ĐỐI THOẠI CHÍNH SÁCH

Nhiều chính sách cần Hội ND tham gia hoạch định

Ngày đăng: 20 | 06 | 2011

Ngày 16.6, tại Hà Nội, T.Ư Hội NDVN và Quỹ Phát triển nông nghiệp Quốc tế tại VN tổ chức hội thảo tập huấn vận động chính sách. NTNN phỏng vấn TS, luật sư Hoàng Ngọc Giao - Viện trưởng Viện Chính sách, Pháp luật và Phát triển, giảng viên lớp tập huấn về vai trò của Hội ND trong vận động chính sách.

TS Hoàng Ngọc Giao cho biết, chính sách là công cụ quản lý nhà nước, định hướng phát triển của các ngành, địa phương. Vì vậy, đối tượng vận động chính sách là Nhà nước. Doanh nghiệp có hiệp hội ngành hàng; người dân có tổ chức xã hội của mình; ND có tổ chức Hội NDVN... Những tổ chức này tham gia vào quá trình hoạch định chính sách, ban hành chính sách, thực thi chính sách và giám sát, đánh giá chính sách...
Nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của hội viên là việc Hội ND thực hiện khi tham gia xây dựng, hoạch định các chính sách.
 
Thưa ông, khi xây dựng chính sách nói chung và chính sách cho ND nói riêng cần chú ý tới điều gì?
- Chính sách phải phục vụ yêu cầu thực tế. Chính sách cho ND cần phản ánh được nguyện vọng của ND trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn. Nguyên tắc khách quan, chính sách phải được xây dựng từ dưới lên (người dân), chứ không phải “ấn” từ trên (Nhà nước) xuống. Hội NDVN là một trong những “kênh” quan trọng phản ánh thực tế nông nghiệp, nông dân và nông thôn.
Dựa vào hệ thống của mình và năng lực phân tích, đánh giá, tổng hợp, Hội NDVN nắm bắt và đưa nguyện vọng chính đáng của hội viên vào quá trình tham gia vận động hoạch định chính sách. Vận động chính sách không chỉ ở cấp T.Ư, mà còn ở cấp tỉnh, huyện, xã...
Ông có thể nói rõ hơn về vai trò của Hội NDVN trong vận động chính sách?
Theo Phó Chủ tịch Thường trực T.Ư Hội NDVN Hà Phúc Mịch, hội thảo tập huấn là cơ hội cho học viên tiếp thu kỹ năng, phương pháp về vận động chính sách, thực hiện tốt hơn, hiệu quả hơn nhiệm vụ giám sát, kiểm tra việc thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn, từ đó có ý kiến xây dựng bổ sung, điều chỉnh chính sách cho phù hợp với thực tế...
- Hội NDVN là tổ chức chính trị của Đảng, đại diện cho quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của ND. Các hoạt động như điều tra, khảo sát, thăm dò ý kiến hội viên, ND, Hội ND cơ sở, giúp Hội NDVN nắm bắt được nhiều thông tin.
Qua phân tích, đánh giá thông tin, Hội ND có thể tham gia tác động góp phần ban hành một chính sách mới; phát huy mặt mạnh, phát hiện những mặt hạn chế của chính sách hiện hành, từ đó kiến nghị, đề xuất bổ sung, sửa đổi để hoàn thiện chính sách. Thời gian qua, nhiều chính sách của Nhà nước ban hành đã có sự tham gia từ đầu của Hội NDVN.
Theo ông, lĩnh vực nào nên là ưu tiên của Hội NDVN trong quá trình vận động chính sách?
- Theo tôi, nông nghiệp, nông dân, nông thôn là lĩnh vực ưu tiên của các cấp hội trong vận động chính sách. Nông dân là chủ thể ở nông thôn và trong sản xuất nông nghiệp. Hội ND cần xem xét những chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn tác động như thế nào đối với nông dân. Nói thì dễ, nhưng thực tế làm rất khó, bởi phụ thuộc vào năng lực, trình độ, sự nhạy bén, năng động của cán bộ hội.
Có rất nhiều chính sách cần sự tham gia của Hội ngay từ khâu hoạch định, chẳng hạn chính sách đất đai, vốn, lao động, thị trường, an sinh xã hội... Trong công nghiệp hoá, đô thị hoá, người nông dân bị mất đất, mất tư liệu sản xuất. Luật Đất đai 2003 sắp tới cần sửa đổi, bổ sung nội dung gì để phù hợp với thực tế, đảm bảo đời sống nông dân... rất cần sự tham gia của Hội ND.
Ông đánh giá thế nào vai trò của truyền thông, báo chí trong vận động chính sách?
- Vận động chính sách phải được thực hiện rộng rãi trong công chúng chứ không phải trong một nhóm đối tượng nào. Báo chí truyền thông là công cụ truyền tải dư luận xã hội của công chúng về một vấn đề nào đó, chẳng hạn một chính sách.
Thiếu truyền thông, báo chí, hiệu quả vận động chính sách rất thấp, giảm tính minh bạch. Chính sách ảnh hưởng tới các nhóm lợi ích khác nhau nên rất cần sự minh bạch. Các cấp Hội ND nên tận dụng ưu thế của báo chí, truyền thông trong vận động chính sách, trước hết là Báo Nông Thôn Ngày Nay và các công cụ thông tin khác của Hội.
Xin cảm ơn ông!
AGROINFO – Theo Báo Nông thôn ngày nay

