ĐỐI THOẠI CHÍNH SÁCH

DN thủy sản miền Trung: Tìm đường nhập khẩu nguyên liệu

Ngày đăng: 20 | 09 | 2011

Trước tình trạng nguyên liệu thủy sản trong nước thiếu hụt lại bị thương nhân Trung Quốc cạnh tranh mua ngay trên “sân nhà”, khiến nhiều doanh nghiệp chế biến thủy sản đang thiếu nguyên liệu trầm trọng và biện pháp mà các doanh nghiệp này lựa chọn là nhập khẩu nguyên liệu.

 
Ghe thuyền đánh cá của ngư dân đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi
 
Đến nay, hầu như các loài cá trích, cá mòi tại miền Trung không còn đánh bắt được nữa và cách đây mấy năm, cá bánh đường vẫn xuất khẩu đi thị trường Nhật thì nay cũng đã cạn. Nhiều năm nay, ngư dân vẫn chưa thay đổi thói quen khai thác, kỹ thuật còn lạc hậu, tàu khai thác cũ kỹ, thô sơ, công suất nhỏ, nguồn tài nguyên gần bờ gần như cạn kiệt.
Ông Nguyễn Xuân Nam - Giám đốc Công ty TNHH Hải Vương (Havuco) cho biết, mấy năm trước đây, sản lượng khai thác cá ngừ trong nước đủ cho một số nhà máy hoạt động nhưng hiện nay, nếu chỉ trông chờ vào nguồn nguyên liệu trong nước thì hàng loạt các nhà máy sẽ phải đóng cửa. Giải pháp mà công ty ông Nam chọn là nhập khẩu nguyên liệu thủy sản từ nước ngoài.
Cũng tương tự Havuco, ông Phạm Văn Quang, Giám đốc Công ty TNHH Đông Phương cho biết, hiện nay công ty có 4 xưởng chế biến thủy sản gồm 1 xưởng chế biến bánh nhân thủy sản với khối lượng xuất khẩu 1.200 tấn/năm, 1 xưởng chế biến cá hồi, cá tuyết, saba... với công suất 500 - 600 tấn/năm, 1 xưởng chế biến bạch tuộc với công suất 350 tấn/năm và 1 xưởng chế biến bạch tuộc sashimi công suất 80 - 100 tấn/năm.
Để có nguyên liệu cho 4 xưởng sản xuất này, công ty phải nhập 50% từ nước ngoài vì nguồn nguyên liệu trong nước không đủ đáp ứng công suất chế biến.
Đối với mặt hàng cá tuyết, công ty phải nhập khẩu 100%. Đối với mặt hàng mực, bạch tuộc, công ty gặp không ít khó khăn trong việc thu mua nguyên liệu mặc dù hiện nay công ty đang có tới 13 đại lý‎ thu mua nguyên liệu trên toàn quốc. Hầu hết các đại l‎‎‎ý đều báo cáo là có hiện tượng thương lái nước ngoài (nhất là Trung Quốc) đổ xô vào thu mua nguyên liệu, đẩy giá tăng cao.
Thông qua nậu vựa người Việt, thương lái Trung Quốc mua thủy sản với yêu cầu chọn lựa một cỡ nhất định và chấp nhận giá cao.
