ĐỐI THOẠI CHÍNH SÁCH

Bác bỏ cáo buộc sai lệch của EIA đối với các doanh nghiệp gỗ Việt Nam

Ngày đăng: 01 | 09 | 2011

Chiều 31/8, tại Hà Nội, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam đã lên tiếng bác bỏ những cáo buộc sai lệch của Tổ chức Điều tra môi trường (EIA - một tổ chức phi Chính phủ có trụ sở ở Anh), về việc một số doanh nghiệp của Việt Nam nhập khẩu gỗ trái phép từ Lào để sản xuất và xuất khẩu đồ gỗ sang thị trường Mỹ và EU.

Ông Trần Đức Sinh, Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam khẳng định: Gỗ do các doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu từ Lào có nguồn gốc hợp pháp, được Chính phủ nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào cho phép khai thác theo chỉ tiêu hàng năm, khai thác tận thu từ giải phóng mặt bằng để xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng; được cơ quan thẩm quyền của Lào cấp giấy phép xuất khẩu và chỉ định công ty đối tác. Ngoài ra, trong quá trình thông quan hàng hóa cũng được kiểm tra, giám sát chặt chẽ từ các cơ quan chức năng như Thanh tra Lâm nghiệp, Hải quan của Lào và Việt Nam . 
Theo ông Trần Đức Sinh, các doanh nghiệp Việt Nam không dùng gỗ nhập khẩu từ Lào để sản xuất các sản phẩm gỗ xuất khẩu vào thị trường Mỹ và EU, mà chủ yếu dùng để sản xuất ván sàn, cửa đi, cửa sổ, cầu thang, tủ bếp, gỗ xây dựng cho nhu cầu nội địa. Các sản phẩm gỗ Việt Nam xuất khẩu vào thị trường EU chủ yếu là bàn, ghế ngoài trời và được chế biến từ gỗ rừng trồng, nhập từ nguồn có chứng chỉ của Hội đồng Quản trị Rừng thế giới (FSC). Ngoài ra, các sản phẩm gỗ xuất khẩu vào Mỹ, EU đều được các đối tác nhập khẩu thuê các tổ chức quốc tế thứ 3 giám định độc lập cho từng lô hàng. Do vậy, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam nhận định, các số liệu thông tin điều tra của EIA là sai lệch, bóp méo thông tin, phương pháp điều tra không minh bạch và khoa học, gây tác động có hại về lâu dài đối với các doanh nghiệp xuất khẩu và uy tín của ngành gỗ Việt Nam. 
Đại diện Hội sản xuất và xuất khẩu lâm sản tỉnh Bình Định, ông Trần Lê Huy cũng khẳng định, 3 doanh nghiệp gỗ trên địa bàn tỉnh đều hoạt động hợp pháp, đúng pháp luật và không xuất khẩu gỗ như cáo buộc của EIA. 
Theo báo cáo của Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, lượng gỗ nhập khẩu từ Lào của các doanh nghiệp Việt Nam dao động từ 100.000 – 200.000 m3, chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong khoảng 4 triệu m3 gỗ nhập khẩu hàng năm của Việt Nam. Trong khi đó, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam dự kiến đạt 4 tỷ USD trong năm 2011, Mỹ và EU được đánh giá là thị trường lớn của Việt Nam. 
Trước đó, ngày 28/7/2011, EIA đã ra thông báo cáo buộc Công ty Hợp tác kinh tế Quân khu 4 và 5 doanh nghiệp khác của Việt Nam mua gỗ bất hợp pháp từ Lào và sử dụng nguyên liệu này sản xuất đồ gỗ xuất khẩu sang thị trường Mỹ và EU. Đây là lần thứ 2 (lần đầu vào năm 2008), EIA phát hành báo cáo sai lệch về việc mua bán gỗ giữa Lào và Việt Nam . Ông Nguyễn Tôn Quyền, Tổng Thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam cho biết, Hiệp hội đã có thư bác bỏ các nội dung sai sự thật đối với các doanh nghiệp gỗ Việt Nam và gửi tới tổ chức EIA, Tổng cục Môi trường của EU, đại diện EU tại Hà Nội./.
Theo TTXVN

NỘI DUNG KHÁC

Ngành mía đường, liên kết phải bền vững

31-8-2011

Phải đặt lợi ích của người trồng mía song song với lợi ích của doanh nghiệp mía đường, có như vậy thì ngành mía đường mới phát triển bền vững được. Đó là ý kiến của đa số các đại biểu đại diện cho hội viên của Hiệp hội mía đường Việt Nam trong phiên họp toàn thể hội viên ngày 27/8 tại thành phố Hồ Chí Minh.

