ĐỐI THOẠI CHÍNH SÁCH

Doanh nghiệp cần thay đổi tư duy về xây dựng thương hiệu

Ngày đăng: 14 | 09 | 2011

Trong bối cảnh thị trường khó khăn như hiện nay, việc khuyến khích vận động người Việt Nam dùng hàng Việt Nam như một sự chia sẻ khó khăn với các doanh nghiệp. Tuy nhiên, chính bản thân các doanh nghiệp cần thay đổi tư duy về xây dựng thương hiệu, trong đó điều quan trọng là phải tạo cho thương hiệu hàng hóa, dịch vụ của mình gần gũi với cộng đồng.

Xây dựng thương hiệu là việc làm mà tự doanh nghiệp xác định và người tiêu dùng cảm nhận và đánh giá. Trong đó, cảm nhận của người tiêu dùng rất quan trọng vì sẽ dẫn đến hành động, như người tiều dùng có thường xuyên sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp hay không? 

Thời gian qua, các doanh nghiệp của Việt Nam đã chú trọng hơn đến việc xây dựng thương hiệu. Các doanh nghiệp Việt Nam đã có tiến bộ trong xây dựng và phát triển thương hiệu, qua đó nâng cao hơn khả năng cạnh tranh của hàng hóa sản xuất trong nước so với hàng hóa nhập khẩu trong bối cảnh Việt Nam mở cửa thị trường để hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Tuy nhiên, đa phần các doanh nghiệp Việt Nam còn thiếu kinh nghiệm, năng lực phát triển và sử dụng thương hiệu như một công cụ tiếp thị đúng nghĩa, thậm chí vẫn còn nhận thức chưa đầy đủ về vấn đề thương hiệu, dẫn đến việc thiếu chiến lược và đầu tư chiều sâu cho phát triển thương hiệu, chạy theo hình thức mà quên mất những giá trị nền tảng có tính bền vững của thương hiệu là chất lượng sản phẩm, dịch vụ và hiệu quả của quy trình sản xuất, kinh doanh. Điều này gây ảnh hưởng tiêu cực đến hình ảnh của sản phẩm của doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường nội địa, giảm khả năng cạnh tranh so với hàng hóa nhập khẩu và sản phẩm của các công ty đa quốc gia đang có mặt tại Việt Nam.
Việt Nam đã có nhiều ngành hàng chiếm tỷ trọng cao trong xuất khẩu, nhất là mặt hàng nông sản: xuất khẩu hạt tiêu, điều đứng thứ nhất trên thế giới; xuất khẩu cà phê, gạo đứng thứ hai thế giới; các mặt hàng dệt may, da giày, cáp điện… đang vươn lên tầm khu vực và thế giới. Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, thương hiệu Việt Nam vẫn được biết đến rất ít ở thị trường thế giới. Không những thế, càng hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, thương hiệu hàng hóa Việt Nam càng bộc lộ những bất cập lớn như: bị lép vế trước các thương hiệu nước ngoài trên chính thị trường nội địa và vẫn tiếp tục phải vào thị trường thế giới thông qua trung gian hoặc dưới dạng gia công cho các thương hiệu nổi tiếng nước ngoài; bị đối thủ cạnh tranh xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, khai thác một cách bất lợi trên thị trường thế giới... Vì thế, việc xây dựng thương hiệu sản phẩm gắn với doanh nghiệp sẽ nâng cao giá trị hàng hóa, nâng cao sức cạnh tranh, vị thế hàng hóa Việt Nam góp phần thúc đẩy xuất khẩu.
Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, sở dĩ thương hiệu Việt vẫn còn lép vế vì các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu là doanh nghiệp quy mô nhỏ và vừa, lại rất ít kinh nghiệm xây dựng thương hiệu. Bên cạnh đó, do tập quán kinh doanh, nhiều doanh nghiệp chưa quan tâm đến bán hàng có thương hiệu của riêng mình. Trong khi đó, việc xây dựng thương hiệu ở thị trường trong nước vốn đã khó khẳng định tên tuổi thì ở thị trường nước ngoài càng khó hơn vì sản phẩm hàng hóa, dịch vụ của Việt Nam còn phải cạnh tranh khốc liệt với các nước khác.
