ĐỐI THOẠI CHÍNH SÁCH

Ngành công nghiệp chế biến gỗ tìm cách ứng phó với các rào cản

Ngày đăng: 05 | 08 | 2011

Sáng ngày 3/8, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và PTNT phối hợp với Liên minh châu Âu tổ chức Hội thảo Tham vấn Quốc gia với các bên liên quan nhằm chia sẻ thông tin về các yêu cầu của Hiệp định đối tác tự nguyện (FLEGT/VPA). Mục đích của Hội thảo là lấy ý kiến của các nhà hoạch định chính sách, các cơ quan quản lý, doanh nghiệp, hộ trồng rừng, các chuyên gia quốc tế nhằm tìm ra giải pháp để ngành công nghiệp chế biến gỗ có thể thích ứng với các “rào cản”.

Nhà xuất khẩu bị rủi ro cao
Ngành chế biến gỗ của Việt Nam trong thập kỷ qua đã phát triển mạnh mẽ tạo ra nhiều việc làm, cải thiện thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân, góp phần tích cực vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo. Kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ từ năm 2000-2010 của nước ta tăng gấp 10 lần và đạt khoảng 3,44 tỷ USD vào năm 2010; sản phẩm chế biến từ gỗ của Việt Nam đã đến được với nhiều quốc gia trên thế giới.
Đồ gỗ của nước ta đang được xuất ra rất nhiều nước trên thế giới trong đó Hoa Kỳ được coi là thị trường nhập khẩu đồ gỗ lớn chiếm 45%, tiếp đến là EU gần 30%. Tuy nhiên, cả hai thị trường này đang áp dụng những chính sách thương mại mới nhằm hạn chế nạn khai thác gỗ bất hợp pháp. Luật Lacey của Hoa Kỳ đã áp dụng cho đồ gỗ nhập khẩu vào nước này từ ngày 1/4/2010 và quy chế mới của Liên minh châu Âu về tính hợp pháp của gỗ sẽ có hiệu lực vào tháng 3/2013. 

Hiện, Việt Nam đã tham gia vào chương trình FLEG của ASEAN ngay sau tuyên bố Bali năm 2001 về chống khai thác gỗ bất hợp pháp và đang tham gia tích cực vào các sáng kiến của quốc tế như FLEGT châu Á và REDD+ nhằm hạn chế khai thác bất hợp pháp, mất và suy thoái rừng qua đó thúc đẩy quản lý bền vững 16,2 triệu ha đất được quy hoạch cho lâm nghiệp.
Ông Hans Farnhammer, Bí thư thứ nhất Trưởng ban Hợp tác Kinh tế (Phái đoàn EU tại Việt Nam) cho biết, không chỉ có EU xây dựng và đưa ra các biện pháp ngăn chặn việc buôn bán gỗ khai thác trái phép. Hiện, đã có Hoa Kỳ sửa đổi luật Lacey, coi việc sử dụng gỗ bất hợp pháp là một tội ác. Nhật Bản cũng đưa ra chính sách mua sắm công và ngành công nghiệp của mình. Ngoài ra các quốc gia khác như Úc, New Zealand, Thụy Sỹ, Na Uy cũng đang theo đuổi các biện pháp để ngăn chặn buôn bán gỗ và sản phẩm gỗ bất hợp pháp... Điều này đồng nghĩa với việc, các thị trường tiêu thụ đang thay đổi dần trong cách nhập khẩu hàng và Việt Nam cần phải chuẩn bị để thích ứng với điều đó.

