ĐỐI THOẠI CHÍNH SÁCH

Xuất khẩu thủy sản: Đối mặt với rào cản về thuế

Ngày đăng: 21 | 06 | 2011

Việt Nam đang chịu nhiều cáo buộc phi lý về an toàn thực phẩm, ô nhiễm môi trường và còn bị các nhà bán lẻ định vị là loại cá giá rẻ.

Xuất khẩu thủy sản năm 2011 được dự báo khá tươi sáng cả về thị trường lẫn giá cả, song các doanh nghiệp vẫn lo đối phó với các hàng rào thuế quan và phi thuế quan từ các thị trường nhập khẩu.
Kết quả xuất khẩu đáng mừng
Trong 5 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước đạt 2,1 tỷ USD, tăng hơn 29% so với cùng kỳ năm ngoái. Dự kiến, trong 2 tháng 6 - 7, kim ngạch xuất khẩu thủy sản bình quân đạt mức 500 triệu USD/tháng.
Ông Trương Đình Hoè, Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP) cho biết, nhu cầu tiêu thụ thuỷ sản tại thị trường Liên minh châu Âu (EU), Mỹ và Nhật Bản tiếp tục tăng. Giá thuỷ sản xuất khẩu cũng có tăng khoảng gần 10%.
Trong số các mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu, cá tra có tốc độ tăng trưởng kim ngạch mạnh nhất. Mục tiêu đặt ra cho kim ngạch xuất khẩu cá tra năm nay là 1 tỷ USD, nhưng nhiều khả năng có thể đạt tới 1,5 tỷ USD. Bởi chỉ trong 6 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu cá tra đã đạt khoảng 700 triệu USD. Xuất khẩu cá tra sang nhiều thị trường như Nga, Mỹ, Brazil… tăng mạnh
Ông Dương Ngọc Minh, Chủ tịch Ủy ban Cá nước ngọt (thuộc VASEP) khẳng định, thị trường xuất khẩu cá tra rất khả quan. Nhu cầu nhập khẩu của các thị trường rất lớn, song điều DN lo ngại nhất hiện nay là không có nguyên liệu để bán.
Trước thắng lợi ở hầu hết thị trường, ngành thủy sản đặt ra mục tiêu đến năm 2015 xuất khẩu thủy sản đạt 6,7 tỷ USD, giữ vững 3 thị trường trụ cột là EU, Nhật Bản và Mỹ. Đồng thời, phát triển mạnh các thị trường khác như Đông Âu, ASEAN, Nam Âu, Trung Đông, Nam Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Australia…
Lại nảy sinh rào cản: bán phá giá, dư lượng kháng sinh
Tuy nhiên, TS. Nguyễn Tri Khiêm, Trường Đại học An Giang cảnh báo, tăng trưởng nhanh, mở rộng thị trường đồng nghĩa với tăng rủi ro xuất khẩu, các hàng rào thuế quan và phi thuế quan sẽ nhiều hơn. Một minh chứng khá rõ ràng là cá tra Việt Nam đang chịu nhiều cáo buộc phi lý về an toàn thực phẩm, ô nhiễm môi trường và còn bị các nhà bán lẻ định vị là loại cá giá rẻ.
Bên cạnh đó, cá tra còn đứng trước nguy cơ bị áp thuế chống bán phá giá lên tới 35% ở thị trường Brazil do các nhà sản xuất cá rô phi ở nước này cho rằng, cá tra nhập khẩu đang gây khó khăn cho sản xuất cá rô phi ở nước này. Tháng 4 vừa qua, Brazil cũng đã đưa ra nhiều thủ tục nhập khẩu mới, khắt khe hơn nhằm hạn chế lượng cá tra nhập khẩu từ Việt Nam.
Với mặt hàng tôm, hiện Việt Nam đang phát triển mạnh xuất khẩu tôm thẻ chân trắng. Trong 6 tháng đầu năm nay, lần đầu tiên, tôm thẻ chân trắng có kim ngạch xuất khẩu ngang bằng với tôm sú. Tuy nhiên, Việt Nam hiện mới chỉ kiểm soát được 30% lượng giống tôm sú nhập khẩu và đây là loại tôm dễ bị dịch bệnh.
Một vấn đề nan giải khác đang làm đau đầu các DN xuất khẩu thủy sản, đó là việc một số thị trường đang thắt chặt kiểm soát dư lượng kháng sinh trong thuỷ sản. Kể từ ngày 9/6/2011, Nhật Bản đã chính thức tăng tần suất kiểm tra dư lượng enrofloxacin lên mức 100% với các lô tôm nhập khẩu từ Việt Nam.
Cuối năm 2010, các DN xuất khẩu tôm cũng kêu ca việc Nhật Bản kiểm tra hoạt chất Trifluralin ở 100% lô hàng. Các DN xuất khẩu cho rằng, dư lượng kháng sinh có trong thủy sản xuất khẩu là do khâu nuôi trồng, chứ không phải do chế biến. Vì vậy, nếu Nhà nước không có biện pháp quản lý chặt chẽ kháng sinh thì nguy cơ mất thị trường là có thật.
Dư lượng hóa chất kháng sinh còn là vấn đề lâu dài mà các DN xuất khẩu thủy sản phải đối mặt. Còn nhớ, năm 2006, hàng loạt DN xuất khẩu thủy sản cũng điêu đứng khi hàng loạt lô hàng bị trả về do nhiễm Chloramphenicol. Sau sự cố này, công tác kiểm tra Chloramphenicol được siết chặt. Tuy nhiên, hiện việc kiểm tra dư lượng chất kháng sinh lại đang bị sao nhãng, khiến nhiều DN xuất khẩu thuỷ sản thấp thỏm lo ngại.
Ông Trần Văn Dũng, Giám đốc Công ty cổ phần Chế biến xuất nhập khẩu thủy sản Bà Rịa – Vũng Tàu cho biết, hiện nguồn nguyên liệu mực, bạch tuộc đang thiếu trầm trọng và xuất hiện nhiều lô hàng nhiễm Chloramphenicol do cơ quan quản lý lơi lỏng kiểm tra.
Trước tình trạng này, ông Nguyễn Hữu Dũng, Phó chủ tịch VASEP cho rằng, kiểm soát dư lượng kháng sinh nằm ngoài khả năng của DN và để chấn chỉnh tình trạng này, Nhà nước cần thay đổi quy trình quản lý thuốc dùng trong thủy sản.
AGROINFO – Theo Cafef.cn

