ĐỐI THOẠI CHÍNH SÁCH

Xuất khẩu gạo và cơ hội vào thị trường UAE

Ngày đăng: 09 | 09 | 2011

Từ ngày 7-9/9, Ban tổ chức Hội nghị và Triển lãm lúa gạo quốc tế tại Dubai (RICE Dubai) đã có buổi gặp gỡ với các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam tại Tp.HCM, Cần Thơ và Hà Nội nhằm giới thiệu cơ hội phát triển thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam sang UAE.

Gạo Việt Nam có nhiều cơ hội xuất khẩu vào Trung Đông và Bắc Phi.
Trung Đông và Bắc Phi là thị trường lớn và giàu có. Do đất đai ít màu mỡ và đa phần là sa mạc nên không thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Vì vậy, hàng năm thị trường này phải nhập khẩu rất nhiều lúa gạo và nông sản từ các nước khác. 
Chỉ tính riêng Các tiểu vương quốc Ảrập Thống nhất (UAE) đã nhập khẩu lượng nông sản trị giá khoảng 14 tỷ USD/năm. Nói riêng về mặt hàng gạo, năm 2010 thị trường này đã nhập khẩu với giá trị hơn 2 tỷ USD, trong đó khoảng 93% dùng để tái xuất.
Ông Faisal Ali Mousa, Chủ tịch RICE Dubai cho biết nhờ vị trí địa lý đặc biệt, cơ sở hạ tầng dịch vụ phát triển tốt và luật lệ thương mại thông thoáng nên Dubai đã vươn lên vị trí quốc gia tái xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới. Dubai không chỉ tái xuất vào thị trường Trung Đông – châu Phi mà còn xa hơn nữa, chẳng hạn đến các nước Nam Á. Hiện Dubai chủ yếu nhập gạo từ Ấn Độ, Pakistan, Thái Lan... sau đó xuất đi các nước Trung Đông, Bắc Phi.
UAE được xem là một cửa ngõ quan trọng cho xuất khẩu gạo Việt Nam vào thị trường Trung Đông và Bắc Phi. Tuy nhiên, giá trị xuất khẩu gạo của Việt Nam vào khu vực này còn quá ít, mới đạt 1,8 triệu USD, chưa tới một phần nghìn lượng nhập khẩu vào thị trường này. 
Lý giải hạn chế này, ông Mousa cho rằng, các doanh nghiệp Việt Nam chưa làm tốt khâu quảng bá tiếp thị. Một thực tế khác là các doanh nghiệp ở các nước đã tham gia xuất khẩu vào UAE đều lập văn phòng đại diện ở Dubai để duy trì sự quan tâm đến thị trường nhập khẩu. Theo ông, các doanh nghiệp Việt Nam có thể theo cách này để mở rộng thị phần nơi đây.
Với tư cách đại diện Tập đoàn Ali Mousa Group tham gia nhập khẩu và chế biến gạo, ông Mousa đánh giá, chất lượng gạo Việt Nam hoàn toàn có thể cạnh tranh tại thị trường Trung Đông. Riêng công ty ông đang xúc tiến tìm cơ hội hợp tác với doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam. 
Ông Mousa cũng cho biết thêm, điều mà nhà nhập khẩu gạo thị trường này quan tâm là chất lượng gạo phải thống nhất, không pha trộn nhiều loại gạo khác nhau và đúng hạn giao hàng. Sau khi mở rộng giao thương, các doanh nghiệp nhập khẩu của UAE cũng quan tâm đến việc đầu tư. Cụ thể sắp tới sẽ có đoàn doanh nghiệp từ UAE sang thăm các tỉnh sản xuất gạo ở Đồng bằng sông Cửu Long để bàn cơ hội đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp.
Trong buổi gặp gỡ các doanh nghiệp xuất khẩu gạo, ông Mousa giới thiệu về Hội nghị và Triển lãm lúa gạo quốc tế tại Dubai (RICE Dubai 2011). Đây được xem là cơ hội quảng bá gạo Việt Nam để có thể chiếm lĩnh thị trường mới. 
RICE Dubai 2011 dưới sự bảo trợ của Bộ Công Thương UAE sẽ diễn ra từ ngày 3-5/11/2011 và sẽ là sự kiện thường niên. RICE Dubai đặt mục tiêu thu hút các công ty hàng đầu của khu vực và trên toàn cầu, những người đang tìm kiếm cơ hội để mở rộng mạng lưới khách hàng. 
Sự kiện này thu hút hơn 60 quốc gia tham gia và dự kiến có khoảng 10.000 khách tham quan thương mại. Khi tham gia hội chợ này, ông Mousa cũng đưa ra lời khuyên cho doanh nghiệp Việt Nam nên chuẩn bị kỹ các tài liệu, phương tiện quảng bá, hàng mẫu cũng như cách giới thiệu mẫu mã. 
Theo VnEconomy

