ĐỐI THOẠI CHÍNH SÁCH

Mỹ luôn mở cửa cho hàng xuất khẩu Việt Nam

Ngày đăng: 20 | 09 | 2011

Ông Suresh Kumar, trợ lý Bộ trưởng Thương mại Mỹ phụ trách xúc tiến thương mại, nói rằng Mỹ sẽ tiếp tục mở cửa thị trường cho các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam đáp ứng các điều kiện về chất lượng, vì Việt Nam được chọn là một trong các thị trường ưu tiên trong Sáng kiến xuất khẩu quốc gia của chính quyền tổng thống Barack Obama.

 
Ông Suresh Kumar
Ông Kumar - cũng là Vụ trưởng Cơ quan Thương vụ Mỹ và nước ngoài đã trao đổi với báo chí về chính sách thương mại Mỹ với Việt Nam cũng như cơ hội để hai nước đẩy mạnh quan hệ đầu tư trước khi kết thúc chuyến thăm Việt Nam vào ngày 19-9.
Ông có thể lý giải tại sao kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ tăng mạnh trong lúc Mỹ đang gặp nhiều thách thức về kinh tế, và phải chăng trong lúc khó khăn thì người tiêu dùng Mỹ tìm mua các mặt hàng có chất lượng và có giá cạnh tranh từ Việt Nam?
- Ông Suresh Kumar: Nhận định trên hoàn toàn có cơ sở. Hiện nay, chúng ta đang sống trong một thế giới có mối liên kết chặt chẽ với nhau về kinh tế. Thách thức kinh tế không ảnh hưởng riêng một ai mà trên phạm vi toàn cầu.
Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Mỹ vào thị trường Việt Nam tăng 20% (trong năm 2010) và đây là dấu hiệu rất tốt. Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Mỹ từ Việt Nam gấp hơn 3 lần kim ngạch xuất khẩu của Mỹ vào thị trường này, và kim ngạch thương mại 2 chiều đang tăng lên đáng kể. Liệu có nhiều người tiêu dùng Mỹ mua sản phẩm của Việt Nam trong lúc khó khăn này không? Các số liệu trên chính là câu trả lời cho câu hỏi này.
Chúng tôi tiếp tục mở cửa thị trường cho các công ty từ Việt Nam và các quốc gia khác trên thế giới muốn tăng xuất khẩu hàng hóa vào Mỹ. Chúng tôi muốn các công ty Việt Nam và cả công ty Mỹ hoạt động tốt. Do vậy, chúng tôi ủng hộ chính sách thị trường mở chứ không phải là hạn chế hàng nhập khẩu. Cần thiết phải có các quy định rõ ràng để giúp các hoạt động thương mại, kinh doanh được dễ dàng cũng như tạo điều kiện để các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn để phát triển kinh doanh.
Vậy cơ hội nào cho các doanh nghiệp Việt Nam để đẩy mạnh các mặt hàng xuất khẩu truyền thống và các mặt hàng mới như trái cây vào thị trường Mỹ?
- Sáng nay, tôi đã đọc bài báo nói về hiện tượng dư thừa một số loại trái cây sản suất tại Việt Nam, và cần tìm thị trường cho các sản phẩm này. Thú thật, tôi không phụ trách lĩnh vực xuất khẩu trái cây vào thị trường Mỹ nhưng tôi có thể nói rằng thị trường Mỹ luôn mở cho các loại trái cây đáp ứng điều kiện về chất lượng và quy định của thị trường chúng tôi.     
Ông dự báo thế nào về tình hình xuất khẩu các mặt hàng dệt may của Việt Nam vào thị trường Mỹ trong thời gian sắp tới khi đã xuất hiện những dấu hiệu chững lại của mặt hàng này?