Tuy nhiên, để xây dựng được thương hiệu không thể nhanh chóng "ngày một ngày hai" mà nó đòi hỏi một quá trình lâu dài bền bỉ. Một trong những thách thức trong việc xây dựng thương hiệu của các doanh nghiệp Việt Nam là làm thế nào để dung hòa giữa những mục tiêu mà nhà lãnh đạo doanh nghiệp đặt ra với những giải pháp tốt nhất mà bộ phận tiếp thị đề xuất và có thể hiện thực hóa. Trên thực tế, nhiều thương hiệu nội địa chưa mang tính rõ ràng và chưa có sự gần gũi với người tiêu dùng. Do đó, theo các chuyên gia, trong giai đoạn mà doanh nghiệp gặp khó khăn về mặt thị trường, cần thiết phải có sự thay đổi mạnh mẽ trong khâu xây dựng thương hiệu. Và những yếu tố cần phải quan tâm hàng đầu đó là niềm tin và kỳ vọng của người tiêu dùng về hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp cũng cần có kế hoạch xây dựng thương hiệu lâu dài và liên tục để luôn đáp ứng nhu cầu của thị trường, lợi ích của người tiêu dùng và duy trì lợi thế cạnh tranh vì ngày nay thói quen của người tiêu dùng trong nước cũng thay đổi nhanh chóng theo những diễn biến của kinh tế và thị trường thế giới.
Xây dựng thương hiệu ngành hàng, yếu tố đầu tiên cần tính đến là chất lượng. Theo nhiều doanh nghiệp, trong quá trình xây dựng thương, hiệu cần quan tâm đến hệ thống quản lý, đào tạo con người, sẵn sàng hội nhập, biết chấp nhận thách thức để doanh nghiệp trưởng thành hơn. Trong thế giới không ngừng cạnh tranh, thì doanh nghiệp phải liên tục vươn lên để phát triển thị trường, đẩy mạnh các biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm để tăng tính cạnh tranh.
Ngoài ra, để doanh nghiệp có thể xây dựng được thương hiệu cũng cần sự hỗ trợ mạnh hơn nữa của Nhà nước và Chính phủ trong việc nâng cao năng lực xây dựng và phát triển thương hiệu. Kết nối các doanh nghiệp thông qua các hiệp hội để cùng tạo dựng hình ảnh thương hiệu cho nhóm sản phẩm (thương hiệu ngành hàng). Gia tăng việc xây dựng và phát triển thương hiệu tập thể, đặc biệt là thương hiệu tập thể gắn với chỉ dẫn địa lý. Chọn lọc và đầu tư để xây dựng một số thương hiệu quốc tế mạnh của doanh nghiệp Việt Nam.
Sự phát triển kinh tế- xã hội ngày càng khẳng định thương hiệu hàng hóa là tài sản vô hình quý giá của mỗi doanh nghiệp cũng như của mỗi ngành hàng. Việc tạo dựng được thương hiệu đã là việc khó, nhưng duy trì và phát triển thương hiệu còn khó hơn. Trong bối cảnh tự do hóa thương mại, hội nhập toàn cầu, muốn nâng cao năng lực cạnh tranh, khẳng định được thương hiệu của mình và thương hiệu Việt nói chung, điều tiên quyết là mỗi doanh nghiệp phải tiếp tục nâng cao năng lực quản lý sản xuất, kinh doanh và quản trị thương hiệu; phải đầu tư, đổi mới thiết bị, quy trình sản xuất, phương thức kinh doanh, phát triển chiều rộng hài hòa với chiều sâu, tiết kiệm chi phí đầu vào trong sản xuất, khâu quản lý và lưu thông phân phối, luôn trung thành với những tiêu chuẩn chất lượng đã cam kết trên từng sản phẩm dịch vụ.
Theo Báo Điện tử Đảng Cộng sản

NỘI DUNG KHÁC

Không XK điều kém chất lượng

14-9-2011

Hôm 12/9, Hiệp hội Điều VN (Vinacas) đã có cuộc họp khẩn, cảnh báo một số DN đã làm mất uy tín hạt điều VN khi XK nhiều lô hàng kém chất lượng cho khách hàng.

Ủng hộ lập hiệp hội người chăn nuôi

14-9-2011

NTNN đã có loạt bài đề cập tình trạng nhiều cơ sở, trang trại chăn nuôi đang đổ xô đi “làm thuê” (nuôi gia công) cho doanh nghiệp nước ngoài và bị chèn ép về lợi ích. Tiếp tục vấn đề này, PV đã trao đổi với ông Sooksunt Jiumjaiswanglerg - Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Chăn nuôi CP Việt Nam.

