ĐỐI THOẠI CHÍNH SÁCH

Không khó kiểm soát

Ngày đăng: 26 | 09 | 2011

"Doanh nghiệp nước ngoài được phép mua trực tiếp cà phê của dân nhưng mua với số lượng bao nhiêu, họ được đặt bao nhiêu điểm thu mua... là quyền của chúng ta".

Trước câu hỏi, làm sao để tránh những "hệ lụy" từ việc các doanh nghiệp (DN) nước ngoài mua trực tiếp nông sản của nông dân, ông Phạm Tất Thắng - chuyên gia kinh tế cao cấp, kiêm tư vấn chính sách của Viện Nghiên cứu thương mại (Bộ Công Thương) cho biết: Việc DN nước ngoài được kinh doanh nông sản, trong đó có cà phê ở trong nước đã được cảnh báo từ rất lâu, kể từ khi VN mới gia nhập Tổ chức thương mại thế giới, rằng chúng ta sẽ phải đối mặt với cạnh tranh quốc tế ngay trên sân nhà. DN nước ngoài sẽ mua trực tiếp cà phê của nông dân là biểu hiện cụ thể nhất về cảnh báo này.
Việc UBND tỉnh Đăk Lăk chính thức đề nghị Bộ Công Thương cho phép 1 DN nước ngoài được trực tiếp mua cà phê của nông dân có thể tạo ra làn sóng DN nước ngoài độc chiếm vùng nguyên liệu, ảnh hưởng lớn tới các DN VN và xuất khẩu cà phê của VN, thưa ông?
- Chính vì vậy, chúng ta phải chuẩn bị đối phó với tình hình này. DN nước ngoài được phép mua trực tiếp cà phê của dân nhưng mua với số lượng bao nhiêu, họ được đặt bao nhiêu điểm thu mua... là quyền của chúng ta. Tỉnh Đăk Lăk có thể hạn chế các DN này bằng cách cho họ mở bao nhiêu điểm thu mua, cho họ thuê bao nhiêu diện tích đất trồng cà phê...
Dù DN nước ngoài "đóng" ở đây song họ cũng không thể đến từng nông dân để mua cà phê mà vẫn phải qua đại lý, trung gian để mua. Chúng ta cũng hoàn toàn có thể đặt điều kiện khi cho phép DN nước ngoài khi họ được mua trực tiếp nông sản của ta.
Nhưng trong trường hợp các DN nước ngoài sau khi "thâu tóm" vùng nguyên liệu, quay lại ép giá nông dân thì chúng ta khó có thể xử lý họ, thưa ông?
- Việc ép giá hay không còn tùy thuộc vào quan hệ cung-cầu, cạnh tranh của thị trường và tổ chức sản xuất kinh doanh của ta ở chính ngành hàng nông sản đó. Chính vì để tránh bị ép giá, đòi hỏi các cơ quan quản lý nhà nước, hiệp hội phải theo dõi, giám sát. Với ngành cà phê, tôi cho rằng chúng ta đã đến lúc phải tổ chức lại sản xuất, kinh doanh trong nước thích ứng với điều kiện mới, quy mô sản xuất phải lớn và người mua cũng phải là những DN lớn. Chúng ta không thể sản xuất kinh doanh manh mún mãi như hiện nay, để bị ép cấp, ép giá.
Theo Nông thôn ngày nay

Nguồn: http://danviet.vn/59103p1c25/khong-kho-kiem-soat.htm

NỘI DUNG KHÁC

Cà phê Việt thua trên sân nhà: Lựa chọn sống còn của doanh nghiệp cà phê Việt

26-9-2011

Không thể phủ nhận một số lợi ích trước mắt đối với nông dân khi doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (DN FDI) vào thu mua cà phê trực tiếp, song những lo ngại về lâu dài là hoàn toàn có cơ sở.

DN thủy sản miền Trung: Tìm đường nhập khẩu nguyên liệu

20-9-2011

Trước tình trạng nguyên liệu thủy sản trong nước thiếu hụt lại bị thương nhân Trung Quốc cạnh tranh mua ngay trên “sân nhà”, khiến nhiều doanh nghiệp chế biến thủy sản đang thiếu nguyên liệu trầm trọng và biện pháp mà các doanh nghiệp này lựa chọn là nhập khẩu nguyên liệu.