NỘI DUNG KHÁC

5 kiến nghị về quản lý KHCN trong nông nghiệp

9-9-2011

Trong 25 năm đổi mới, nhờ các yếu tố đầu vào như đất đai, nước tưới, lao động, vật tư…. Lĩnh vực nông nghiệp nông thôn đã duy trì được mức tăng trưởng cao đều đặn 4 – 5%, giúp Việt Nam đạt được những thành công đáng kể về phát triển kinh tế xã hội: đảm bảo an ninh lương thực, xóa đói giảm nghèo, duy trì mức xuất siêu nông sản…

“Gót chân Asin” của gạo Việt Nam

8-9-2011

Từ năm 2002 đến nay, năng suất lúa của nước ta luôn dẫn đầu các nước ASEAN và có khoảng 500.000ha đất lúa (12,5% diện tích) đạt năng suất 7 tấn/ha/vụ. Đây là mức năng suất cao nhất thế giới hiện nay. Thế nhưng, lúa gạo VN đã bộc lộ “gót chân Asin”.

Đại hội Hiệp hội lương thực nhiệm kỳ 2011 - 2015: Nâng tầm ngành lúa gạo

7-9-2011

Nâng cao công tác thông tin, tăng cường trao đổi, chia sẻ thông tin kịp thời, minh bạch hơn là những ý kiến được đề cập nhiều trong góp ý hoạt động Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) tại đại hội nhiệm kỳ 2011 – 2015 diễn ra hôm qua (6.9).

Doanh nghiệp ngạt thở

7-9-2011

Tại hội thảo “DN và ngân hàng trước tác động của chính sách tiền tệ” do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức chiều qua (6/9) tại Hà Nội, nhiều đại biểu đã kêu than vì về việc khó tiếp cận nguồn vốn và "làm không đủ nuôi ngân hàng".

Doanh nghiệp ngoại thâu tóm ngành thủy sản

6-9-2011

Không chỉ ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi cho gia súc, gia cầm, các doanh nghiệp nước ngoài còn thống lĩnh cả ngành thức ăn cho thủy sản cùng nguồn cung cấp con giống, thuốc thú y.

Đầu cơ gạo bị hớ

5-9-2011

Một số doanh nghiệp dở khóc dở cười vì nghe tin đồn thất thiệt nên đã gom gạo với giá cao. Xuất khẩu gạo đạt gần 2,4 tỉ USD.

Cơ hội lớn cho thủy sản vào Mỹ

5-9-2011

Xuất khẩu thủy sản vào thị trường Mỹ hứa hẹn sẽ có đột phá khi Bộ Thương mại Mỹ (DOC) vừa công bố kết quả xem xét hành chính đối với mặt hàng tôm và cá tra của VN xuất khẩu vào thị trường này.

HĐH nông nghiệp, phải bắt đầu từ chính sách đất đai

5-9-2011

Mặc dù khi đương nhiệm chỉ phụ trách lĩnh vực đối ngoại, rồi kinh tế vĩ mô, song nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan luôn trăn trở về khu vực nông nghiệp, nông thôn. Ông đã có nhiều ý kiến tâm huyết với Đảng, Chính phủ để thúc đẩy khu vực kinh tế này.

Tăng cường quản lý và giám sát tài chính doanh nghiệp

1-9-2011

Tại thông báo chính thức của Bộ Tài chính về ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng Tài chính Vương Đình Huệ trong buổi làm việc với các Cục, vụ chức năng của Bộ, Bộ trưởng Vương Đình Huệ yêu cầu Cục Tài chính doanh nghiệp tích cực nghiên cứu, chọn lọc những kinh nghiệm quốc tế về quản lý tài chính doanh nghiệp mà Việt Nam có thể áp dụng, đồng thời lắng nghe ý kiến của các nhà quản lý, chuyên gia trong và ngoài nước để có được những bước đột phá trong lĩnh vực này, góp phần tái cấu trúc nền kinh tế, nâng cao hiệu quả chung của nền kinh tế và nâng cao chất lượng tăng trưởng.

Công ty TNHH MTV cao su Hà Tĩnh: Đưa “Vàng trắng” về đất nghèo

1-9-2011

Từ vùng đất cằn cỗi, sau 14 năm cắm rễ, cây Cao su của Công ty TNHHMTV Cao su Hà Tĩnh đã mang lại cơ hội đổi đời cho người dân Hà Tĩnh.

Bác bỏ cáo buộc sai lệch của EIA đối với các doanh nghiệp gỗ Việt Nam

1-9-2011

Chiều 31/8, tại Hà Nội, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam đã lên tiếng bác bỏ những cáo buộc sai lệch của Tổ chức Điều tra môi trường (EIA - một tổ chức phi Chính phủ có trụ sở ở Anh), về việc một số doanh nghiệp của Việt Nam nhập khẩu gỗ trái phép từ Lào để sản xuất và xuất khẩu đồ gỗ sang thị trường Mỹ và EU.

Ngành mía đường, liên kết phải bền vững

31-8-2011

Phải đặt lợi ích của người trồng mía song song với lợi ích của doanh nghiệp mía đường, có như vậy thì ngành mía đường mới phát triển bền vững được. Đó là ý kiến của đa số các đại biểu đại diện cho hội viên của Hiệp hội mía đường Việt Nam trong phiên họp toàn thể hội viên ngày 27/8 tại thành phố Hồ Chí Minh.