ĐỐI THOẠI CHÍNH SÁCH

Nghị định 109 về kinh doanh xuất khẩu gạo: Nhiều doanh nghiệp nhỏ phải “bỏ cuộc chơi”?

Ngày đăng: 05 | 08 | 2011

Từ 1/10/2011, thương nhân không có Giấy chứng nhận không được hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo. Trong khi đó, đến nay mới có 44/200 doanh nghiệp được cấp Giấy đủ điều kiện kinh doanh.

Gỡ hiểu nhầm!
Theo Nghị định 109, mọi thương nhân muốn kinh doanh xuất khẩu gạo phải có ít nhất một kho chuyên dùng với sức chứa tối thiểu 5.000 tấn thóc, phù hợp quy chuẩn chung do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành; Có ít nhất một cơ sở xay, xát thóc, gạo với công suất tối thiểu 10 tấn thóc/giờ, phù hợp quy chuẩn chung do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.
Kho chứa, cơ sở xay, xát quy định tại Điều này phải thuộc sở hữu của thương nhân và phải nằm trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thóc, gạo hàng hóa xuất khẩu hoặc có cảng biển quốc tế có hoạt động xuất khẩu thóc, gạo tại thời điểm thương nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận. Cũng theo Nghị định này, kể từ ngày 1/10/2011, thương nhân không có Giấy chứng nhận không được hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo.
Trong cuộc họp mới đây của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), sự hiểu nhầm của các doanh nghiệp đã được hóa giải. Cụ thể, nhiều doanh nghiệp bực mình với quy định của Bộ NN & PTNT về kho chứa lúa chuyên dùng và cơ sở xay, xát lúa gạo. Các doanh nghiệp hiểu rằng, hệ thống máy xay, xát phải nằm trong hệ thống liên hoàn của một cơ sở chế biến. Bởi vậy, quy định này không sát thực và nếu bố trí tất cả các hệ thống kho, máy đánh bóng, máy xay, xát tập trung một chỗ gây bất lợi trong quy trình sản xuất và bảo quản, ảnh hưởng đến chất lượng gạo.
Theo đại diện Bộ NN & PTNT, đó là sự hiểu nhầm của các doanh nghiệp. Quy định này chỉ nêu rõ sự đồng bộ hóa của mỗi dây chuyền thiết bị và cơ sở hạ tầng riêng biệt như bộ phận phân tích, hệ thống máy xay xát, mặt bằng cơ sở chế biến. Chứ không yêu cầu tất cả các dây chuyền phải quy về một mối và cùng một địa điểm. Vì vậy, Bộ NN & PTNT đã gửi công văn đề nghị Bộ Công Thương có văn bản hướng dẫn cụ thể các điều khoản thuộc quy định này để các DN thực thi một cách chính xác.
Vẫn khó!
Tại cuộc họp giao ban của Bộ Công thương hôm 1/8, ông Huỳnh Minh Huệ - Tổng thư ký VFA nói: “Chỉ còn hai tháng nữa là hết thời hạn cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo cho các doanh nghiệp, song hiện doanh nghiệp đang “rối như tơ vò” vì chưa thể đáp ứng được yêu cầu của Nghị định và của các Bộ”.
Theo ông Huệ, hiện có hơn 200 doanh nghiệp đang tham gia xuất khẩu gạo. Tuy nhiên, đến nay, mới chỉ có 29 doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo. Vậy số doanh nghiệp còn lại vẫn đang có bạn hàng - đầu ra tốt, nhưng chưa thể hoàn thành về mặt thủ tục các yêu cầu như Quyết định 560 ngày 24/3/2011 của Bộ NN & PTNT yêu cầu về thiết bị: “Các cơ sở xay xát thóc gạo phải có bộ phận phân tích, máy sấy công nghiệp, hệ thống máy xay xát, đánh bóng, phân loại, phối trộn và đóng gói. Cụ thể, đối với máy sấy công nghiệp: là loại máy sấy dạng tháp hoặc loại máy sấy vỉ ngang có khả năng xử lý độ ẩm của lúa đạt theo yêu cầu. Đối với hệ thống máy xay xát: Phải có sàng để loại bỏ tạp chất, thiết bị tách vỏ trấu, máy tách vỏ trấu khỏi gạo lức, sàng phân loại thóc gạo, thiết bị xát bóc cám (xát trắng), máy tách sạn đá…” thì tính sao?
Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Thành Biên cho biết: Hiện nay ngoài 29 doanh nghiệp đã được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo, còn 15 bộ hồ sơ của các doanh nghiệp đang được xem xét. Tháng tới, chúng ta sẽ cấp được cho tổng cộng 44 doanh nghiệp. Còn lại các doanh nghiệp đang chưa thể đáp ứng được các yêu cầu của Nghị định 109 và các văn bản hướng dẫn của các Bộ ngành. Vụ xuất nhập khẩu (Bộ Công thương) sẽ tiếp tục làm việc với các Bộ để gỡ khó cho các doanh nghiệp theo hướng: “Yêu cầu Vụ Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương) thống kê các doanh nghiệp bị từ chối cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo. Tuy nhiên, trên thực tế, các doanh nghiệp đã làm hồ sơ, đã đáp ứng được tương đối đầy đủ các quy định của Nghị định 109 và các hướng dẫn của các Bộ, ban, ngành, Bộ Công thương sẽ kiến nghị với các Bộ kịp thời cấp tiếp cho các doanh nghiệp. Chúng ta cần dung hòa để gắn kết các doanh nghiệp thị trường và doanh nghiệp sản xuất, tránh những biến động lớn trong việc kinh doanh lúa gạo, ảnh hưởng tới doanh nghiệp và nông dân”.
Được biết, Bộ NN & PTNT và Bộ Công Thương vẫn thống nhất giữ nguyên thời điểm thực hiện Nghị định 109 là ngày 1/10/2011. Nhằm sắp xếp lại trật tự kinh doanh đồng thời lành mạnh hóa thị trường kinh doanh lúa gạo, tạo sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp. Những quy định về tiêu chuẩn kho chứa, cơ sở chế biến sẽ là cơ hội để những doanh nghiệp có năng lực phát triển, có kế hoạch đầu tư lâu dài tạo được thế mạnh trong kinh doanh lúa gạo đồng thời loại bỏ được những doanh nghiệp nhỏ, làm ăn theo kiểu “chụp giựt”, ép giá người nông dân và làm thao túng thị trường.
Mặt khác, khi Việt Nam gia nhập WTO, các doanh nghiệp nước ngoài cũng được tham gia kinh doanh lúa gạo. Nếu không được chuẩn bị chu đáo về năng lực thì các doanh nghiệp Việt Nam sẽ khó có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài ngay tại sân nhà./.
Theo VOVNEWS