- Trong năm 2010, chúng tôi nhập 14,9 tỉ đô la Mỹ sản phẩm hàng hóa từ Việt Nam và hàng dệt may chiếm đến 39%. Chúng tôi muốn tìm kiếm nhiều hơn nữa các sản phẩm dệt may từ thị trường này.
Vậy các doanh nghiệp Việt Nam cần phải làm gì để tăng xuất khẩu vào thị trường Mỹ?
- Tất nhiên là họ phải đáp ứng các quy định, điều kiện của thị trường. Điều này có nghĩa là họ phải tuân thủ các quy định về an toàn được công bố và áp dụng tại Mỹ, và nếu họ không hiểu rõ hay tuân thủ các quy định này thì sẽ gặp rắc rối. Chính phủ tạo ra một khung pháp lý chung để các doanh nghiệp tuân thủ khi thực hiện các hoạt động kinh doanh và do vậy các hoạt động kinh doanh được thực hiện bởi chính các doanh nghiệp chứ không phải bởi chính phủ. Minh bạch hóa và tuân thủ các quy định là rất quan trọng, nhất là tại thị trường Mỹ. Chắc chắn là chúng ta đều không muốn các sản phẩm bị tiêu hủy vì vấn đề an toàn sản phẩm và ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng, nhất là trẻ em.
Phải chăng vấn đề xuất siêu lớn với Việt Nam đã khiến Mỹ đưa Việt Nam vào danh sách các thị trường ưu tiên nhằm làm cân bằng cán cân thương mại giữa 2 nước?
- Chúng tôi để thị trường vận hành theo quy luật của nó và không muốn áp đặt cân bằng cán cân thương mại nhưng chúng tôi mong muốn Việt Nam mở cửa thị trường hơn nữa cho các sản phẩm nhập khẩu từ Mỹ. Ví dụ trong lĩnh vực năng lượng, các công ty Mỹ có thể cung cấp công nghệ, sản phẩm và dịch vụ mà Việt Nam cần để thực hiện các dự án trong lĩnh vực này, gồm cả năng lượng tái tạo.
Tôi muốn nói thêm về số xuất siêu khoảng một tỉ đô la Mỹ/tháng của Việt Nam vào thị trường Mỹ trong 7 tháng đầu năm nay. Chúng tôi không muốn hạn chế hàng xuất khẩu của Việt Nam và Mỹ cũng muốn đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa vào thị trường Việt Nam. Các quốc gia sẽ được hưởng lợi khi thương mại phát triển chứ không phải là khi thương mại bị hạn chế. Vì vậy, chúng tôi khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường này và đồng thời mong muốn Việt Nam mở thêm thị trường cho các sản phẩm của Mỹ đáp ứng các nhu cầu, kế hoạch phát triển tại đất nước này. 
Ông Suresh Kumar cho biết vào cuối năm nay sẽ có đoàn doanh nghiệp Mỹ đến Việt Nam để tìm kiếm cơ hội trong lĩnh vực nhượng quyền thương mại. Mỹ hiện là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, với kim ngạch thương mại 2 chiều đạt khoảng 2 tỉ đô la Mỹ năm 2001 khi hai nước ký Hiệp định thương mại (BTA) và tăng lên 18,6 tỉ đô năm 2010.
Các doanh nghiệp Mỹ đã đầu tư 4,7 tỉ đô la Mỹ vào các dự án ở Việt Nam và hơn 500 doanh nghiệp Mỹ đã có hoạt động tại thị trường này. Các lĩnh vực mà các doanh nghiệp Mỹ quan tâm đầu tư và cung cấp dịch vụ, sản phẩm tại Việt Nam gồm tài chính, năng lượng tái tạo, công nghệ thông tin, phát triển hạ tầng sân bay, máy bay, giáo dục, y tế.
 
