ĐỐI THOẠI CHÍNH SÁCH

Doanh nghiệp quay quắt vì thiếu nguyên liệu hải sản

Ngày đăng: 24 | 06 | 2011

Từ đầu năm đến nay, đã có đến 147 doanh nghiệp Việt Nam ngừng xuất khẩu hải sản.

Một trong những nguyên nhân là do tình trạng thiếu hụt nguyên liệu. Bài toán đối với doanh nghiệp không còn là tìm thị trường tiêu thụ, mà là tìm đủ nguyên liệu để sản xuất.

Theo số liệu của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), 5 tháng đầu năm nay, xuất khẩu hải sản đạt trên 180 ngàn tấn với kim ngạch khoảng 735 triệu USD. Hải sản Việt Nam đã có mặt ở 106 thị trường. Tuy nhiên, đáng chú ý là hiện chỉ còn 646 doanh nghiệp xuất khẩu hải sản, giảm 147 so với năm 2010 (793 doanh nghiệp).

Bà Nguyễn Thị Thu Sắc, Phó chủ tịch VASEP cho rằng, việc thiếu nguyên liệu năm nay do tác động của nhiều yếu tố. Thứ nhất, nguyên liệu tại nhiều vùng đánh bắt có dấu hiệu cạn kiệt do hậu quả từ việc đánh bắt vô tổ chức, không thể bảo quản.

Thứ hai, khí hậu thay đổi đã ảnh hưởng đến sản lượng, mùa vụ. Năm nay mùa đánh bắt đã đến chậm hơn mọi năm một tháng. 

Thứ ba, nhiều tàu không ra khơi đánh bắt do chi phí xăng dầu tăng, an toàn trên biển không đảm bảo, do ảnh hưởng từ việc cấm biển của Trung Quốc. 

Thứ tư là tình trạng cạnh tranh trong thu mua nguyên liệu. Hiện nhiều thương nhân Trung Quốc rải đều khắp để mua nguyên liệu ở các cảng và chợ đầu mối. Ông Nguyễn Điển, Giám đốc Công ty Cổ phần Procimex (Đà Nẵng) cho biết, tuy đã nâng giá cao hơn mức giá từ phía thương nhân Trung Quốc, nhưng vẫn không mua đủ nguyên liệu. 

Ông Phạm Xuân Nam, Giám đốc Công ty cổ phần Đại Thuận (Nha Trang), nói lượng nguyên liệu mà doanh nghiệp này thu mua được chỉ đáp ứng khoảng 30% công suất chế biến. Giá nguyên liệu cứ theo đà tăng do tác động từ các yếu tố trên trong khi đầu ra không thể tăng nhiều khiến doanh nghiệp lao đao. Nếu họ không mua nguyên liệu thì không thể hoạt động, còn xuất khẩu với giá cao thì khách hàng không mua.

Hiện chưa có số liệu đánh giá nguồn lợi, trữ lượng của các loài có giá trị kinh tế và xuất khẩu để ngư dân hoặc doanh nghiệp có chiến lược rõ ràng cho việc kinh doanh của mình. Do đó, khi khan hiếm nguyên liệu, “có doanh nghiệp lo ngại nguyên liệu sẽ cạn kiệt, nên khi có nguyên liệu là cứ mua vào mà không tính toán lời lỗ”, bà Sắc cảnh báo. 

Bà cũng cho biết, Indonesia đã thực hiện lệnh cấm xuất khẩu nguyên liệu hải sản trong nước, Việt Nam nên nghĩ tới phương án này để giữ nguồn nguyên liệu trong nước. Về lâu dài, theo bà Sắc, việc giải quyết bài toán nguyên liệu cần sự góp sức xuyên suốt từ ban ngành nhà nước đến các nậu vựa, ngư dân. 

Theo đó, Ủy ban Hải sản thuộc VASEP kiến nghị Nhà nước có đề án và đầu tư cụ thể trong việc phát triển các chương trình tạo nguồn nguyên liệu hải sản cho các doanh nghiệp (nuôi biển, hợp tác nhập khẩu nguyên liệu với nước ngoài...). Đồng thời có đề án đánh giá và công bố trữ lượng các loài có giá trị xuất khẩu. Mặt khác, cần hỗ trợ cho ngư dân nhiều hơn để họ bám biển, duy trì sản lượng nguyên liệu cho xuất khẩu. 

Bên cạnh khó khăn về nguyên liệu, một vấn đề khác được các doanh nghiệp trong ngành quan tâm trong hội nghị doanh nghiệp xuất khẩu hải sản mới đây là vấn đề dùng kháng sinh bị cấm Chloramphenicol trong bảo quản nguyên liệu trên các tàu cá. Sau thời gian tạm lắng, cho đến nay do việc quản lý dần lơi lỏng, vấn đề này lại tái diễn và có dấu hiệu nghiêm trọng. Hiện tại, phía Nhật, Mỹ, Đức, Ý cũng đã gửi cảnh báo. 

Theo Ủy ban Hải sản, vấn đề cảnh báo nhập khẩu các lô hàng nhiễm kháng sinh này đang nóng trở lại, với nguy cơ bị mất thị phần cũng như uy tín từ các thị trường truyền thống. 

Ủy ban Hải sản đã kiến nghị Nhà nước kiểm soát việc phân phối chất Chloramphenicol. Đồng thời, theo bà Sắc, nếu Nhà nước có chính sách hỗ trợ tàu thuyền trang bị hệ thống bảo quản nguyên liệu trên tàu sẽ góp phần giải quyết vấn đề này. Bởi nếu tàu tốt, nguyên liệu được bảo quản tốt (thay vì trước đây phải đến 50-60% nguyên liệu bị bỏ đi), ngư dân sẽ thay đổi ý thức.
Theo Vneconomy
 

NỘI DUNG KHÁC

Hàng loạt DNXK gạo sẽ bị "bật bãi"

24-6-2011

Bắt đầu từ 1/10/2011, các DN được xuất khẩu gạo bắt buộc phải có giấy chứng nhận đủ điều kiện xuất khẩu gạo. Đến thời điểm này, số DN đã có giấy chứng nhận mới chỉ đếm trên đầu ngón tay.