Nguồn:http://vov.vn/Home/Nhieu-doanh-nghiep-nho-phai-bo-cuoc-choi/20118/182194.vov

NỘI DUNG KHÁC

Vì sao DN "chạy làng"?

5-8-2011

Một nền nông nghiệp với nhiều tiềm năng. Hệ thống chính sách ưu đãi thu hút đầu tư vào khu vực cũng không hề ít. Vậy nhưng, càng kêu gọi thì nguồn vốn đầu tư vào khu vực nông nghiệp càng teo dần. Vì sao lại như vậy?

Chỉ còn lại "nhỏ và... siêu nhỏ"

5-8-2011

Hàng loạt những khó khăn về mặt bằng, cơ chế hỗ trợ cũng như nguồn vốn ngân hàng thắt chặt khiến các DN đã, đang có ý định đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp thu hẹp quy mô hoạt động. Thậm chí, có ý kiến cho rằng, hiện chỉ có các DN “nhỏ và siêu nhỏ” mới đầu tư vào khu vực kinh tế này.

Thanh Hóa: NM giấy “thối” trên giấy

5-8-2011

Gần 10 năm nay, cụ Nguyễn Thị Đắc ở thôn 2 xã Châu Lộc, huyện Hậu Lộc (Thanh Hóa) ngày ngày đi chăn bò trên bãi đất hoang rộng 58ha. Nơi đây đã được cấp phép cho xây dựng một NM giấy có quy mô hoành tráng nhất tỉnh Thanh Hóa vào năm 2002. Tiếc thay, sau lễ động thổ, với cờ hoa, xe cộ kéo dài hơn 2km từ QL1A đi vào vị trí xây dựng, cho đến nay nơi đó cũng chỉ là một bãi đất hoang.

