ĐỐI THOẠI CHÍNH SÁCH

Biến chuyển của thị trường bán lẻ - cơ hội nào cho doanh nghiệp Việt"

Ngày đăng: 10 | 06 | 2011

"Biến chuyển của thị trường bán lẻ - cơ hội nào cho doanh nghiệp Việt" là chủ đề của buổi Hội thảo do Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao và Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp (BSA) tổ chức ngày 7.6.2011 tại TP. Hồ Chí Minh. Hội thảo có sự tham dự của gần 150 doanh nghiệp và đại diện của Sở Công Thương và Trung tâm Xúc tiến Thương mại tại các tỉnh, thành khu vực phía Nam.

 
Toàn cảnh Hội thảo
 
Theo báo cáo điều tra, nghiên cứu thị trường của Công ty Nghiên cứu thị trường (TNS) cho thấy, người tiêu dùng Việt Nam đã chi nhiều hơn cho các sản phẩm phục vụ sức khỏe, do những năm gần đây, nhiều sản phẩm có chứa chất độc hại làm cho người tiêu dùng lo ngại. Ngoài ra, lĩnh vực giáo dục cũng được phụ huynh chi nhiều hơn để hỗ trợ con em học tập. Vì vậy, nhiều tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài trong các lĩnh vực này cũng đang “đổ bộ” vào thị trường Việt Nam.
Theo Công ty Nghiên cứu thị trường, năm 2010, thị trường bán lẻ tại Việt Nam đã tụt hạng ở mức thứ 12 so với thế giới về mức độ hấp dẫn. Trong khi đó, vị trí số một thế giới về mức độ hấp dẫn được xác lập trước đó hai năm (2008) và sau đó, năm 2009 cũng đứng ở vị trí thứ sáu. Mặc dù vậy, Việt Nam vẫn nằm trong tốp thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất thế giới.
 
Từ năm 2008-2009, kênh bán lẻ hiện đại chiếm đến 15% thị phần, năm 2009 sang 2010 tăng 17%, 2010 sang quý II/2011 lên 21%. Các siêu thị đều tăng về điểm bán lẻ lớn tại Việt Nam: Big C có 14 đại siêu thị, Metro cũng có 13 điểm bán lẻ, Sài Gòn Co.op có 50 siêu thị… Điều này cho thấy, kênh phân phối truyền thống vẫn chiếm lĩnh thị trường bán lẻ, nhưng kênh hiện đại vẫn tiếp tục tăng trưởng mạnh.
Cũng theo nghiên cứu của TNS, xu hướng tiêu dùng trên thế giới và tại Việt Nam hai năm gần đây, các nhà bán lẻ tập trung mở rộng và phát triển nhãn hàng riêng. Theo đại diện Big C, nhãn hàng riêng với chất lượng luôn bằng với thương hiệu dẫn đầu nhưng giá rẻ hơn từ 15% đến 30%. Đây là cách tiếp cận thị trường không cạnh tranh với các nhãn hàng dẫn đầu mà vẫn đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Phát biểu tại Hội thảo, bà Nguyễn Nữ Tuyết Hồng - Phó giám đốc Công ty Nghiên cứu TNS cho rằng: Thị trường Việt Nam đang bùng nổ kênh bán lẻ và trở thành một trong những thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất thế giới. Nếu chúng ta chưa có sự chuẩn bị đầy đủ mà cho các tập đoàn bán lẻ nước ngoài vào hoạt động thì sẽ làm tê liệt hệ thống phân phối truyền thống (chợ lẻ, quầy tạp hóa...). Ngoại trừ một số ít doanh nghiệp thành công thì nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn kinh doanh theo kiểu cũ, cảm tính, thiếu tầm nhìn, thiếu định hướng. Trong “cuộc chơi” khốc liệt này, những doanh nghiệp Việt Nam không cạnh tranh nổi sẽ bị phá sản.
Theo bà Nguyễn Hữu Ngọc Trân - giám đốc điều hành Công ty Vinamilk, thị trường nông thôn chiếm 69% dân số cả nước, tiêu thụ 46% giá trị ngành hàng tiêu dùng nhanh. Chỉ riêng ngành hàng sữa nước vùng nông thôn tiêu thụ gần 40% giá trị. Tuy nhiên, thực trạng chung của các doanh nghiệp Việt Nam là có hệ thống phân phối tại nông thôn nhưng chưa kiểm soát chặt và chưa có độ phủ tốt nhất, dẫn đến thị trường này vẫn còn bị bỏ ngỏ./.
AGROINFO – Theo Báo Điện tử Đảng Cộng sản

Nguồn:http://cpv.org.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=30065&cn_id=463366

NỘI DUNG KHÁC

Doanh nhân Đồng Kỵ "vác bị ăn mày"

10-6-2011

"Lãi suất mấy chục phần trăm, cộng thêm trượt giá mười mấy phần trăm, lãi như buôn ma túy cũng không gỡ được. Cứ đà này, doanh nghiệp chúng tôi không khéo vác bị đi ăn mày hết" - một DN tên tuổi tại thủ phủ đồ gỗ - làng nghề Đồng Kỵ chán nản nói.

