tiếp cận đến các hệ thống bán lẻ và người dùng cuối cho đến nay đã cho thấy khó có hiệu quả.  

Cụ thể, ông nhìn nhận, tỉ lệ lợi nhuận sẽ không quyết định bởi dạng sản phẩm đến gần người dùng cuối thế nào, mà quyết đinh bởi hàm lượng chất xám trong sản phẩm. Khi đề cập đến giá trị thu về cao của hàng chế biến, nhiều người đã bỏ qua những giá trị mang lại từ hệ thống phân phối và lưu kho hiệu quả hay đầu tư nghiên cứu thị hiếu người dùng cuối, trong khi, đó mới thực sự là cốt lõi của tỉ lệ lợi nhuận cao.  

Bởi vậy, gia tăng giá trị bằng việc đầu tư công nghệ mới để tạo ra những sản phẩm có giá trị cao, gia tăng hệ số thu hồi sản phẩm, hướng đi nhiều doanh nghiêp như Vĩnh Hoàn, Hùng Vương hay Agifish lựa chọn là một cách tiếp cận thực sự đúng hướng và cần được ủng hộ, ông Vĩnh kết luận. 
AGROINFO – Theo VnEconomy

Nguồn:http://vneconomy.vn/20110618013555229P0C10/cong-nghiep-ca-tra-di-xa-cang-can-tay-lai-vung.htm

NỘI DUNG KHÁC

Indonesia tăng nhập thực phẩm, đồ uống Việt Nam

21-6-2011

Hiệp hội Thực phẩm và Đồ uống Indonesia (Gapmmi) cho biết thực phẩm và đồ uống nhập khẩu từ các nước thành viên ASEAN vào Indonesia đang tiếp tục tăng trong những tháng gần đây, nhờ các hàng rào thuế quan được dỡ bỏ theo Hiệp định thương mại tự do khu vực (AFTA), cho phép hàng ngoại nhập cạnh tranh tốt hơn với hàng sản xuất trong nước.

Nền nông nghiệp Việt Nam vươn lên ứng phó có hiệu quả với nguy cơ biến đổi khí hậu toàn cầu

21-6-2011

Là quà tặng thiêng liêng nhất của người mẹ thiên nhiên giành cho loài người, trái đất của chúng ta đã trở thành một cỗ máy sống khổng lồ, cực kỳ thông minh và hoàn hảo, được vận hành theo cơ chế tự làm sạch, tự cân đối phục vụ tối đa lợi ích của con người. Rất tiếc là con người với tư cách là chủ nhân của trái đất, đã có những hành vi xử sự trái quy luật, phá vỡ cơ chế tự làm sạch, tự cân đối của trái đất, tạo nên nguy có hủy hoại cỗ máy sống tuyệt vời đã tạo ra nền văn minh cho chính mình. Bởi vậy, loài người phải tự điều chỉnh mọi hành vi của bản thân, tự phát kiềm chế tốc độ gia tăng dân số, điều chỉnh mô hình phát triển.

"Anh cả" về chăn nuôi trang trại cũng... bí!

20-6-2011

Dù có tới 50% tổng đàn chăn nuôi là trang trại tập trung (trong số tổng đàn heo 1,2 triệu con, gà 9 triệu con) - đi đầu cả nước về quy hoạch phát triển chăn nuôi quy mô lớn. Thế nhưng mấy năm nay, Đồng Nai vẫn rơi vào thế bí trong việc nâng tỷ lệ trang trại, giảm chăn nuôi nhỏ lẻ và tạo sự phát triển bền vững trong chăn nuôi.

Xuất khẩu gạo: Nhiều doanh nghiệp có thể bị loại

20-6-2011

Chiếu theo Nghị định 109, có quá nhiều doanh nghiệp tham gia vào xuất khẩu gạo không đủ năng lực.

Nhiều chính sách cần Hội ND tham gia hoạch định

20-6-2011

Ngày 16.6, tại Hà Nội, T.Ư Hội NDVN và Quỹ Phát triển nông nghiệp Quốc tế tại VN tổ chức hội thảo tập huấn vận động chính sách. NTNN phỏng vấn TS, luật sư Hoàng Ngọc Giao - Viện trưởng Viện Chính sách, Pháp luật và Phát triển, giảng viên lớp tập huấn về vai trò của Hội ND trong vận động chính sách.

DN xuất khẩu tôm muốn "buông tay" thị trường Nhật

16-6-2011

Hàng loạt DN xuất khẩu tôm sang thị trường Nhật đang kêu cứu tới cơ quan chức năng rằng, nếu không kiểm soát được từ khâu nuôi thì nguy cơ họ “buông tay” với thị trường Nhật là hiển hiện.

Các doanh nghiệp đang dần tự chủ nguyên liệu xuất khẩu cá tra

16-6-2011

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (Vasep) vừa công bố kết quả khảo sát của đơn vị này tại 43 nhà máy chế biến, xuất khẩu cá tra. Kết quả khảo sát cho thấy, 15% doanh nghiệp đã chủ động 100% nguồn nguyên liệu cho sản xuất; 41% chủ động được từ 60-80% nguyên liệu…

“Đầu tư cho nghề cá phải đặt lên hàng đầu”

16-6-2011

Đó là ý kiến của Tiến sỹ Chu Hồi- Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo (Bộ TN-MT) khi trao đổi với NNVN về chiến lược khai thác kinh tế biển của Việt Nam hiện nay.

Khi hạt điều mới chỉ được ưu tiên cho xuất khẩu

15-6-2011

Tuy Việt Nam đứng đầu thế giới về xuất khẩu hạt điều nhưng mức tiêu thụ trong nước lại chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Đây là một nội dung được nhiều doanh nghiệp trong ngành quan tâm trong khuôn khổ Hội nghị khách hàng điều quốc tế do Hiệp hội điều Việt Nam (Vinacas) tổ chức tại Tp.HCM từ ngày 10-12/6/ vừa qua.

Mở rộng vùng sản xuất chôm chôm xuất sang Hoa Kỳ

15-6-2011

Quả chôm chôm là loại trái cây tươi thứ hai của Việt Nam được xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ, sau thanh long (từ cuối năm 2008).

Khai thác thông tin trên bảng hỗ trợ xuất khẩu của Uỷ ban châu Âu

15-6-2011

Trả lời câu hỏi của doanh nghiệp “cách nào nắm bắt thông tin cập nhật và đầy đủ về thị trường của 27 nước thành viên EU?”, ông Lê Kỳ Anh, chuyên viên kinh tế và thương mại của phái đoàn EU tại Việt Nam đề nghị doanh nghiệp nên khai thác thông tin trên bảng hỗ trợ xuất khẩu (Export Help Desk).

Nhiều DN dừa lao đao

15-6-2011

Hiện nay, cây dừa Bến Tre đang vào mùa nghịch nên chỉ cung cấp khoảng hơn phân nửa sản lượng, còn lại các Cty phải tiêu thụ dừa của các tỉnh ĐBSCL.