ĐỐI THOẠI CHÍNH SÁCH

Xuất khẩu trái cây sấy khô: Yếu ở nguyên liệu

Ngày đăng: 28 | 06 | 2011

Nếu quy hoạch tốt vùng nguyên liệu mít và chuối phục vụ ngành công nghiệp chế biến trái cây khô xuất khẩu (XK) thì nhiều gia đình ở Nam Bộ có thể giàu lên nhờ hai loại cây trồng truyền thống này. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp (DN) chuyên chế biến trái cây khô XK cho rằng, hiện nay các loại cây trồng trên chưa được đầu tư thoả đáng.

 
Chế biến chuối XK tại Cty TNHH M.T (Mỹ Tho-Tiền Giang)
Cung chưa đủ cầu
Theo ông Nguyễn Lâm Viên, Tổng giám đốc Công ty Vinamit, vùng nguyên liệu của công ty có thể tự chủ được trên 50% nguyên liệu. Hiện, nhà máy của Vinamit ở Bình Dương có công suất chế biến 6.000 tấn sản phẩm/năm. Sắp tới, công ty sẽ xây dựng thêm nhà máy ở Đắk Lắk (công suất 10.000 tấn/năm) và dự kiến xây dựng một nhà máy tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, công suất 3.000 tấn/năm, nên nhu cầu mít, chuối nguyên liệu là cực kỳ lớn. Ông Viên cho hay, do nguồn cung trong nước không đủ nên năm qua công ty phải nhập thêm 2.000 tấn khoai môn từ Trung Quốc. Vinamit dự kiến nhập mít từ Ấn Độ để có đủ nguyên liệu chế biến.
Ông Đinh Tiên Phong, đại diện Công ty TNHH Long Uyên (Long An) nhận định, nhiều mặt hàng quả chế biến sấy khô đang được ưa chuộng tại Trung Quốc. Ông Phong dự báo, trong các tháng tới, nhu cầu sản phẩm loại này sẽ còn tăng mạnh, vì thế các DN sản xuất, kinh doanh, chế biến trái cây XK sẽ liên tục đẩy mạnh thu mua với số lượng lớn. Do chưa chủ động được vùng nguyên liệu nên nhiều DN vẫn phải chịu cảnh "ăn đong", khi vào vụ cao điểm thường phải nhập nguyên liệu với giá khá cao.
Phân tích nguyên nhân tại sao mít, chuối, khoai môn… những loại cây dễ trồng ở Việt Nam nhưng các DN không tích cực mở rộng vùng nguyên liệu, theo ông Viên, lý do chính là vì chúng ta thiếu những giống cây có chất lượng, năng suất cao. Chất lượng trái cây không đồng đều, sản lượng bấp bênh nên rất khó đưa vào sản xuất lớn. Chưa kể, dù đã rất cố gắng nhưng mối liên kết giữa doanh nghiệp và người dân vẫn còn lỏng lẻo do thói quen canh tác và buôn bán qua thương lái. Một lượng lớn nông sản chế biến của Vinamit vẫn phải mua qua thương lái dù công ty đã đặt trạm thu mua tại địa phương.
Nhu cầu sẽ tăng mạnh
Theo báo cáo của các DN, trong vòng vài năm trở lại đây, việc XK các mặt hàng hoa, quả sấy khô có mức tăng trưởng khá mạnh. Các thị trường như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Hoa Kỳ và EU rất ưa chuộng trái cây sấy khô của Việt Nam. Một số sản phẩm mang thương hiệu Vinamit, Deltafood đã có mặt ở các siêu thị của Trung Quốc và nhiều nước châu Âu. Tính đến hết tháng 5/2011, kim ngạch XK các mặt hàng rau quả tươi và chế biến của cả nước đạt 221,4 triệu USD. Trong đó các nhóm hàng trái cây sấy khô như mít, dứa, chuối và bí ngô thái lát đóng góp đáng kể do giá trị XK cao hơn nhiều so với trái cây tươi.
Ông Nguyễn Văn Kỳ, Tổng thư ký Hiệp hội Trái cây Việt Nam (Vinafruit) cho hay, do nhu cầu tiêu thụ tại các thị trường Nhật Bản, Trung Quốc, Indonesia tăng mạnh, nên có thể giá trị kim ngạch XK rau, hoa, quả trong năm 2011 sẽ đạt từ 500 - 510 triệu USD và 1,2 tỷ USD vào năm 2020. Theo ông Kỳ, thời gian tới, các mặt hàng như trái cây đóng hộp, trái cây sấy khô, khoai lang sấy khô và dưa chuột đóng hộp vẫn là những mặt hàng XK chủ lực của Việt Nam. Ngoài ra, một số loại trái cây như thanh long, bưởi, nhãn, sầu riêng, hồng xiêm, rau tươi và sấy khô cũng là những mặt hàng đạt mức tăng trưởng tốt.
Tuy nhiên, theo ông Phan Huy Thông, Phó cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và PTNT), việc bảo quản và chế biến hoa quả tươi cũng như sấy khô để XK còn nhiều hạn chế. Có tới 90% lượng hoa quả sau khi thu hoạch được tiêu thụ bằng hình thức bán tươi bởi kỹ thuật bảo quản lạc hậu. Các tỉnh trồng vải thiều ở phía Bắc thường xuyên phải đối mặt với cảnh "được mùa mất giá" do đặc điểm của cây vải là chín tập trung và thời gian thu hoạch rộ rất ngắn (chỉ 20 ngày). "Với công nghệ chế biến như hiện nay thì khi rộ vụ, các nhà máy chế biến trái cây sấy khô, trái cây đóng hộp có làm việc 2- 3 ca/ngày cũng chỉ tiêu thụ được một phần nhỏ sản lượng trái cây cho nông dân", ông Thông cho biết.
Nhiều doanh nghiệp đang rất quan tâm đến trái cây của Việt Nam, tuy nhiên, để có thể biến thế mạnh đó thành những hợp đồng số lượng lớn và ổn định thì các DN cần phải có những chiến lược dài hơi. Đặc biệt, cần xây dựng một thương hiệu vững mạnh, có quy trình sản xuất, chế biến nghiêm ngặt để rau, quả mang thương hiệu Việt không chỉ đẹp về mẫu mã mà còn đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng.
Năm 2011, Vinamit sẽ cần khoảng 132.000 tấn mít, 21.500 tấn chuối, 8.000 tấn khoai lang, 6.000 tấn khoai môn và 6.000 tấn dứa… Do vậy người nông dân và chủ trang trại có thể tham gia và ký hợp đồng cung ứng. Dự kiến với 5 nhóm sản phẩm này DN sẽ đầu tư khoảng 400 tỷ đồng - ông Nguyễn Lâm Viên cho biết.
 