Một vấn đề khác cũng đang đặt ra không ít khó khăn cho ngành đó là việc, Việt Nam có 3.400 doanh nghiệp (công suất 200 m3 gỗ tròn thành phẩm/năm) và 600 xưởng sản xuất đồ gỗ xuất khẩu, thu hút khoảng 300.000 lao động, song ngành công nghiệp chế biến gỗ của nước ta lại phụ thuộc quá nhiều vào nguồn gỗ nhập khẩu và nhập khẩu từ nhiều quốc gia nên khó kiểm soát tính hợp pháp trong khi chuỗi cung trong nước tương đối phức tạp. Những điều này đặt ra không ít thách thức, khó khăn cho ngành.
Điều này làm cho Việt Nam trở thành nhà xuất khẩu có bị rủi ro cao trước những thay đổi của thị trường nếu không có biện pháp kiểm soát về nguồn gốc gỗ.
Kế hoạch thích ứng
Theo ông Hans Farnhammer, có 2 vấn đề cần được đặc biệt chú ý trong những tháng tới đây, đầu tiên là quá trình tham vấn đa bên nhằm hỗ trợ xây dựng một mô hình FLEGT; thứ hai là xây dựng hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp. Điều này có nghĩa, một hệ thống để truy xuất và kiểm tra tính hợp pháp của tất cả chuỗi chế biến và sản xuất gỗ/các sản phẩm gỗ (cho mục đích nhập khẩu). Đây là lần đầu tiên EU tiến hành đàm phán VPA với một quốc gia mà vừa là đối tác thương mại và kinh tế quan trọng nhưng cũng là đối tác có ngành công nghiệp chế biến phục thuộc nhiều vào hoạt động nhập khẩu.
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Hứa Đức Nhị cho biết, việc loại trừ nhập khẩu gỗ khai thác bất hợp pháp hoặc gỗ đáng ngờ vào EU, Hoa Kỳ đặt ra không ít thách thức đối với sự tăng trưởng và danh tiếng của ngành chế biến đồ gỗ xuất khẩu của Việt Nam. Ngành chế biến gỗ đang phải đối phó với các vấn đề về hiệu quả, năng suất thấp, môi trường tài chính bất lợi, giờ đây ngành lại phải đảm bảo tính hợp pháp và bền vững của nguồn nguyên liệu gỗ. Trước tình hình đó, Chính phủ đã giao Bộ Nông nghiệp và PTNT chủ trì phối hợp với các bộ, ngành xây dựng và thực hiện kế hoạch thích ứng với những quy định mới của thị trường Hoa Kỳ và Eu một cách toàn diện trong đó có đàm phán Hiệp định Đối tác tự nguyện VPA trong khuôn khổ của Chương trình tăng cường thực thi luật lâm nghiệp, quản trị rừng và thương mại lâm sản (FLEGT) với EU.
Bà Nguyễn Tường Vân, Chánh văn phòng thường trực FLEGT và Lacey đưa ra kế hoạch thích ứng với thay đổi thị trường mà cụ thể là cần phải tăng cường hiểu biết, nhận thức; hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật và thực thi pháp luật; thúc đẩy quá trình cấp chứng chỉ rừng, CoC; xây dựng qui trình chặt chẽ đảm bảo tính hợp pháp của gỗ và đàm phán Hiệp định đối tác tự nguyện (FLEGT/VPA) với EU.
Theo Kinh tế nông thôn

Nguồn:http://kinhtenongthon.com.vn/Story/kinhte-thitruong/2011/8/29540.html

NỘI DUNG KHÁC

Doanh nghiệp đòi nhập muối

14-7-2011

Tại cuộc họp của Bộ NNPTNT, Bộ Công Thương và các doanh nghiệp sử dụng muối làm nguyên liệu sản xuất diễn ra tại Hà Nội chiều qua (13.7), nhiều doanh nghiệp đã đòi được nhập khẩu muối.

Doanh nghiệp Việt thiếu yếu tố cạnh tranh

12-7-2011

Như NTNN đã phản ánh, thời gian gần đây thương nhân Trung Quốc đã đổ xô vào Việt Nam để thu mua theo kiểu “vơ vét” các loại nông sản. Thực tế là vậy, nhưng dường như các doanh nghiệp Việt Nam vẫn bàng quan...

Doanh nghiệp cần liên kết chặt chẽ với nông dân

11-7-2011

Trao đổi với Báo Kinh tế nông thôn về những vấn đề cấp bách đối với chiến lược và giải pháp phát triển rừng bền vững, ông Nguyễn Bá Ngãi, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và PTNT) cho rằng: "Bên cạnh vấn đề tạo cơ chế để doanh nghiệp (DN) hoạt động, chúng ta cần chú ý việc xây dựng mối liên kết giữa DN và các hộ nông dân".