Xuất khẩu rau quả phải đa dạng hóa thị trường

12-9-2011

Theo Bộ Công Thương, 6 tháng đầu năm 2011, kim ngạch xuất khẩu rau quả đạt 297,8 triệu USD, tăng 29,8% so với cùng kỳ năm 2010; dự kiến năm 2011, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này đạt 500 triệu USD, tăng 10%. Tuy đạt được kết quả khả quan nhưng thị phần chiếm lĩnh của chúng ta còn hạn chế.

Bắt đầu “cuộc chiến” mua bán cà phê

12-9-2011

Các chuyên gia hàng đầu về xuất khẩu cà phê ở Đăk Lăk đều có nhận định, các doanh nghiệp thu mua cà phê trong nước có nguy cơ sẽ bị phá sản vì sự cạnh tranh khốc liệt của các doanh nghiệp nước ngoài.

Xuất khẩu gạo gặp khó vì giá ảo

12-9-2011

Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam bị “treo” ở mức cao (giá ảo) suốt mấy tuần qua đang khiến cho việc tìm kiếm các hợp đồng xuất khẩu mới của các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn.

Trao đổi thương mại song phương Việt Nam - Campuchia tăng đột biến

12-9-2011

Theo số liệu của Bộ Thương mại Campuchia, trong 8 tháng đầu năm 2011, kim ngạch xuất khẩu của Campuchia sang Việt Nam đạt 105,2 triệu USD, tăng tới 116% so với mức 48,6 triệu USD cùng kỳ năm 2010. Đồng thời, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ Việt Nam vào Campuchiacũng đạt 976 triệu USD, tăng tới 43% so với cùng kỳ.

VFA sẽ không để xảy ra “sốt” gạo

9-9-2011

Thiên tai, lũ lụt liên tiếp xảy ra trên thế giới đã tạo nên những bất ổn cho an ninh lương thực thế giới. Việt Nam là nước xuất khẩu gạo, có điều kiện chủ động về giá nhưng cần có chính sách giữ bình ổn, không để xảy ra sốt gạo trong nước, Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) ông Trương Thanh Phong trao đổi với báo chí.

Xuất khẩu gạo và cơ hội vào thị trường UAE

9-9-2011

Từ ngày 7-9/9, Ban tổ chức Hội nghị và Triển lãm lúa gạo quốc tế tại Dubai (RICE Dubai) đã có buổi gặp gỡ với các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam tại Tp.HCM, Cần Thơ và Hà Nội nhằm giới thiệu cơ hội phát triển thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam sang UAE.

5 kiến nghị về quản lý KHCN trong nông nghiệp

9-9-2011

Trong 25 năm đổi mới, nhờ các yếu tố đầu vào như đất đai, nước tưới, lao động, vật tư…. Lĩnh vực nông nghiệp nông thôn đã duy trì được mức tăng trưởng cao đều đặn 4 – 5%, giúp Việt Nam đạt được những thành công đáng kể về phát triển kinh tế xã hội: đảm bảo an ninh lương thực, xóa đói giảm nghèo, duy trì mức xuất siêu nông sản…

“Gót chân Asin” của gạo Việt Nam

8-9-2011

Từ năm 2002 đến nay, năng suất lúa của nước ta luôn dẫn đầu các nước ASEAN và có khoảng 500.000ha đất lúa (12,5% diện tích) đạt năng suất 7 tấn/ha/vụ. Đây là mức năng suất cao nhất thế giới hiện nay. Thế nhưng, lúa gạo VN đã bộc lộ “gót chân Asin”.

Đại hội Hiệp hội lương thực nhiệm kỳ 2011 - 2015: Nâng tầm ngành lúa gạo

7-9-2011

Nâng cao công tác thông tin, tăng cường trao đổi, chia sẻ thông tin kịp thời, minh bạch hơn là những ý kiến được đề cập nhiều trong góp ý hoạt động Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) tại đại hội nhiệm kỳ 2011 – 2015 diễn ra hôm qua (6.9).

Doanh nghiệp ngạt thở

7-9-2011

Tại hội thảo “DN và ngân hàng trước tác động của chính sách tiền tệ” do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức chiều qua (6/9) tại Hà Nội, nhiều đại biểu đã kêu than vì về việc khó tiếp cận nguồn vốn và "làm không đủ nuôi ngân hàng".