Năm ngoái, công ty mua bạch tuộc với giá trung bình khoảng 45.000 - 50.000 đồng/kg, năm nay giá tăng vọt lên 64.000đ - 74.000 đồng/kg. Ngoài hiện tượng thương lái nước ngoài ồ ạt vào tranh mua nguyên liệu thủy sản của Việt Nam, sản lượng khai thác trong nước không ổn định do tính chất mùa vụ, nguồn nguyên liệu hải sản khan hiếm còn do nguồn lợi hải sản cạn kiệt, chi phí đầu vào như xăng dầu tăng cùng với chi phí tiêu dùng tăng khiến các chủ tàu cũng phải tính toán kỹ lưỡng hơn khi đi biển, làm cho giá đội lên.
Ông Nguyễn Văn Quý – Giám đốc Công ty xuất khẩu Thủy sản Khánh Hòa (Khaspexco) cho biết, 2 năm trở về trước, mỗi năm công ty chế biến được từ 1.200 – 1.500 tấn thủy sản thành phẩm, nhưng năm 2010 khối lượng đã giảm một nửa. Năm nay tình hình có thể còn kém khả quan hơn.
Hiện nay, thương lái Trung Quốc đang cạnh tranh khốc liệt với doanh nghiệp thủy sản Việt Nam trong việc thu mua một số mặt hàng cá biển thế mạnh của biển miền Trung và Nam Trung Bộ như cá hố, cá thu, cá đuối… Dọc bờ biển từ miền Trung tới Bà Rịa - Vũng Tàu, Kiên Giang đều có mặt thương lái Trung Quốc. Họ có thể mua trực tiếp, trả tiền tận tay ngư dân hoặc “ẩn hiện” sau các đại lý thu mua do người Việt đứng tên.
Cho đến thời điểm này, Khaspexco đã “đánh mất” hai mặt hàng vốn được coi là thế mạnh của công ty là cá bò da và cá đổng cờ do không cạnh tranh nổi với thương lái Trung Quốc. Họ tận thu tất cả nguyên liệu tại các bến bãi với giá mua hấp dẫn. Năm 2010, tổng giá trị xuất khẩu của Khaspexco chỉ đạt 8 triệu đô la, giảm hẳn 2 triệu đô la so với năm trước.
Năm nay, nguồn nguyên liệu trong nước vốn đã khan hiếm lại cộng thêm sự tranh giành khốc liệt từ phía thương lái Trung Quốc càng khiến công ty rơi vào tình trạng khó khăn hơn. Đến nay, nguồn nguyên liệu chỉ đáp ứng khoảng 30% tổng công suất của Khaspexco nên công ty buộc phải gia công cho một số doanh nghiệp trong nước và cả doanh nghiệp Trung Quốc để đảm bảo công ăn việc làm cho hơn 500 lao động làm việc tại nhà máy.
Tuy nhiên, việc nhập nguyên liệu thủy sản không hề dễ dàng. Theo quy định của Bộ Tài chính thì nguyên liệu thủy sản nhập khẩu để trực tiếp sản xuất hàng xuất khẩu có thời hạn nộp thuế là 275 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan. Các doanh nghiệp đã gặp phải không ít khó khăn vì quy định này.
Mặc dù đây chỉ là con số thuế ảo (khi nhập vào ghi là nợ thuế và sau khi xuất khẩu đúng hạn thì bù trừ), nhưng với Công ty Havuco thường xuyên bị “treo” một khoản từ 60 - 70 tỉ đồng. Điều đó đồng nghĩa với việc doanh nghiệp phải làm và lưu trữ một lượng hồ sơ rất lớn từ đầu vào, đầu ra đến khi thanh khoản. Với thủ tục này, doanh nghiệp không dám mua nhiều và càng không dám trữ nhiều nguyên liệu.
Theo Thời báo Kinh tế Sài Gòn