Doanh nghiệp kinh doanh lúa gạo “vướng” Nghị định 109

11-7-2011

Nhiều doanh nghiệp kinh doanh lúa gạo phản ánh về các điều khoản của quyết định 560 của Bộ Nông nghiệp và PTNT, hướng dẫn nghị định 109 các yêu cầu kỹ thuật về kho chứa và chế biến lúa gạo phục vụ cho xuất khẩu.

Chỉ nên để 80 doanh nghiệp làm đầu mối xuất khẩu gạo

11-7-2011

Bộ Công thương đã có văn bản đề nghị Bộ NN-PTNT xem xét và sửa đổi quy chuẩn tạm thời về yêu cầu kỹ thuật kho chứa thóc và cơ sở xay xát thóc gạo phục vụ xuất khẩu.

Khi tôm mắc cạn

30-6-2011

Các doanh nghiệp đã cố gắng 99% không sử dụng kháng sinh, nhưng 1% còn lại nằm ở hộ nuôi cũng đủ gây ra tình trạng tôm có cơ mất đường sang Nhật.

Bộ Tài chính công bố 6 mặt hàng tăng giá: Doanh nghiệp kêu “không tăng không được”

30-6-2011

Kết quả kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về giá tại 21 doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh 7 mặt hàng thiết yếu vừa được Bộ Tài chính công bố cho thấy, chỉ có duy nhất 1 mặt hàng giảm giá.

Ngân hàng "ăn hết" lãi của doanh nghiệp

30-6-2011

Theo phản ánh của nhiều Hiệp hội doanh nghiệp, lãi suất ngân hàng hiện nay đang “ăn hết” lợi nhuận của hầu hết các DN. Để bảo toàn vốn, một số DN phải “co” quy mô lại. Thậm chí, một số DN đã phải bán một phần tài sản cố định để trả nợ hoặc cơ cấu lại nguồn vốn để sản xuất.

Thương nhân Trung Quốc đổ xô tới Vietfish mua thuỷ hải sản

29-6-2011

Một đoàn thương nhân Trung Quốc đến từ 35 công ty có mặt từ rất sớm tại hội chợ triển lãm quốc tế thuỷ sản Việt Nam – Vietfish 2011 (28 – 30.6) tìm mua thuỷ hải sản, lấn át cả các nhà nhập khẩu truyền thống đến từ EU, Mỹ, Nga… Sự xuất hiện với số lượng đông bất ngờ của các thương nhân Trung Quốc khiến nhiều doanh nghiệp Việt Nam cũng lúng túng khi tìm không đủ phiên dịch...

Cơ hội lớn cho xuất khẩu trái cây Việt Nam

28-6-2011

Hàng loạt các thị trường cao cấp, khó tính như Mỹ, Nhật, New Zealand đã đồng ý mở cửa cho trái cây VN xuất khẩu.

6 tháng đầu năm, xuất khẩu gạo đạt hơn 3,5 triệu tấn

28-6-2011

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, 6 tháng đầu năm nay cả nước xuất khẩu hơn 3,5 triệu tấn gạo, trị giá gần 1,7 tỷ USD. Trong đó, từ đầu tháng 6 đến thời điểm này đạt gần 300 nghìn tấn, trị giá hơn 125 triệu USD.

Xuất khẩu trái cây sấy khô: Yếu ở nguyên liệu

28-6-2011

Nếu quy hoạch tốt vùng nguyên liệu mít và chuối phục vụ ngành công nghiệp chế biến trái cây khô xuất khẩu (XK) thì nhiều gia đình ở Nam Bộ có thể giàu lên nhờ hai loại cây trồng truyền thống này. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp (DN) chuyên chế biến trái cây khô XK cho rằng, hiện nay các loại cây trồng trên chưa được đầu tư thoả đáng.