Theo Báo Kinh tế nông thôn

Nguồn:http://kinhtenongthon.com.vn/Story/kinhte-thitruong/2011/6/28938.html

NỘI DUNG KHÁC

Xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ tăng trưởng 22,4% trong 5 tháng đầu năm

27-6-2011

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, trong 5 tháng đầu năm 2011, mặc dù kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Mỹ tăng trưởng 22,4% so với cùng kỳ năm trước song vẫn thấp hơn mức tăng chung của kim ngạch xuất khẩu cả nước là 32%.

Đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn: Còn thiếu cú hích cho doanh nghiệp

27-6-2011

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 84 về một số chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Các chính sách này liệu có tạo ra sức hút lớn đối với doanh nghiệp vào lĩnh vực được cho là chưa thực sự hấp dẫn này?

Xuất khẩu sắn vượt năm 2010

27-6-2011

6 tháng đầu năm 2011, xuất khẩu sắn ước đạt 590 triệu USD, vượt qua tổng giá trị kim ngạch 564,29 triệu USD đạt được của năm ngoái.

Doanh nghiệp quay quắt vì thiếu nguyên liệu hải sản

24-6-2011

Từ đầu năm đến nay, đã có đến 147 doanh nghiệp Việt Nam ngừng xuất khẩu hải sản.