NỘI DUNG KHÁC

Công nghiệp cá tra: Đi xa, càng cần tay lái vững

21-6-2011

Theo một dự báo mới đây của Trung tâm Nghiên cứu và Phân tích dữ liệu tài chính (GAFIN), kim ngạch xuất khẩu cá tra của Việt Nam năm 2015 có thể vượt 2,5 tỉ USD, và đến 2020 sẽ đạt 3,6 tỉ USD.

Indonesia tăng nhập thực phẩm, đồ uống Việt Nam

21-6-2011

Hiệp hội Thực phẩm và Đồ uống Indonesia (Gapmmi) cho biết thực phẩm và đồ uống nhập khẩu từ các nước thành viên ASEAN vào Indonesia đang tiếp tục tăng trong những tháng gần đây, nhờ các hàng rào thuế quan được dỡ bỏ theo Hiệp định thương mại tự do khu vực (AFTA), cho phép hàng ngoại nhập cạnh tranh tốt hơn với hàng sản xuất trong nước.

Nền nông nghiệp Việt Nam vươn lên ứng phó có hiệu quả với nguy cơ biến đổi khí hậu toàn cầu

21-6-2011

Là quà tặng thiêng liêng nhất của người mẹ thiên nhiên giành cho loài người, trái đất của chúng ta đã trở thành một cỗ máy sống khổng lồ, cực kỳ thông minh và hoàn hảo, được vận hành theo cơ chế tự làm sạch, tự cân đối phục vụ tối đa lợi ích của con người. Rất tiếc là con người với tư cách là chủ nhân của trái đất, đã có những hành vi xử sự trái quy luật, phá vỡ cơ chế tự làm sạch, tự cân đối của trái đất, tạo nên nguy có hủy hoại cỗ máy sống tuyệt vời đã tạo ra nền văn minh cho chính mình. Bởi vậy, loài người phải tự điều chỉnh mọi hành vi của bản thân, tự phát kiềm chế tốc độ gia tăng dân số, điều chỉnh mô hình phát triển.