Nguồn: http://www.thesaigontimes.vn/Home/nongsan/tintucthitruong/61353/DN-thuy-san-mien-Trung-Tim-duong-nhap-khau-nguyen-lieu.html

NỘI DUNG KHÁC

Mỹ luôn mở cửa cho hàng xuất khẩu Việt Nam

20-9-2011

Ông Suresh Kumar, trợ lý Bộ trưởng Thương mại Mỹ phụ trách xúc tiến thương mại, nói rằng Mỹ sẽ tiếp tục mở cửa thị trường cho các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam đáp ứng các điều kiện về chất lượng, vì Việt Nam được chọn là một trong các thị trường ưu tiên trong Sáng kiến xuất khẩu quốc gia của chính quyền tổng thống Barack Obama.

Doanh nghiệp Việt đầu tư 601 dự án ra nước ngoài

20-9-2011

Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài, tính tới thời điểm giữa tháng 9.2011 đã có 601 dự án của doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra ngoài lãnh thổ với tổng mức đầu tư đăng ký hơn 10 tỷ USD và vốn thực hiện đạt hơn 2 tỷ USD.

Thực hiện NĐ 109/2010/NĐ-CP: Các doanh nghiệp cần mở rộng liên kết

20-9-2011

Nhằm sắp xếp lại hoạt động sản xuất, kinh doanh gạo, thúc đẩy doanh nghiệp (DN) trong nước nâng cao năng lực cạnh tranh, Chính phủ đã ban hành Nghị định 109/2010/NĐ-CP . Theo đó, từ ngày 1/10/2011, thương nhân không có giấy chứng nhận sẽ không được tham gia kinh doanh xuất khẩu gạo.

Sẽ tạm trữ ít nhất 300.000 tấn cà phê trong niên vụ tới

19-9-2011

Trong khi nhiều doanh nghiệp nước ngoài đang đẩy mạnh thu mua tạm trữ cà phê tại Việt Nam thì nhiều doanh nghiệp trong nước vẫn đứng ngoài cuộc.

Tôm thẻ chân trắng - người ôm hận, kẻ đam mê: Sân chơi của công ty tôm giống

19-9-2011

Nhu cầu giống nuôi, thức ăn, thuốc thủy sản cho con tôm thẻ chân trắng đang thúc giục doanh nghiệp chen nhau kinh doanh lĩnh vực này. Và “sân chơi” đang chủ yếu dành cho công ty nước ngoài.

Doanh nghiệp cà phê Việt bị đánh bại trên sân nhà

19-9-2011

Tổng kết niên vụ cà phê 2010 – 2011, rất nhiều cơ hội cho xuất khẩu cà phê Việt Nam nhưng các doanh nghiệp nội không chỉ chưa tận dụng được lợi thế để phát triển mà còn bị các doanh nghiệp nước ngoài lấn át.

Trực tiếp đầu tư cho nông dân trồng cà phê: “Đòn” quyết định của doanh nghiệp nước ngoài

19-9-2011

Việc UBND tỉnh Đăk Lăk chính thức đề nghị Bộ Công Thương cho phép một doanh nghiệp (DN) nước ngoài được trực tiếp thu mua cà phê của nông dân có thể tạo ra “làn sóng” DN nước ngoài tung tiền ra độc chiếm vùng nguyên liệu, dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng về lâu dài.

Việt Nam - Thái Lan: Hợp tác thông tin về lúa gạo

19-9-2011

Hiệp hội Lương thực Việt Nam và Hiệp hội Các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan vừa ký bản ghi nhớ về hợp tác trao đổi thông tin trong lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu gạo.

Thị trường thức ăn chăn nuôi thủy sản: Doanh nghiệp ngoại đục nước thả câu

19-9-2011

“Có dấu hiệu các doanh nghiệp ngoại kinh doanh cùng một mặt hàng liên kết với nhau để đẩy giá, giữ giá, thu lợi nhuận cao. Như vậy là anh trục lợi, đục nước thả câu. Nhà nước mình phải bảo vệ quyền lợi người dân, chứ thấy dân mình bị người ta ức hiếp, ép như thế mà mình không làm gì thì tội dân lắm” - Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lương Lê Phương trao đổi với PV Tiền Phong.

Tăng tốc đăng ký nhãn hiệu quốc tế

16-9-2011

Trao đổi với NTNN ngày 15.9 về việc thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột bị doanh nghiệp nước ngoài “đánh cắp”, ông Trần Việt Hùng, nguyên Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KHCN) – cho biết: Thực tế này gióng lên hồi chuông cảnh báo những hệ quả khôn lường vì chính sự chậm trễ của các doanh nghiệp (DN) VN trong việc đăng ký nhãn hiệu quốc tế để đảm bảo thương hiệu cho mình.

Hiệp hội Điều Việt Nam khuyến nghị doanh nghiệp nên tạm ngừng nhập khẩu điều thô

16-9-2011

Hiệp hội Điều Việt Nam (Vinacas) vừa đưa ra khuyến cáo các doanh nghiệp không nên ký kết các hợp đồng nhập khẩu giai đoạn này, nguyên nhân là do hiện nay điều thô đang được chào bán ở mức giá cao nếu mua vào thì hiệu quả mang lại sẽ không cao.

Xây dựng Tổng kho lúa gạo tại huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang

16-9-2011

Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang vừa thống nhất giao cho Công ty Cổ phần đầu tư Phương Trang triển khai dự án xây dựng Tổng kho lúa gạo tại huyện Châu Thành A, với tổng trị giá đầu tư giai đoạn 1 là khoảng 1000 tỷ đồng.