Hàng loạt DNXK gạo sẽ bị "bật bãi"

24-6-2011

Bắt đầu từ 1/10/2011, các DN được xuất khẩu gạo bắt buộc phải có giấy chứng nhận đủ điều kiện xuất khẩu gạo. Đến thời điểm này, số DN đã có giấy chứng nhận mới chỉ đếm trên đầu ngón tay.

Xuất khẩu thủy sản vừa thừa vừa thiếu nguyên liệu

24-6-2011

Sáng 23/06, Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (Vasep) chính thức công bố Hội chợ Triển lãm quốc tế Thủy sản Việt Nam 2011 (Vietfish 2011), diễn ra từ ngày 28 – 30/6 tại TP. Hồ Chí Minh, đồng thời công bố giá sàn cá tra xuất khẩu 6 tháng cuối năm 2011.

Tăng cường năng lực của cơ quan nhà nước trong việc hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa

23-6-2011

Năng lực và mạng lưới các cơ quan nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) sẽ được đẩy mạnh thông qua Dự án Tăng cường năng lực cơ quan nhà nước hỗ trợ DNNVV, vừa được ký sáng 21/6 tại Hà Nội, giữa Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) và Cục Phát triển Doanh nghiệp - Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Việt Nam sẽ xuất khẩu 50.000 tấn gạo sang Xi-ê-ra Lê-ôn

23-6-2011

Ngày 21/6, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng và Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp Sierra Leone (Xi-ê-ra Lê-ôn), ngài Richard Konteh đã ký kết bản ghi nhớ xuất khẩu 50.000 tấn gạo trong tổng số 100.000 tấn thuộc giai đoạn 2011-2015.

Xuất khẩu thủy sản: Đối mặt với rào cản về thuế

21-6-2011

Việt Nam đang chịu nhiều cáo buộc phi lý về an toàn thực phẩm, ô nhiễm môi trường và còn bị các nhà bán lẻ định vị là loại cá giá rẻ.

Công nghiệp cá tra: Đi xa, càng cần tay lái vững

21-6-2011

Theo một dự báo mới đây của Trung tâm Nghiên cứu và Phân tích dữ liệu tài chính (GAFIN), kim ngạch xuất khẩu cá tra của Việt Nam năm 2015 có thể vượt 2,5 tỉ USD, và đến 2020 sẽ đạt 3,6 tỉ USD.

Indonesia tăng nhập thực phẩm, đồ uống Việt Nam

21-6-2011

Hiệp hội Thực phẩm và Đồ uống Indonesia (Gapmmi) cho biết thực phẩm và đồ uống nhập khẩu từ các nước thành viên ASEAN vào Indonesia đang tiếp tục tăng trong những tháng gần đây, nhờ các hàng rào thuế quan được dỡ bỏ theo Hiệp định thương mại tự do khu vực (AFTA), cho phép hàng ngoại nhập cạnh tranh tốt hơn với hàng sản xuất trong nước.

Nền nông nghiệp Việt Nam vươn lên ứng phó có hiệu quả với nguy cơ biến đổi khí hậu toàn cầu

21-6-2011

Là quà tặng thiêng liêng nhất của người mẹ thiên nhiên giành cho loài người, trái đất của chúng ta đã trở thành một cỗ máy sống khổng lồ, cực kỳ thông minh và hoàn hảo, được vận hành theo cơ chế tự làm sạch, tự cân đối phục vụ tối đa lợi ích của con người. Rất tiếc là con người với tư cách là chủ nhân của trái đất, đã có những hành vi xử sự trái quy luật, phá vỡ cơ chế tự làm sạch, tự cân đối của trái đất, tạo nên nguy có hủy hoại cỗ máy sống tuyệt vời đã tạo ra nền văn minh cho chính mình. Bởi vậy, loài người phải tự điều chỉnh mọi hành vi của bản thân, tự phát kiềm chế tốc độ gia tăng dân số, điều chỉnh mô hình phát triển.