"Anh cả" về chăn nuôi trang trại cũng... bí!

20-6-2011

Dù có tới 50% tổng đàn chăn nuôi là trang trại tập trung (trong số tổng đàn heo 1,2 triệu con, gà 9 triệu con) - đi đầu cả nước về quy hoạch phát triển chăn nuôi quy mô lớn. Thế nhưng mấy năm nay, Đồng Nai vẫn rơi vào thế bí trong việc nâng tỷ lệ trang trại, giảm chăn nuôi nhỏ lẻ và tạo sự phát triển bền vững trong chăn nuôi.

Xuất khẩu gạo: Nhiều doanh nghiệp có thể bị loại

20-6-2011

Chiếu theo Nghị định 109, có quá nhiều doanh nghiệp tham gia vào xuất khẩu gạo không đủ năng lực.

Nhiều chính sách cần Hội ND tham gia hoạch định

20-6-2011

Ngày 16.6, tại Hà Nội, T.Ư Hội NDVN và Quỹ Phát triển nông nghiệp Quốc tế tại VN tổ chức hội thảo tập huấn vận động chính sách. NTNN phỏng vấn TS, luật sư Hoàng Ngọc Giao - Viện trưởng Viện Chính sách, Pháp luật và Phát triển, giảng viên lớp tập huấn về vai trò của Hội ND trong vận động chính sách.

DN xuất khẩu tôm muốn "buông tay" thị trường Nhật

16-6-2011

Hàng loạt DN xuất khẩu tôm sang thị trường Nhật đang kêu cứu tới cơ quan chức năng rằng, nếu không kiểm soát được từ khâu nuôi thì nguy cơ họ “buông tay” với thị trường Nhật là hiển hiện.

Các doanh nghiệp đang dần tự chủ nguyên liệu xuất khẩu cá tra

16-6-2011

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (Vasep) vừa công bố kết quả khảo sát của đơn vị này tại 43 nhà máy chế biến, xuất khẩu cá tra. Kết quả khảo sát cho thấy, 15% doanh nghiệp đã chủ động 100% nguồn nguyên liệu cho sản xuất; 41% chủ động được từ 60-80% nguyên liệu…

“Đầu tư cho nghề cá phải đặt lên hàng đầu”

16-6-2011

Đó là ý kiến của Tiến sỹ Chu Hồi- Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo (Bộ TN-MT) khi trao đổi với NNVN về chiến lược khai thác kinh tế biển của Việt Nam hiện nay.

Khi hạt điều mới chỉ được ưu tiên cho xuất khẩu

15-6-2011

Tuy Việt Nam đứng đầu thế giới về xuất khẩu hạt điều nhưng mức tiêu thụ trong nước lại chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Đây là một nội dung được nhiều doanh nghiệp trong ngành quan tâm trong khuôn khổ Hội nghị khách hàng điều quốc tế do Hiệp hội điều Việt Nam (Vinacas) tổ chức tại Tp.HCM từ ngày 10-12/6/ vừa qua.

Mở rộng vùng sản xuất chôm chôm xuất sang Hoa Kỳ

15-6-2011

Quả chôm chôm là loại trái cây tươi thứ hai của Việt Nam được xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ, sau thanh long (từ cuối năm 2008).

Khai thác thông tin trên bảng hỗ trợ xuất khẩu của Uỷ ban châu Âu

15-6-2011

Trả lời câu hỏi của doanh nghiệp “cách nào nắm bắt thông tin cập nhật và đầy đủ về thị trường của 27 nước thành viên EU?”, ông Lê Kỳ Anh, chuyên viên kinh tế và thương mại của phái đoàn EU tại Việt Nam đề nghị doanh nghiệp nên khai thác thông tin trên bảng hỗ trợ xuất khẩu (Export Help Desk).