ĐỐI THOẠI CHÍNH SÁCH

Tăng cường quản lý và giám sát tài chính doanh nghiệp

Ngày đăng: 01 | 09 | 2011

Tại thông báo chính thức của Bộ Tài chính về ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng Tài chính Vương Đình Huệ trong buổi làm việc với các Cục, vụ chức năng của Bộ, Bộ trưởng Vương Đình Huệ yêu cầu Cục Tài chính doanh nghiệp tích cực nghiên cứu, chọn lọc những kinh nghiệm quốc tế về quản lý tài chính doanh nghiệp mà Việt Nam có thể áp dụng, đồng thời lắng nghe ý kiến của các nhà quản lý, chuyên gia trong và ngoài nước để có được những bước đột phá trong lĩnh vực này, góp phần tái cấu trúc nền kinh tế, nâng cao hiệu quả chung của nền kinh tế và nâng cao chất lượng tăng trưởng.

Một mặt, Cục Tài chính doanh nghiệp có những giải pháp hỗ trợ cho doanh nghiệp bằng nhiều hình thức (như hỗ trợ về thuế, lãi suất, tín dụng, xây dựng và phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp...), mặt khác, tăng cường hơn nữa công tác quản lý, giám sát phù hợp với tình hình thực tế.
Trong các tháng còn lại của năm 2011 cũng như nhiệm vụ các năm tiếp theo, Cục Tài chính doanh nghiệp tham mưu cho Lãnh đạo Bộ cơ chế, chính sách nhóm các công việc về nghiên cứu xây dựng cơ chế, chính sách tài chính doanh nghiệp, tài chính kinh tế tập thể và hợp tác xã, tài chính phục vụ chuyển đổi sở hữu, sắp xếp đổi mới doanh nghiệp, tài chính đối với hoạt động đầu tư nước ngoài và đầu tư ra nước ngoài, “hậu” cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước. Bên cạnh đó, tập trung vào nhóm các công việc về quản lý tài chính doanh nghiệp Nhà nước, xử lý tài chính doanh nghiệp có vốn Nhà nước, hỗ trợ tài chính đối với doanh nghiệp và tham gia xây dựng chiến lược phát triển các lĩnh vực kinh tế, kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch Ngân sách Nhà nước hàng năm…; đổi mới và chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước, chuyển đơn vị sự nghiệp công lập sang hoạt động theo mô hình doanh nghiệp.
Đối với Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại, Bộ trưởng Vương Đình Huệ yêu cầu tập trung hoàn thành các nhiệm vụ trọng tâm chuẩn bị các báo cáo Bộ Chính trị, Quốc hội thông qua Chiến lược quản lý nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia giai đoạn 2011 - 2020 và tầm nhìn đến 2030. Đồng thời, chủ động xây dựng lộ trình triển khai các đề án để sau khi Chiến lược đã được thông qua để có thể đưa vào triển khai thực hiện ngay. Trước các biến động của chỉ số kinh tế vĩ mô, Cục chủ động theo dõi, phân tích và báo cáo Lãnh đạo Bộ để nghiên cứu báo cáo Chính phủ phương án điều hành quản lý chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ.
Về công tác điều hành ngân sách năm 2011 và xây dựng dự toán ngân sách 2012, Bộ trưởng chỉ đạo Vụ Hành chính sự nghiệp chủ động phối hợp và hướng dẫn xử lý kịp thời các vướng mắc phát sinh liên quan đến sử dụng nguồn kinh phí tiết kiệm chi thường xuyên 10%, sắp xếp lại các khoản chi, mua sắm phương tiện, trang thiết bị để thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/2/2011 của Chính phủ. Việc xây dựng dự toán 2012 cần đặt trong bối cảnh kinh tế, yêu cầu cân đối tài chính chung của ngân sách quốc gia đối với nguồn thu từ lĩnh vực sự nghiệp, cần tính toán tích cực để đáp ứng nhu cầu bổ sung nguồn chi trong dự toán 2012. Đồng thời theo dõi, phối hợp kiểm tra nhằm tăng cường công tác quản lý tài chính đối với các dự án sử dụng nguồn vốn ODA ở các bộ, ngành.
Bộ trưởng Vương Đình Huệ còn yêu cầu Vụ Đầu tư tổng hợp tình hình thực hiện cắt giảm đầu tư công của các Bộ, ngành và địa phương, kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản năm 2011. Bên cạnh đó, theo dõi chặt chẽ, kịp thời tổng hợp, báo cáo tình hình nợ đọng vốn đầu tư xây dựng cơ bản, thực trạng tạm ứng vốn đầu tư và thu hồi tạm ứng vốn đầu tư, chủ động đề xuất các giải pháp nhằm xử lý có hiệu quả nợ đọng vốn đầu tư, từng bước thu hồi dần số vốn đã ứng trước./.
Theo Báo Điện tử Đảng Cộng sản

Nguồn: http://dangcongsan.vn/CPV/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=30065&cn_id=476576

NỘI DUNG KHÁC

Công ty TNHH MTV cao su Hà Tĩnh: Đưa “Vàng trắng” về đất nghèo

1-9-2011

Từ vùng đất cằn cỗi, sau 14 năm cắm rễ, cây Cao su của Công ty TNHHMTV Cao su Hà Tĩnh đã mang lại cơ hội đổi đời cho người dân Hà Tĩnh.