Nguồn:http://danviet.vn/46914p1c34/nhieu-chinh-sach-can-hoi-nd-tham-gia-hoach-dinh.htm

NỘI DUNG KHÁC

DN xuất khẩu tôm muốn "buông tay" thị trường Nhật

16-6-2011

Hàng loạt DN xuất khẩu tôm sang thị trường Nhật đang kêu cứu tới cơ quan chức năng rằng, nếu không kiểm soát được từ khâu nuôi thì nguy cơ họ “buông tay” với thị trường Nhật là hiển hiện.

Các doanh nghiệp đang dần tự chủ nguyên liệu xuất khẩu cá tra

16-6-2011

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (Vasep) vừa công bố kết quả khảo sát của đơn vị này tại 43 nhà máy chế biến, xuất khẩu cá tra. Kết quả khảo sát cho thấy, 15% doanh nghiệp đã chủ động 100% nguồn nguyên liệu cho sản xuất; 41% chủ động được từ 60-80% nguyên liệu…

“Đầu tư cho nghề cá phải đặt lên hàng đầu”

16-6-2011

Đó là ý kiến của Tiến sỹ Chu Hồi- Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo (Bộ TN-MT) khi trao đổi với NNVN về chiến lược khai thác kinh tế biển của Việt Nam hiện nay.

Khi hạt điều mới chỉ được ưu tiên cho xuất khẩu

15-6-2011

Tuy Việt Nam đứng đầu thế giới về xuất khẩu hạt điều nhưng mức tiêu thụ trong nước lại chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Đây là một nội dung được nhiều doanh nghiệp trong ngành quan tâm trong khuôn khổ Hội nghị khách hàng điều quốc tế do Hiệp hội điều Việt Nam (Vinacas) tổ chức tại Tp.HCM từ ngày 10-12/6/ vừa qua.

Mở rộng vùng sản xuất chôm chôm xuất sang Hoa Kỳ

15-6-2011

Quả chôm chôm là loại trái cây tươi thứ hai của Việt Nam được xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ, sau thanh long (từ cuối năm 2008).

Khai thác thông tin trên bảng hỗ trợ xuất khẩu của Uỷ ban châu Âu

15-6-2011

Trả lời câu hỏi của doanh nghiệp “cách nào nắm bắt thông tin cập nhật và đầy đủ về thị trường của 27 nước thành viên EU?”, ông Lê Kỳ Anh, chuyên viên kinh tế và thương mại của phái đoàn EU tại Việt Nam đề nghị doanh nghiệp nên khai thác thông tin trên bảng hỗ trợ xuất khẩu (Export Help Desk).

Nhiều DN dừa lao đao

15-6-2011

Hiện nay, cây dừa Bến Tre đang vào mùa nghịch nên chỉ cung cấp khoảng hơn phân nửa sản lượng, còn lại các Cty phải tiêu thụ dừa của các tỉnh ĐBSCL.

Người nông dân nghèo trên "mỏ" gạo!

14-6-2011

Liên tục trúng mùa lúa, Việt Nam đang là nước xuất khẩu gạo thứ hai thế giới, vậy mà người trồng lúa vẫn cứ nghèo bởi tiền lời đã chảy hết vào túi thương lái và các công ty kinh doanh nông sản, phân bón…

Cắn răng vay… tín dụng đen

13-6-2011

Tuy không cần số vốn lớn như nghề chế biến gỗ, song các làng nghề gốm sứ, mây tre vẫn rất khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn ưu đãi từ NH. Rào cản đó đã và đang trực tiếp tạo cơ hội cho hoạt động “tín dụng đen” được dịp bùng nổ.

Doanh nghiệp ngành điều bỏ ngỏ thị trường nội địa

13-6-2011

Ngày 11/6, hội thảo “Kích cầu tiêu dùng trong nước và dự báo thị trường điều quốc tế 2011," do Hiệp hội điều Việt Nam (Vinacas) tổ chức, đã diễn ra tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Doanh nghiệp lại kiến nghị nhập thịt lợn

13-6-2011

Trước tình trạng giá thịt lợn liên tục tăng mạnh, một số doanh nghiệp (DN) lại có ý kiến với Bộ Công Thương nên cho phép nhập thịt lợn.

Doanh nghiệp “bắt tay” hạ giá cá tra?

13-6-2011

Những ngày qua, giá cá tra nguyên liệu ở ĐBSCL liên tục giảm làm cho người nuôi cá tra lo lắng.