ĐỐI THOẠI CHÍNH SÁCH

Xuất khẩu cà phê: Trăm người bán, vài người mua

Ngày đăng: 30 | 08 | 2011

Từ đầu năm đến nay, kim ngạch xuất khẩu cà phê của ta đã đạt 2 tỉ USD, hoàn thành 2/3 kế hoạch năm.

Tuy nhiên, việc xây dựng thương hiệu cho cà phê Việt Nam vẫn còn nhiều chuyện đáng bàn. Trao đổi với phóng viên xung quanh vấn đề này, ông Lương Văn Tự - Chủ tịch Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam (Vifoca) cho rằng:
Muốn tạo dựng thương hiệu cho cà phê phải đầu tư nhiều cho khâu chế biến chứ lợi nhuận cà phê nhân rất thấp. Trong chiến lược phát triển 15 - 20 năm tới, Vifoca đã kiến nghị Chính phủ đẩy mạnh đầu tư chế biến cà phê. Trong vòng 10 - 15 năm tới, chúng ta phải nâng khâu chế biến lên từ 20 - 25%.
 
- Chúng ta có rất nhiều nhà xuất khẩu cà phê, nhưng có quá ít nhà chế biến. Thực tế này nói lên điều gì, thưa ông?
Hiện Việt Nam mới có 4 doanh nghiệp chế biến cà phê hòa tan. Ngoài ra còn các nhà rang xay nhỏ dùng rất nhiều tên nhưng chỉ phục vụ cho một tỉnh, một thành phố, một số khách hàng riêng. Rõ ràng là các DN vẫn chưa chú trọng khâu phát triển thương hiệu cà phê Việt. Đây là khâu cần thay đổi trong thời gian tới. Đặc biệt, bắt đầu từ 1/1/2012 để hỗ trợ cho chương trình nâng cao thương hiệu và xúc tiến thương mại trong ngành cà phê, Vifoco đang xúc tiến việc đưa Quĩ hỗ trợ xuất khẩu vào hoạt động. Quĩ này cũng đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp trong việc trữ cà phê, hỗ trợ và người trồng nâng cao chất lượng giống cho năng suất tốt.
- Ông có cho rằng cần phải có cơ chế mới để cải thiện hiệu quả sản xuất kinh doanh cà phê?
Cà phê cần phải trở thành mặt hàng kinh doanh có điều kiện như ở một số nước. Nếu cho phát triển tự do quá sẽ dẫn tới thực tế: sản xuất tập trung chỉ chiếm 10% còn lại 90% là cá thể. Điều này khiến việc đầu tư khoa học kỹ thuật và cải thiện khâu chế biến rất khó. Cho nên phải điều chỉnh lại cơ chế sản xuất kinh doanh cà phê. Chúng ta có tới 150 DN xuất khẩu cà phê, chủ yếu bán cà phê cho 20 DN thu mua nước ngoài có đại diện ở Việt Nam, những DN này lại chỉ bán cho 8 nhà rang xay quốc tế. Đây là câu chuyện có nhiều người trồng, nhiều nguời bán, nhưng quá ít người mua nên tự chúng ta làm giá cà phê của mình đi xuống. Indonesia đã rút ra bài học từ câu chuyện này nên họ chỉ có 5 nhà kinh doanh xuất khẩu cà phê. Việt Nam chưa làm ngay được như thế nhưng cũng không nên để có quá nhiều người bán như hiện nay.
- Xin cảm ơn ông!
Theo Kinh tế & Đô thị

NỘI DUNG KHÁC

Thái Lan -Việt Nam bắt tay đưa ra chiến lược giá gạo

30-8-2011

Các nhà XK gạo Thái Lan dự kiến sẽ nhóm họp với các đối tác Việt Nam và Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) vào giữa tháng 9 tới để thảo luận những tác động từ chính sách cho vay thế chấp hỗ trợ nông nghiệp mới của Chính phủ Thái Lan nhằm nâng cao thu nhập của người dân.

Xuất siêu nông sản đạt 6 tỷ USD

30-8-2011

Trong 8 tháng qua, xuất siêu nông, lâm, thủy sản lần đầu tiên đã đạt tới 6 tỷ USD. Nông nghiệp một lần nữa khẳng định là chỗ dựa vững chắc cho nền kinh tế trong bối cảnh lạm phát.