Bác bỏ cáo buộc sai lệch của EIA đối với các doanh nghiệp gỗ Việt Nam

1-9-2011

Chiều 31/8, tại Hà Nội, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam đã lên tiếng bác bỏ những cáo buộc sai lệch của Tổ chức Điều tra môi trường (EIA - một tổ chức phi Chính phủ có trụ sở ở Anh), về việc một số doanh nghiệp của Việt Nam nhập khẩu gỗ trái phép từ Lào để sản xuất và xuất khẩu đồ gỗ sang thị trường Mỹ và EU.

Ngành mía đường, liên kết phải bền vững

31-8-2011

Phải đặt lợi ích của người trồng mía song song với lợi ích của doanh nghiệp mía đường, có như vậy thì ngành mía đường mới phát triển bền vững được. Đó là ý kiến của đa số các đại biểu đại diện cho hội viên của Hiệp hội mía đường Việt Nam trong phiên họp toàn thể hội viên ngày 27/8 tại thành phố Hồ Chí Minh.

Nông sản tăng dần xuất siêu

31-8-2011

Theo dữ liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tình hình xuất siêu nông sản đang có chiều hướng tăng lên.

Hỗ trợ thông tin cho các doanh nghiệp về những thị trường xuất khẩu mới

31-8-2011

Nhằm hỗ trợ thông tin cho các doanh nghiệp về những thị trường mới, dưới sự chỉ đạo của Bộ Công Thương và hỗ trợ từ Dự án thương mại đa biên Việt Nam – EU MUTRAP III, buổi Đối thoại trực tuyến về thị trường Áo, Slovakia và Slovenia trên Cổng thông tin Thị trường nước ngoài www.ttnn.com.vn đã diễn ra ngày 30/8 tại Hà Nội.

Giao dịch hàng hóa qua sàn: Lợi nhuận cao nhưng cần thận trọng

31-8-2011

Đầu tư vào các loại hàng hóa như thép, càphê, cao su… trên sàn giao dịch được coi là lựa chọn tốt trong bối cảnh nhiều kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản… đang trở nên ảm đạm. Tuy lợi nhuận cao nhưng kênh giao dịch này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Thúc đẩy kinh tế tăng trưởng bền vững: Cần tái cấu trúc doanh nghiệp Nhà nước

30-8-2011

Các doanh nghiệp Việt Nam nói chung hiện nay đang phổ biến là qui mô nhỏ, thiếu vốn, công nghệ sản xuất kinh doanh chưa hiện đại, chưa có kinh nghiệm và đào tạo bài bản về quản trị kinh doanh. Muốn tồn tại, và phát triển, tái cấu trúc doanh nghiệp là hết sức cần thiết, trong đó, tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước (DNNN) là một trong những nhiệm vụ cấp bách hiện nay nhằm vượt qua áp lực khủng hoảng, lãi suất cao đang hiện hữu...

Xuất khẩu cà phê: Trăm người bán, vài người mua

30-8-2011

Từ đầu năm đến nay, kim ngạch xuất khẩu cà phê của ta đã đạt 2 tỉ USD, hoàn thành 2/3 kế hoạch năm.

Thái Lan -Việt Nam bắt tay đưa ra chiến lược giá gạo

30-8-2011

Các nhà XK gạo Thái Lan dự kiến sẽ nhóm họp với các đối tác Việt Nam và Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) vào giữa tháng 9 tới để thảo luận những tác động từ chính sách cho vay thế chấp hỗ trợ nông nghiệp mới của Chính phủ Thái Lan nhằm nâng cao thu nhập của người dân.

Xuất siêu nông sản đạt 6 tỷ USD

30-8-2011

Trong 8 tháng qua, xuất siêu nông, lâm, thủy sản lần đầu tiên đã đạt tới 6 tỷ USD. Nông nghiệp một lần nữa khẳng định là chỗ dựa vững chắc cho nền kinh tế trong bối cảnh lạm phát.

Dự kiến năm 2011 kim ngạch xuất khẩu rau quả đạt khoảng 500 triệu USD

19-8-2011

Theo báo cáo của Vụ Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), dự kiến năm 2011 kim ngạch xuất khẩu rau quả của cả nước sẽ chỉ đạt khoảng 500 triệu USD, tăng 10% so với năm 2010. Tuy nhiên sẽ khó có thể hoàn thành chỉ tiêu đặt ra đối với mặt hàng này trong năm 2011 là 600-700 triệu USD.

Đã có 49/211 doanh nghiệp đủ điều kiện xuất khẩu gạo

17-8-2011

Thị trường xuất khẩu gạo trên thế giới đang sôi động, Việt Nam lại được mùa lúa. Tuy nhiên, việc cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo theo Nghị định 109/2010/NĐ–CP khá chậm, một số địa phương còn lúng túng trong hướng dẫn thi hành.