ĐỐI THOẠI CHÍNH SÁCH

Tăng tốc đăng ký nhãn hiệu quốc tế

Ngày đăng: 16 | 09 | 2011

Trao đổi với NTNN ngày 15.9 về việc thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột bị doanh nghiệp nước ngoài “đánh cắp”, ông Trần Việt Hùng, nguyên Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KHCN) – cho biết: Thực tế này gióng lên hồi chuông cảnh báo những hệ quả khôn lường vì chính sự chậm trễ của các doanh nghiệp (DN) VN trong việc đăng ký nhãn hiệu quốc tế để đảm bảo thương hiệu cho mình.

Ông có thể cho biết rõ hơn về thực trạng này đối với các thương hiệu của VN?
- Đây là một “trò” phổ biến của các DN trên thế giới trong cuộc cạnh tranh ngày càng khốc liệt trên thương trường. Hàng năm, Cục Sở hữu trí tuệ cũng đã giải quyết hàng chục vụ đánh cắp thương hiệu giữa DN nước ngoài với DN trong nước, DN nước ngoài với DN nước ngoài. Trước đây, cà phê Trung Nguyên, Petro VN, VNPT, kẹo dừa Bến Tre, thuốc lá Vinataba, nước mắm Phú Quốc… là những thương hiệu nổi tiếng của VN đã bị “đánh cắp” như thế.
Việc xử lý đối với trường hợp này như thế nào, thưa ông?
- Chúng ta có thể khởi kiện. Trước hết là kiện hành chính nếu không thành công sẽ khởi kiện ra tòa (cấp quốc gia). Đã bị mất thì phải đòi lại. Tất nhiên chúng ta cũng sẽ mất một khoản tài chính nhất định. Trước đây, chúng ta đã khởi kiện, đa số thành công và lấy lại thương hiệu cho DN trong nước như ở Mỹ với thương hiệu Petro VN, VNPT; ở Lào, Campuchia là thương hiệu thuốc lá Vinataba…
Những vụ việc vừa qua có phải xuất phát từ sự chậm trễ đăng ký nhãn hiệu quốc tế của các DN, dẫn đến thực trạng “mất bò mới lo làm chuồng”?
- Hiện nay đa phần các DN lớn có những thương hiệu nổi tiếng đã hiểu được giá trị và sự cần thiết phải đăng ký sở hữu trí tuệ trong nước và đăng ký thương hiệu quốc tế ở những quốc gia tiêu thụ nhiều sản phẩm của mình cũng như các thị trường tiềm năng khác. Cần tăng tốc đăng ký. Tất nhiên, từ việc hiểu đến việc hiện thực hóa là một quá trình.
Theo tôi, thời điểm này, những DN có các thương hiệu nổi tiếng nên đăng ký theo hệ thống Madrid. Hiện VN là thành viên của hệ thống đăng ký nhãn hiệu quốc tế (WIPO) nên việc đăng ký rất thuận lợi, ít tốn kém và hiệu quả cao.
Theo Nông thôn ngày nay

Nguồn:http://danviet.vn/58080p1c25/tang-toc-dang-ky-nhan-hieu-quoc-te.htm

NỘI DUNG KHÁC

Hiệp hội Điều Việt Nam khuyến nghị doanh nghiệp nên tạm ngừng nhập khẩu điều thô

16-9-2011

Hiệp hội Điều Việt Nam (Vinacas) vừa đưa ra khuyến cáo các doanh nghiệp không nên ký kết các hợp đồng nhập khẩu giai đoạn này, nguyên nhân là do hiện nay điều thô đang được chào bán ở mức giá cao nếu mua vào thì hiệu quả mang lại sẽ không cao.

Xây dựng Tổng kho lúa gạo tại huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang

16-9-2011

Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang vừa thống nhất giao cho Công ty Cổ phần đầu tư Phương Trang triển khai dự án xây dựng Tổng kho lúa gạo tại huyện Châu Thành A, với tổng trị giá đầu tư giai đoạn 1 là khoảng 1000 tỷ đồng.