Dự kiến năm 2011 kim ngạch xuất khẩu rau quả đạt khoảng 500 triệu USD

19-8-2011

Theo báo cáo của Vụ Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), dự kiến năm 2011 kim ngạch xuất khẩu rau quả của cả nước sẽ chỉ đạt khoảng 500 triệu USD, tăng 10% so với năm 2010. Tuy nhiên sẽ khó có thể hoàn thành chỉ tiêu đặt ra đối với mặt hàng này trong năm 2011 là 600-700 triệu USD.

Đã có 49/211 doanh nghiệp đủ điều kiện xuất khẩu gạo

17-8-2011

Thị trường xuất khẩu gạo trên thế giới đang sôi động, Việt Nam lại được mùa lúa. Tuy nhiên, việc cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo theo Nghị định 109/2010/NĐ–CP khá chậm, một số địa phương còn lúng túng trong hướng dẫn thi hành.

Không có chuyện thị trường chăn nuôi bị thâu tóm

17-8-2011

Ngày 15/8, công ty cổ phần Chăn Nuôi CP Việt Nam (gọi tắt là CP Việt Nam) đã tổ chức buổi gặp gỡ báo chí để giải thích về việc công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi C.P Pokphand (CPP) (là công ty con của Tập đoàn CP Thái Lan - CP Group Thái Lan có trụ sở tại Hồng Kông - Trung Quốc) giành quyền kiểm soát CP Việt Nam.

Liên kết để không thua trên sân nhà

8-8-2011

Theo dự báo, năm 2011, lượng càphê xuất khẩu của Việt Nam có thể đạt 1,3 triệu tấn cùng mức giá khá cao. Tuy nhiên, với thực tế như hiện nay, có lẽ phần lớn lợi nhuận sẽ rơi vào túi các doanh nghiệp (DN) sử dụng vốn nước ngoài…

Hiệp định FLEGT/VPA: Gỗ Việt Nam vào EU sẽ dễ hơn

8-8-2011

FLEGT/VPA là gì? Tham gia việc cấp Chứng chỉ này các doanh nghiệp được lợi gì?

Xuất khẩu cả năm sẽ đạt trên 90 tỷ USD?

8-8-2011

Với kim ngạch đạt khoảng 8,4 tỷ USD trong tháng 7, triển vọng xuất khẩu cả năm vượt ngưỡng 90 tỷ USD đang được toàn ngành công thương nỗ lực hiện thực hóa. Cán đích ấy sẽ được xem là thành tích thiết thực chào mừng thành công Đại hội Đảng lần thứ XI, Quốc hội khoá XIII và cũng là sự khởi đầu ngoạn mục của kế hoạch ngoại thương giai đoạn 2011-2015.

Đổ bể do liên kết yếu

8-8-2011

Đông Nam bộ (ĐNB) và Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là những vùng nguyên liệu nông-thủy sản dồi dào. Tưởng chừng đây là lợi thế lớn để mời gọi các nhà đầu tư vào cuộc tạo dựng vùng nguyên liệu, NM chế biến. Thế nhưng nhiều năm qua các dự án mời gọi đầu tư vào lĩnh vực này đếm trên đầu ngón tay. Trong khi nhiều DN đã lỡ ngồi “lưng cọp” thì làm ăn lận đận, lỗ lã mãi.

Nghị định 109 về kinh doanh xuất khẩu gạo: Nhiều doanh nghiệp nhỏ phải “bỏ cuộc chơi”?

5-8-2011

Từ 1/10/2011, thương nhân không có Giấy chứng nhận không được hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo. Trong khi đó, đến nay mới có 44/200 doanh nghiệp được cấp Giấy đủ điều kiện kinh doanh.

Vì sao DN "chạy làng"?

5-8-2011

Một nền nông nghiệp với nhiều tiềm năng. Hệ thống chính sách ưu đãi thu hút đầu tư vào khu vực cũng không hề ít. Vậy nhưng, càng kêu gọi thì nguồn vốn đầu tư vào khu vực nông nghiệp càng teo dần. Vì sao lại như vậy?

Chỉ còn lại "nhỏ và... siêu nhỏ"

5-8-2011

Hàng loạt những khó khăn về mặt bằng, cơ chế hỗ trợ cũng như nguồn vốn ngân hàng thắt chặt khiến các DN đã, đang có ý định đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp thu hẹp quy mô hoạt động. Thậm chí, có ý kiến cho rằng, hiện chỉ có các DN “nhỏ và siêu nhỏ” mới đầu tư vào khu vực kinh tế này.