Mỹ luôn mở cửa cho hàng xuất khẩu Việt Nam

20-9-2011

Ông Suresh Kumar, trợ lý Bộ trưởng Thương mại Mỹ phụ trách xúc tiến thương mại, nói rằng Mỹ sẽ tiếp tục mở cửa thị trường cho các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam đáp ứng các điều kiện về chất lượng, vì Việt Nam được chọn là một trong các thị trường ưu tiên trong Sáng kiến xuất khẩu quốc gia của chính quyền tổng thống Barack Obama.

Doanh nghiệp Việt đầu tư 601 dự án ra nước ngoài

20-9-2011

Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài, tính tới thời điểm giữa tháng 9.2011 đã có 601 dự án của doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra ngoài lãnh thổ với tổng mức đầu tư đăng ký hơn 10 tỷ USD và vốn thực hiện đạt hơn 2 tỷ USD.

Thực hiện NĐ 109/2010/NĐ-CP: Các doanh nghiệp cần mở rộng liên kết

20-9-2011

Nhằm sắp xếp lại hoạt động sản xuất, kinh doanh gạo, thúc đẩy doanh nghiệp (DN) trong nước nâng cao năng lực cạnh tranh, Chính phủ đã ban hành Nghị định 109/2010/NĐ-CP . Theo đó, từ ngày 1/10/2011, thương nhân không có giấy chứng nhận sẽ không được tham gia kinh doanh xuất khẩu gạo.

Sẽ tạm trữ ít nhất 300.000 tấn cà phê trong niên vụ tới

19-9-2011

Trong khi nhiều doanh nghiệp nước ngoài đang đẩy mạnh thu mua tạm trữ cà phê tại Việt Nam thì nhiều doanh nghiệp trong nước vẫn đứng ngoài cuộc.

Tôm thẻ chân trắng - người ôm hận, kẻ đam mê: Sân chơi của công ty tôm giống

19-9-2011

Nhu cầu giống nuôi, thức ăn, thuốc thủy sản cho con tôm thẻ chân trắng đang thúc giục doanh nghiệp chen nhau kinh doanh lĩnh vực này. Và “sân chơi” đang chủ yếu dành cho công ty nước ngoài.

Doanh nghiệp cà phê Việt bị đánh bại trên sân nhà

19-9-2011

Tổng kết niên vụ cà phê 2010 – 2011, rất nhiều cơ hội cho xuất khẩu cà phê Việt Nam nhưng các doanh nghiệp nội không chỉ chưa tận dụng được lợi thế để phát triển mà còn bị các doanh nghiệp nước ngoài lấn át.

Trực tiếp đầu tư cho nông dân trồng cà phê: “Đòn” quyết định của doanh nghiệp nước ngoài

19-9-2011

Việc UBND tỉnh Đăk Lăk chính thức đề nghị Bộ Công Thương cho phép một doanh nghiệp (DN) nước ngoài được trực tiếp thu mua cà phê của nông dân có thể tạo ra “làn sóng” DN nước ngoài tung tiền ra độc chiếm vùng nguyên liệu, dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng về lâu dài.

Việt Nam - Thái Lan: Hợp tác thông tin về lúa gạo

19-9-2011

Hiệp hội Lương thực Việt Nam và Hiệp hội Các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan vừa ký bản ghi nhớ về hợp tác trao đổi thông tin trong lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu gạo.

Thị trường thức ăn chăn nuôi thủy sản: Doanh nghiệp ngoại đục nước thả câu

19-9-2011

“Có dấu hiệu các doanh nghiệp ngoại kinh doanh cùng một mặt hàng liên kết với nhau để đẩy giá, giữ giá, thu lợi nhuận cao. Như vậy là anh trục lợi, đục nước thả câu. Nhà nước mình phải bảo vệ quyền lợi người dân, chứ thấy dân mình bị người ta ức hiếp, ép như thế mà mình không làm gì thì tội dân lắm” - Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lương Lê Phương trao đổi với PV Tiền Phong.

Tăng tốc đăng ký nhãn hiệu quốc tế

16-9-2011

Trao đổi với NTNN ngày 15.9 về việc thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột bị doanh nghiệp nước ngoài “đánh cắp”, ông Trần Việt Hùng, nguyên Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KHCN) – cho biết: Thực tế này gióng lên hồi chuông cảnh báo những hệ quả khôn lường vì chính sự chậm trễ của các doanh nghiệp (DN) VN trong việc đăng ký nhãn hiệu quốc tế để đảm bảo thương hiệu cho mình.