Xuất khẩu thủy sản vừa thừa vừa thiếu nguyên liệu

24-6-2011

Sáng 23/06, Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (Vasep) chính thức công bố Hội chợ Triển lãm quốc tế Thủy sản Việt Nam 2011 (Vietfish 2011), diễn ra từ ngày 28 – 30/6 tại TP. Hồ Chí Minh, đồng thời công bố giá sàn cá tra xuất khẩu 6 tháng cuối năm 2011.

Tăng cường năng lực của cơ quan nhà nước trong việc hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa

23-6-2011

Năng lực và mạng lưới các cơ quan nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) sẽ được đẩy mạnh thông qua Dự án Tăng cường năng lực cơ quan nhà nước hỗ trợ DNNVV, vừa được ký sáng 21/6 tại Hà Nội, giữa Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) và Cục Phát triển Doanh nghiệp - Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Việt Nam sẽ xuất khẩu 50.000 tấn gạo sang Xi-ê-ra Lê-ôn

23-6-2011

Ngày 21/6, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng và Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp Sierra Leone (Xi-ê-ra Lê-ôn), ngài Richard Konteh đã ký kết bản ghi nhớ xuất khẩu 50.000 tấn gạo trong tổng số 100.000 tấn thuộc giai đoạn 2011-2015.

Xuất khẩu thủy sản: Đối mặt với rào cản về thuế

21-6-2011

Việt Nam đang chịu nhiều cáo buộc phi lý về an toàn thực phẩm, ô nhiễm môi trường và còn bị các nhà bán lẻ định vị là loại cá giá rẻ.

Công nghiệp cá tra: Đi xa, càng cần tay lái vững

21-6-2011

Theo một dự báo mới đây của Trung tâm Nghiên cứu và Phân tích dữ liệu tài chính (GAFIN), kim ngạch xuất khẩu cá tra của Việt Nam năm 2015 có thể vượt 2,5 tỉ USD, và đến 2020 sẽ đạt 3,6 tỉ USD.

Indonesia tăng nhập thực phẩm, đồ uống Việt Nam

21-6-2011

Hiệp hội Thực phẩm và Đồ uống Indonesia (Gapmmi) cho biết thực phẩm và đồ uống nhập khẩu từ các nước thành viên ASEAN vào Indonesia đang tiếp tục tăng trong những tháng gần đây, nhờ các hàng rào thuế quan được dỡ bỏ theo Hiệp định thương mại tự do khu vực (AFTA), cho phép hàng ngoại nhập cạnh tranh tốt hơn với hàng sản xuất trong nước.

Nền nông nghiệp Việt Nam vươn lên ứng phó có hiệu quả với nguy cơ biến đổi khí hậu toàn cầu

21-6-2011

Là quà tặng thiêng liêng nhất của người mẹ thiên nhiên giành cho loài người, trái đất của chúng ta đã trở thành một cỗ máy sống khổng lồ, cực kỳ thông minh và hoàn hảo, được vận hành theo cơ chế tự làm sạch, tự cân đối phục vụ tối đa lợi ích của con người. Rất tiếc là con người với tư cách là chủ nhân của trái đất, đã có những hành vi xử sự trái quy luật, phá vỡ cơ chế tự làm sạch, tự cân đối của trái đất, tạo nên nguy có hủy hoại cỗ máy sống tuyệt vời đã tạo ra nền văn minh cho chính mình. Bởi vậy, loài người phải tự điều chỉnh mọi hành vi của bản thân, tự phát kiềm chế tốc độ gia tăng dân số, điều chỉnh mô hình phát triển.

"Anh cả" về chăn nuôi trang trại cũng... bí!

20-6-2011

Dù có tới 50% tổng đàn chăn nuôi là trang trại tập trung (trong số tổng đàn heo 1,2 triệu con, gà 9 triệu con) - đi đầu cả nước về quy hoạch phát triển chăn nuôi quy mô lớn. Thế nhưng mấy năm nay, Đồng Nai vẫn rơi vào thế bí trong việc nâng tỷ lệ trang trại, giảm chăn nuôi nhỏ lẻ và tạo sự phát triển bền vững trong chăn nuôi.

Xuất khẩu gạo: Nhiều doanh nghiệp có thể bị loại

20-6-2011

Chiếu theo Nghị định 109, có quá nhiều doanh nghiệp tham gia vào xuất khẩu gạo không đủ năng lực.

Nhiều chính sách cần Hội ND tham gia hoạch định

20-6-2011

Ngày 16.6, tại Hà Nội, T.Ư Hội NDVN và Quỹ Phát triển nông nghiệp Quốc tế tại VN tổ chức hội thảo tập huấn vận động chính sách. NTNN phỏng vấn TS, luật sư Hoàng Ngọc Giao - Viện trưởng Viện Chính sách, Pháp luật và Phát triển, giảng viên lớp tập huấn về vai trò của Hội ND trong vận động chính sách.

DN xuất khẩu tôm muốn "buông tay" thị trường Nhật

16-6-2011

Hàng loạt DN xuất khẩu tôm sang thị trường Nhật đang kêu cứu tới cơ quan chức năng rằng, nếu không kiểm soát được từ khâu nuôi thì nguy cơ họ “buông tay” với thị trường Nhật là hiển hiện.