Đồng Nai: Khó khăn trong việc di dời các doanh nghiệp sản xuất gốm sứ ở thành phố Biên Hòa

15-9-2011

Hiện nay, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai có 38 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất gốm sứ phải di dời tới cụm công nghiệp Tân Hạnh. Nguyên nhân là do quá trình đô thị hóa ở đây đang diễn ra nhanh, tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của nhân dân tại các khu vực gần làng nghề. Tuy nhiên, việc di dời đang gặp phải nhiều khó khăn.

Năm 2011: Kim ngạch xuất khẩu rau quả có thể đạt 500 triệu USD

15-9-2011

Theo Bộ Công Thương, dự kiến năm 2011, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này có thể đạt 500 triệu USD, tăng 10% so với năm 2010. Dự báo này được đưa ra dựa trên kết quả 6 tháng đầu năm 2011, kim ngạch xuất khẩu rau quả đạt 297,8 triệu USD, tăng 29,8% so với cùng kỳ năm 2010.

Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ tăng cao trong 7 tháng đầu năm 2011

15-9-2011

Phóng viên TTXVN tại Oasinhtơn (Washington) dẫn số liệu công bố ngày 14/9 của Ủy ban Thương mại quốc tế Mỹ cho biết trong 7 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Mỹ đạt hơn 9,63 tỷ USD, tăng 20,7% so với cùng kỳ năm ngoái.

Doanh nghiệp cần thay đổi tư duy về xây dựng thương hiệu

14-9-2011

Trong bối cảnh thị trường khó khăn như hiện nay, việc khuyến khích vận động người Việt Nam dùng hàng Việt Nam như một sự chia sẻ khó khăn với các doanh nghiệp. Tuy nhiên, chính bản thân các doanh nghiệp cần thay đổi tư duy về xây dựng thương hiệu, trong đó điều quan trọng là phải tạo cho thương hiệu hàng hóa, dịch vụ của mình gần gũi với cộng đồng.

Không XK điều kém chất lượng

14-9-2011

Hôm 12/9, Hiệp hội Điều VN (Vinacas) đã có cuộc họp khẩn, cảnh báo một số DN đã làm mất uy tín hạt điều VN khi XK nhiều lô hàng kém chất lượng cho khách hàng.

Ủng hộ lập hiệp hội người chăn nuôi

14-9-2011

NTNN đã có loạt bài đề cập tình trạng nhiều cơ sở, trang trại chăn nuôi đang đổ xô đi “làm thuê” (nuôi gia công) cho doanh nghiệp nước ngoài và bị chèn ép về lợi ích. Tiếp tục vấn đề này, PV đã trao đổi với ông Sooksunt Jiumjaiswanglerg - Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Chăn nuôi CP Việt Nam.

Xuất khẩu rau quả phải đa dạng hóa thị trường

12-9-2011

Theo Bộ Công Thương, 6 tháng đầu năm 2011, kim ngạch xuất khẩu rau quả đạt 297,8 triệu USD, tăng 29,8% so với cùng kỳ năm 2010; dự kiến năm 2011, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này đạt 500 triệu USD, tăng 10%. Tuy đạt được kết quả khả quan nhưng thị phần chiếm lĩnh của chúng ta còn hạn chế.

Bắt đầu “cuộc chiến” mua bán cà phê

12-9-2011

Các chuyên gia hàng đầu về xuất khẩu cà phê ở Đăk Lăk đều có nhận định, các doanh nghiệp thu mua cà phê trong nước có nguy cơ sẽ bị phá sản vì sự cạnh tranh khốc liệt của các doanh nghiệp nước ngoài.

Xuất khẩu gạo gặp khó vì giá ảo

12-9-2011

Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam bị “treo” ở mức cao (giá ảo) suốt mấy tuần qua đang khiến cho việc tìm kiếm các hợp đồng xuất khẩu mới của các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn.

Trao đổi thương mại song phương Việt Nam - Campuchia tăng đột biến

12-9-2011

Theo số liệu của Bộ Thương mại Campuchia, trong 8 tháng đầu năm 2011, kim ngạch xuất khẩu của Campuchia sang Việt Nam đạt 105,2 triệu USD, tăng tới 116% so với mức 48,6 triệu USD cùng kỳ năm 2010. Đồng thời, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ Việt Nam vào Campuchiacũng đạt 976 triệu USD, tăng tới 43% so với cùng kỳ.