Nông sản tăng dần xuất siêu

31-8-2011

Theo dữ liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tình hình xuất siêu nông sản đang có chiều hướng tăng lên.

Hỗ trợ thông tin cho các doanh nghiệp về những thị trường xuất khẩu mới

31-8-2011

Nhằm hỗ trợ thông tin cho các doanh nghiệp về những thị trường mới, dưới sự chỉ đạo của Bộ Công Thương và hỗ trợ từ Dự án thương mại đa biên Việt Nam – EU MUTRAP III, buổi Đối thoại trực tuyến về thị trường Áo, Slovakia và Slovenia trên Cổng thông tin Thị trường nước ngoài www.ttnn.com.vn đã diễn ra ngày 30/8 tại Hà Nội.

Giao dịch hàng hóa qua sàn: Lợi nhuận cao nhưng cần thận trọng

31-8-2011

Đầu tư vào các loại hàng hóa như thép, càphê, cao su… trên sàn giao dịch được coi là lựa chọn tốt trong bối cảnh nhiều kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản… đang trở nên ảm đạm. Tuy lợi nhuận cao nhưng kênh giao dịch này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Thúc đẩy kinh tế tăng trưởng bền vững: Cần tái cấu trúc doanh nghiệp Nhà nước

30-8-2011

Các doanh nghiệp Việt Nam nói chung hiện nay đang phổ biến là qui mô nhỏ, thiếu vốn, công nghệ sản xuất kinh doanh chưa hiện đại, chưa có kinh nghiệm và đào tạo bài bản về quản trị kinh doanh. Muốn tồn tại, và phát triển, tái cấu trúc doanh nghiệp là hết sức cần thiết, trong đó, tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước (DNNN) là một trong những nhiệm vụ cấp bách hiện nay nhằm vượt qua áp lực khủng hoảng, lãi suất cao đang hiện hữu...

Xuất khẩu cà phê: Trăm người bán, vài người mua

30-8-2011

Từ đầu năm đến nay, kim ngạch xuất khẩu cà phê của ta đã đạt 2 tỉ USD, hoàn thành 2/3 kế hoạch năm.

Thái Lan -Việt Nam bắt tay đưa ra chiến lược giá gạo

30-8-2011

Các nhà XK gạo Thái Lan dự kiến sẽ nhóm họp với các đối tác Việt Nam và Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) vào giữa tháng 9 tới để thảo luận những tác động từ chính sách cho vay thế chấp hỗ trợ nông nghiệp mới của Chính phủ Thái Lan nhằm nâng cao thu nhập của người dân.

Xuất siêu nông sản đạt 6 tỷ USD

30-8-2011

Trong 8 tháng qua, xuất siêu nông, lâm, thủy sản lần đầu tiên đã đạt tới 6 tỷ USD. Nông nghiệp một lần nữa khẳng định là chỗ dựa vững chắc cho nền kinh tế trong bối cảnh lạm phát.

Dự kiến năm 2011 kim ngạch xuất khẩu rau quả đạt khoảng 500 triệu USD

19-8-2011

Theo báo cáo của Vụ Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), dự kiến năm 2011 kim ngạch xuất khẩu rau quả của cả nước sẽ chỉ đạt khoảng 500 triệu USD, tăng 10% so với năm 2010. Tuy nhiên sẽ khó có thể hoàn thành chỉ tiêu đặt ra đối với mặt hàng này trong năm 2011 là 600-700 triệu USD.

Đã có 49/211 doanh nghiệp đủ điều kiện xuất khẩu gạo

17-8-2011

Thị trường xuất khẩu gạo trên thế giới đang sôi động, Việt Nam lại được mùa lúa. Tuy nhiên, việc cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo theo Nghị định 109/2010/NĐ–CP khá chậm, một số địa phương còn lúng túng trong hướng dẫn thi hành.

Không có chuyện thị trường chăn nuôi bị thâu tóm

17-8-2011

Ngày 15/8, công ty cổ phần Chăn Nuôi CP Việt Nam (gọi tắt là CP Việt Nam) đã tổ chức buổi gặp gỡ báo chí để giải thích về việc công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi C.P Pokphand (CPP) (là công ty con của Tập đoàn CP Thái Lan - CP Group Thái Lan có trụ sở tại Hồng Kông - Trung Quốc) giành quyền kiểm soát CP Việt Nam.

Liên kết để không thua trên sân nhà

8-8-2011

Theo dự báo, năm 2011, lượng càphê xuất khẩu của Việt Nam có thể đạt 1,3 triệu tấn cùng mức giá khá cao. Tuy nhiên, với thực tế như hiện nay, có lẽ phần lớn lợi nhuận sẽ rơi vào túi các doanh nghiệp (DN) sử dụng vốn nước ngoài…