ĐỐI THOẠI CHÍNH SÁCH

Khai thác thông tin trên bảng hỗ trợ xuất khẩu của Uỷ ban châu Âu

Ngày đăng: 15 | 06 | 2011

Trả lời câu hỏi của doanh nghiệp “cách nào nắm bắt thông tin cập nhật và đầy đủ về thị trường của 27 nước thành viên EU?”, ông Lê Kỳ Anh, chuyên viên kinh tế và thương mại của phái đoàn EU tại Việt Nam đề nghị doanh nghiệp nên khai thác thông tin trên bảng hỗ trợ xuất khẩu (Export Help Desk).

Đây là một dịch vụ miễn phí qua internet (http://exporthelp.europa.eu) do cơ quan phụ trách ngoại thương Uỷ ban châu Âu (EC) cung cấp từ tháng 2.2004.
Theo ông Lê Kỳ Anh, để sử dụng bảng này có hiệu quả, doanh nghiệp nên có một chuyên viên có năng lực xử lý thông tin, sử dụng tốt internet. EU là một thị trường, nhưng bên trong EU còn có từng thị trường nhỏ hơn. EU áp dụng một chính sách thương mại và mức thuế nhập khẩu như nhau cho hàng hoá các nước nhập khẩu vào một trong 27 nước thành viên. Tuy nhiên, từng quốc gia có yêu cầu khác nhau về thủ tục xuất khẩu. Khi xác định xuất khẩu hàng sang EU, doanh nghiệp nên xác định cụ thể hơn là xuất sang nước nào, từ đó tìm hiểu kỹ thủ tục, các chi phí để thuận lợi trong giao dịch.
Trong bảng hỗ trợ xuất khẩu có phần thuế và các yêu cầu về nguồn gốc xuất xứ, đi sâu vào cơ sở dữ liệu này sẽ có nhiều thông tin về xuất nhập khẩu, về ưu đãi thuế quan, thông tin về dòng thương mại trao đổi hiện nay. Ở phần các yêu cầu về thuế quan, doanh nghiệp sẽ biết các yêu cầu áp dụng cho từng loại hàng hoá, từng mã cụ thể, có phần thuế áp dụng cho các nước thứ ba, các nước được hưởng GSP, ưu đãi cho nước có hiệp định tự do mậu dịch với EU. Ngoài ra, còn có thông tin về quy định vệ sinh an toàn thực phẩm, nhãn mác hàng nhập khẩu vào EU.
Để hỗ trợ doanh nghiệp, phái đoàn EU tại Việt Nam phát hành bảng thông tin hỗ trợ xuất khẩu hằng quý. Doanh nghiệp muốn nhận thông tin này, email đến:
trade-g1-exporthelpdesk@ec.europa.eu
AGROINFO – Theo Báo Sài Gòn Tiếp thị

Nguồn: http://sgtt.vn/Kinh-te/146261/Khai-thac-thong-tin-tren-bang-ho-tro-xuat-khau-cua-Uy-ban-chau-Au.html

NỘI DUNG KHÁC

Nhiều DN dừa lao đao

15-6-2011

Hiện nay, cây dừa Bến Tre đang vào mùa nghịch nên chỉ cung cấp khoảng hơn phân nửa sản lượng, còn lại các Cty phải tiêu thụ dừa của các tỉnh ĐBSCL.

Người nông dân nghèo trên "mỏ" gạo!

14-6-2011

Liên tục trúng mùa lúa, Việt Nam đang là nước xuất khẩu gạo thứ hai thế giới, vậy mà người trồng lúa vẫn cứ nghèo bởi tiền lời đã chảy hết vào túi thương lái và các công ty kinh doanh nông sản, phân bón…

Cắn răng vay… tín dụng đen

13-6-2011

Tuy không cần số vốn lớn như nghề chế biến gỗ, song các làng nghề gốm sứ, mây tre vẫn rất khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn ưu đãi từ NH. Rào cản đó đã và đang trực tiếp tạo cơ hội cho hoạt động “tín dụng đen” được dịp bùng nổ.

Doanh nghiệp ngành điều bỏ ngỏ thị trường nội địa

13-6-2011

Ngày 11/6, hội thảo “Kích cầu tiêu dùng trong nước và dự báo thị trường điều quốc tế 2011," do Hiệp hội điều Việt Nam (Vinacas) tổ chức, đã diễn ra tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Doanh nghiệp lại kiến nghị nhập thịt lợn

13-6-2011

Trước tình trạng giá thịt lợn liên tục tăng mạnh, một số doanh nghiệp (DN) lại có ý kiến với Bộ Công Thương nên cho phép nhập thịt lợn.

Doanh nghiệp “bắt tay” hạ giá cá tra?

13-6-2011

Những ngày qua, giá cá tra nguyên liệu ở ĐBSCL liên tục giảm làm cho người nuôi cá tra lo lắng.

Biến chuyển của thị trường bán lẻ - cơ hội nào cho doanh nghiệp Việt"

10-6-2011

"Biến chuyển của thị trường bán lẻ - cơ hội nào cho doanh nghiệp Việt" là chủ đề của buổi Hội thảo do Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao và Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp (BSA) tổ chức ngày 7.6.2011 tại TP. Hồ Chí Minh. Hội thảo có sự tham dự của gần 150 doanh nghiệp và đại diện của Sở Công Thương và Trung tâm Xúc tiến Thương mại tại các tỉnh, thành khu vực phía Nam.

Doanh nhân Đồng Kỵ "vác bị ăn mày"

10-6-2011

"Lãi suất mấy chục phần trăm, cộng thêm trượt giá mười mấy phần trăm, lãi như buôn ma túy cũng không gỡ được. Cứ đà này, doanh nghiệp chúng tôi không khéo vác bị đi ăn mày hết" - một DN tên tuổi tại thủ phủ đồ gỗ - làng nghề Đồng Kỵ chán nản nói.

Cách tiếp cận thị trường thủy sản khó tính

10-6-2011

Năm 2011, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tiếp tục được đảm bảo nhờ nhu cầu từ các thị trường lớn như Hoa Kỳ, Canada, EU, đặc biệt là thị trường Nhật Bản đang tăng mạnh sau ảnh hưởng động đất, sóng thần. Hai mặt hàng thủy sản chủ lực xuất khẩu là cá tra, tôm đều sẽ đạt và có thể vượt kim ngạch 2 tỷ USD. Tính chung 5 tháng đầu năm 2011, các doanh nghiệp xuất khẩu khoảng 526.000 tấn thuỷ sản, đạt kim ngạch 2,1 tỉ USD, tăng 10,43% về lượng và 29,05% về giá trị.

Xuất khẩu trái cây tươi tăng tốc

8-6-2011

Nhờ đa dạng sản phẩm cũng như tận dụng các lợi thế về thuế xuất khẩu và hàng rào kỹ thuật, trái cây VN ngày càng tiếp cận được các thị trường mới thay vì phụ thuộc một vài thị trường như trước.

Kinh tế biển Việt Nam: Chưa tương xứng với tiềm năng

8-6-2011

Cần khẩn trương xây dựng quy hoạch sử dụng và bảo vệ tài nguyên biển, hải đảo đến năm 2020. Liên kết để xây dựng thương hiệu biển.

Tạo ra các nhà phân phối lớn

8-6-2011

Trước mắt, cần tập trung hỗ trợ, tạo ra những nhà phân phối lớn ở Việt Nam, tạo ra các đầu tàu và động lực phát triển.