Cách tiếp cận thị trường thủy sản khó tính

10-6-2011

Năm 2011, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tiếp tục được đảm bảo nhờ nhu cầu từ các thị trường lớn như Hoa Kỳ, Canada, EU, đặc biệt là thị trường Nhật Bản đang tăng mạnh sau ảnh hưởng động đất, sóng thần. Hai mặt hàng thủy sản chủ lực xuất khẩu là cá tra, tôm đều sẽ đạt và có thể vượt kim ngạch 2 tỷ USD. Tính chung 5 tháng đầu năm 2011, các doanh nghiệp xuất khẩu khoảng 526.000 tấn thuỷ sản, đạt kim ngạch 2,1 tỉ USD, tăng 10,43% về lượng và 29,05% về giá trị.

Xuất khẩu trái cây tươi tăng tốc

8-6-2011

Nhờ đa dạng sản phẩm cũng như tận dụng các lợi thế về thuế xuất khẩu và hàng rào kỹ thuật, trái cây VN ngày càng tiếp cận được các thị trường mới thay vì phụ thuộc một vài thị trường như trước.

Kinh tế biển Việt Nam: Chưa tương xứng với tiềm năng

8-6-2011

Cần khẩn trương xây dựng quy hoạch sử dụng và bảo vệ tài nguyên biển, hải đảo đến năm 2020. Liên kết để xây dựng thương hiệu biển.

Tạo ra các nhà phân phối lớn

8-6-2011

Trước mắt, cần tập trung hỗ trợ, tạo ra những nhà phân phối lớn ở Việt Nam, tạo ra các đầu tàu và động lực phát triển.

Bảo hiểm tín dụng cho doanh nghiệp xuất khẩu là cách giảm thiểu tối đa rủi ro

7-6-2011

Việt Nam đang tăng tốc hội nhập kinh tế quốc tế. Đây là cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa ra thị trường nước ngoài. Tuy vậy, bên cạnh những cơ hội, cũng có không ít thách thức và rủi ro.

Đẩy mạnh trao đổi thương mại Việt Nam-Ấn Độ

7-6-2011

Tiếp tục triển khai chương trình xúc tiến thương mại năm 2011 tại Ấn Độ, mới đây, Đại sứ quán Việt Nam và Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ đã phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ - Việt Nam, Phòng Doanh nhân Ấn Độ, Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại thành phố Mumbai tổ chức Hội thảo “Xúc tiến thương mại song phương Việt Nam-Ấn Độ trong thời kỳ sau Hiệp định Tự do Thương mại Asean - Ấn Độ ”.

Mục tiêu xuất khẩu 8 tỷ USD thủy sản vào năm 2020

7-6-2011

Theo Chương trình xuất khẩu thuỷ sản đến năm 2015 và định hướng đến 2020 đang được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn dự thảo, 10 năm nữa, xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam có thể đạt kim ngạch 8 tỷ USD.

Nhập khẩu đường: Sư nói sư phải, vãi nói vãi hay

6-6-2011

Trong khi theo Bộ Công Thương, việc cấp hạn ngạch nhập khẩu đường thời gian qua không ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, tiêu thụ đường trong nước thì Hiệp hội Mía đường Việt Nam lại có quan điểm khác.

Đến lượt doanh nghiệp gạo cũng "kêu khổ"

6-6-2011

Theo Nghị định 109 của Chính phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo, từ 1-10, thương nhân không có giấy chứng nhận đủ điều kiện sẽ không được hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo trực tiếp mà chỉ được tham gia cung ứng gạo xuất khẩu. Để đáp ứng quy định, hiện các doanh nghiệp kinh doanh ngành hàng này đang chạy nước rút đầu tư kho chứa, nhà máy xay xát.

Nông thôn và nông dân trước lộ trình công nghiệp hóa

6-6-2011

Người trò chuyện với chúng tôi là Tiến sĩ Đặng Kim Sơn – Viện trưởng Viện Chiến lược chính sách phát triển nông nghiệp nông thôn ( Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn), người đã có buổi thuyết trình về công nghiệp hóa ở Hội nghị Ban chấp hành Trung ương hồi tháng 7 năm 2008.

Nhà vườn chôm chôm ở Bến Tre được chứng nhận GlobalGAP

6-6-2011

Ngày 4.6.2011, 36 nhà vườn thuộc tổ liên kết sản xuất chôm chôm ấp Phụng Đức B, xã Phú Phụng, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre nhận chứng nhận sản xuất chôm chôm đạt tiêu chuẩn GlobalGAP (thực hành sản xuất nông nghiệp tốt toàn cầu) cho diện tích 28ha.