Theo Thời báo Kinh tế Sài Gòn

Nguồn:http://www.thesaigontimes.vn/Home/kinhdoanh/xuatnhapkhau/61475/My-luon-mo-cua-cho-hang-xuat-khau-Viet-Nam.html

NỘI DUNG KHÁC

Doanh nghiệp Việt đầu tư 601 dự án ra nước ngoài

20-9-2011

Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài, tính tới thời điểm giữa tháng 9.2011 đã có 601 dự án của doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra ngoài lãnh thổ với tổng mức đầu tư đăng ký hơn 10 tỷ USD và vốn thực hiện đạt hơn 2 tỷ USD.

Thực hiện NĐ 109/2010/NĐ-CP: Các doanh nghiệp cần mở rộng liên kết

20-9-2011

Nhằm sắp xếp lại hoạt động sản xuất, kinh doanh gạo, thúc đẩy doanh nghiệp (DN) trong nước nâng cao năng lực cạnh tranh, Chính phủ đã ban hành Nghị định 109/2010/NĐ-CP . Theo đó, từ ngày 1/10/2011, thương nhân không có giấy chứng nhận sẽ không được tham gia kinh doanh xuất khẩu gạo.

Sẽ tạm trữ ít nhất 300.000 tấn cà phê trong niên vụ tới

19-9-2011

Trong khi nhiều doanh nghiệp nước ngoài đang đẩy mạnh thu mua tạm trữ cà phê tại Việt Nam thì nhiều doanh nghiệp trong nước vẫn đứng ngoài cuộc.

Tôm thẻ chân trắng - người ôm hận, kẻ đam mê: Sân chơi của công ty tôm giống

19-9-2011

Nhu cầu giống nuôi, thức ăn, thuốc thủy sản cho con tôm thẻ chân trắng đang thúc giục doanh nghiệp chen nhau kinh doanh lĩnh vực này. Và “sân chơi” đang chủ yếu dành cho công ty nước ngoài.

Doanh nghiệp cà phê Việt bị đánh bại trên sân nhà

19-9-2011

Tổng kết niên vụ cà phê 2010 – 2011, rất nhiều cơ hội cho xuất khẩu cà phê Việt Nam nhưng các doanh nghiệp nội không chỉ chưa tận dụng được lợi thế để phát triển mà còn bị các doanh nghiệp nước ngoài lấn át.

Trực tiếp đầu tư cho nông dân trồng cà phê: “Đòn” quyết định của doanh nghiệp nước ngoài

19-9-2011

Việc UBND tỉnh Đăk Lăk chính thức đề nghị Bộ Công Thương cho phép một doanh nghiệp (DN) nước ngoài được trực tiếp thu mua cà phê của nông dân có thể tạo ra “làn sóng” DN nước ngoài tung tiền ra độc chiếm vùng nguyên liệu, dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng về lâu dài.

Việt Nam - Thái Lan: Hợp tác thông tin về lúa gạo

19-9-2011

Hiệp hội Lương thực Việt Nam và Hiệp hội Các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan vừa ký bản ghi nhớ về hợp tác trao đổi thông tin trong lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu gạo.

Thị trường thức ăn chăn nuôi thủy sản: Doanh nghiệp ngoại đục nước thả câu

19-9-2011

“Có dấu hiệu các doanh nghiệp ngoại kinh doanh cùng một mặt hàng liên kết với nhau để đẩy giá, giữ giá, thu lợi nhuận cao. Như vậy là anh trục lợi, đục nước thả câu. Nhà nước mình phải bảo vệ quyền lợi người dân, chứ thấy dân mình bị người ta ức hiếp, ép như thế mà mình không làm gì thì tội dân lắm” - Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lương Lê Phương trao đổi với PV Tiền Phong.

Tăng tốc đăng ký nhãn hiệu quốc tế

16-9-2011

Trao đổi với NTNN ngày 15.9 về việc thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột bị doanh nghiệp nước ngoài “đánh cắp”, ông Trần Việt Hùng, nguyên Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KHCN) – cho biết: Thực tế này gióng lên hồi chuông cảnh báo những hệ quả khôn lường vì chính sự chậm trễ của các doanh nghiệp (DN) VN trong việc đăng ký nhãn hiệu quốc tế để đảm bảo thương hiệu cho mình.

Hiệp hội Điều Việt Nam khuyến nghị doanh nghiệp nên tạm ngừng nhập khẩu điều thô

16-9-2011

Hiệp hội Điều Việt Nam (Vinacas) vừa đưa ra khuyến cáo các doanh nghiệp không nên ký kết các hợp đồng nhập khẩu giai đoạn này, nguyên nhân là do hiện nay điều thô đang được chào bán ở mức giá cao nếu mua vào thì hiệu quả mang lại sẽ không cao.

Xây dựng Tổng kho lúa gạo tại huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang

16-9-2011

Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang vừa thống nhất giao cho Công ty Cổ phần đầu tư Phương Trang triển khai dự án xây dựng Tổng kho lúa gạo tại huyện Châu Thành A, với tổng trị giá đầu tư giai đoạn 1 là khoảng 1000 tỷ đồng.

Đồng Nai: Khó khăn trong việc di dời các doanh nghiệp sản xuất gốm sứ ở thành phố Biên Hòa

15-9-2011

Hiện nay, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai có 38 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất gốm sứ phải di dời tới cụm công nghiệp Tân Hạnh. Nguyên nhân là do quá trình đô thị hóa ở đây đang diễn ra nhanh, tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của nhân dân tại các khu vực gần làng nghề. Tuy nhiên, việc di dời đang gặp phải nhiều khó khăn.