Ngành công nghiệp chế biến gỗ tìm cách ứng phó với các rào cản

5-8-2011

Sáng ngày 3/8, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và PTNT phối hợp với Liên minh châu Âu tổ chức Hội thảo Tham vấn Quốc gia với các bên liên quan nhằm chia sẻ thông tin về các yêu cầu của Hiệp định đối tác tự nguyện (FLEGT/VPA). Mục đích của Hội thảo là lấy ý kiến của các nhà hoạch định chính sách, các cơ quan quản lý, doanh nghiệp, hộ trồng rừng, các chuyên gia quốc tế nhằm tìm ra giải pháp để ngành công nghiệp chế biến gỗ có thể thích ứng với các “rào cản”.

Doanh nghiệp đòi nhập muối

14-7-2011

Tại cuộc họp của Bộ NNPTNT, Bộ Công Thương và các doanh nghiệp sử dụng muối làm nguyên liệu sản xuất diễn ra tại Hà Nội chiều qua (13.7), nhiều doanh nghiệp đã đòi được nhập khẩu muối.

Doanh nghiệp Việt thiếu yếu tố cạnh tranh

12-7-2011

Như NTNN đã phản ánh, thời gian gần đây thương nhân Trung Quốc đã đổ xô vào Việt Nam để thu mua theo kiểu “vơ vét” các loại nông sản. Thực tế là vậy, nhưng dường như các doanh nghiệp Việt Nam vẫn bàng quan...

Doanh nghiệp cần liên kết chặt chẽ với nông dân

11-7-2011

Trao đổi với Báo Kinh tế nông thôn về những vấn đề cấp bách đối với chiến lược và giải pháp phát triển rừng bền vững, ông Nguyễn Bá Ngãi, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và PTNT) cho rằng: "Bên cạnh vấn đề tạo cơ chế để doanh nghiệp (DN) hoạt động, chúng ta cần chú ý việc xây dựng mối liên kết giữa DN và các hộ nông dân".

Doanh nghiệp kinh doanh lúa gạo “vướng” Nghị định 109

11-7-2011

Nhiều doanh nghiệp kinh doanh lúa gạo phản ánh về các điều khoản của quyết định 560 của Bộ Nông nghiệp và PTNT, hướng dẫn nghị định 109 các yêu cầu kỹ thuật về kho chứa và chế biến lúa gạo phục vụ cho xuất khẩu.

Chỉ nên để 80 doanh nghiệp làm đầu mối xuất khẩu gạo

11-7-2011

Bộ Công thương đã có văn bản đề nghị Bộ NN-PTNT xem xét và sửa đổi quy chuẩn tạm thời về yêu cầu kỹ thuật kho chứa thóc và cơ sở xay xát thóc gạo phục vụ xuất khẩu.

Khi tôm mắc cạn

30-6-2011

Các doanh nghiệp đã cố gắng 99% không sử dụng kháng sinh, nhưng 1% còn lại nằm ở hộ nuôi cũng đủ gây ra tình trạng tôm có cơ mất đường sang Nhật.

Bộ Tài chính công bố 6 mặt hàng tăng giá: Doanh nghiệp kêu “không tăng không được”

30-6-2011

Kết quả kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về giá tại 21 doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh 7 mặt hàng thiết yếu vừa được Bộ Tài chính công bố cho thấy, chỉ có duy nhất 1 mặt hàng giảm giá.

Ngân hàng "ăn hết" lãi của doanh nghiệp

30-6-2011

Theo phản ánh của nhiều Hiệp hội doanh nghiệp, lãi suất ngân hàng hiện nay đang “ăn hết” lợi nhuận của hầu hết các DN. Để bảo toàn vốn, một số DN phải “co” quy mô lại. Thậm chí, một số DN đã phải bán một phần tài sản cố định để trả nợ hoặc cơ cấu lại nguồn vốn để sản xuất.