THỊ TRƯỜNG

Thử nghiệm hỗ trợ nông dân trồng lúa 1 năm

Ngày đăng: 07 | 09 | 2011

Theo Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng thương mại Thái Lan Kittiratt Na-Ranong, chính phủ mới của nước này sẽ chỉ thực hiện thử nghiệm cơ chế thu mua hỗ trợ trong vòng 1 năm nếu cơ chế này không gây ảnh hưởng lên giá gạo.

Trong trường hợp chương trình hỗ trợ của chính phủ không đẩy giá gạo đến mức kỳ vọng, chính phủ Thái Lan sẽ nghiêm túc xem xét khả năng thu hẹp diện tích trồng lúa để tăng giá gạo.
 
Kế hoạch thu mua của Thái Lan sẽ bắt đầu vào 7/10. Hiệu ứng đầu tiên của hoạt động thu mua này là kéo giá gạo nội địa lên khoảng 25% và giá gạo trắng xuất khẩu lên ngưỡng 750 – 800 USD/tấn. Mức giá gạo này sẽ làm gia tăn gánh nặng chi phí cho cả người tiêu dùng địa phương và quốc tế.
 
Trong một buổi gặp mặt với nông dân, các nhà xay xát, xuất khẩu và các nhà chức trách liên quan, Bộ trưởng Thương mại Thái Lan cho biết chiến dịch này sẽ được thử nghiệm trong vòng 1 năm để xem liệu có thể đẩy giá gạo lên cao hay không. Nếu thị trường không phản ứng với chương trình này, chính phủ sẽ khuyến khích nông dân giảm diện tích trồng lúa và chuyển sang các cây trồng khác cho hiệu quả kinh tế cao hơn.
 
Ủy ban Chính sách gạo Quốc gia sẽ sớm nhóm họp để quyết định về thời điểm bắt đầu thu mua 7/10. Nông dân Thái Lan đã gây áp lực lên chính phủ nước này phải bắt đầu chương trình sớm hơn so với dự kiến ban đầu vào tháng 11.
 
Theo kế hoạch của chính phủ, lượng gạo thu mua theo chương trình này sẽ không hạn chế. Vụ thu hoạch lúa chính củ Thái Lan thường diễn ra vào tháng 11, được dự báo sẽ đạt sản lượng 8 triệu tấn thóc. Giá thu mua dự kiến là 20.000 Bath/tấn gạo jasmine và 15.000 Bath/tấn gạo trắng.
 
Chủ tịch danh dự của Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan Vichai Sriprasert cũng cho biết rất khó để dự đoán phản ứng của giới thương nhân nước ngoài về việc giá gạo Thái Lan tăng mạnh. Do đó, chính phủ sẽ phải đối mặt với thách thức duy trì lượng dự trữ gạo lớn khi kim ngạch xuất khẩu giảm mạnh.
 
Giá gạo Thái xuất khẩu sẽ tăng liên tục khi chương trình thu mua vận hành, lên mức trên 700 – 800 USD/tấn gạo trắng.
 
Theo ông Vichai, người tiêu dùng và người mua sẽ không phải là những người duy nhất chịu gánh nặng do giá gạo tăng cao. Các nhà xuất khẩu cũng sẽ gặp nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh.
 
Ông cho rằng chính phủ phải đảm bảo hoạt động đấu thầu mua gạo từ kho dự trữ minh bạch và công bằng để tất cả các nhà giao dịch cố thể tham gia mua bán. Chủ tịch các nhà đóng gói gạo Thái Lan Somkiat Makcayathorn cho biết giá gạo sẽ tăng 25% ngay khi chương trình thu mua bắt đầu.
 
Giá gạo jasmine sẽ tăng 40 – 50 Bath/gói loại 5kg so với mưc giá hiện tại 180 – 200 Bath. Giá bán lẻ gạo trắng cũng sẽ tăng 20 – 30 Bath/gói loại 5kg từ mức giá hiện tại 120 – 130 Bath.
 
Tuy nhiên, ông cho rằng nếu kim ngạch xuất khẩu giảm mạnh do tái khởi động chương trình này, giá gạo nội địa có thể không tăng mạnh do nhu cầu của các nhà xuất khẩu thấp.
 
Chủ tịch Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan Korbsook Iamsuri cho rằng giá gạo sẽ tăng dần. Bà lo lắng một số nước nhập khẩu gạo sẽ chuyển sang mua gạo từ một số nước cung cấp khác khi giá gạo Thái Lan trở nên quá cao so với giá chào hàng từ các nhà cung cấp khác.
 
Bà cho biết các nhà xuất khẩu nhỏ sẽ là nhóm chịu ảnh hưởng đầu tiên bởi giá gạo tăng cao do họ không đủ khả năng thu mua gạo từ thị trường khi cạnh tranh với chính phủ.
 
Bà nhấn mạnh chính phủ cần cung cấp các khoản vay mềm và sáng tạo nhiều kế hoạch quảng bá và marketing để đảm bảo tăng trưởng xuất khẩu gạo Thái Lan.
 
Phó Chủ tịch Hiệp hội các nhà xay xát gạo Thái Lan cho biết chương trình thu mua gạo sẽ đẩy giá gạo trắng xuất khẩu lên mức 750 USD/tấn và giá gạo jasmine có thể chạm mức 1.200 – 1.300 USD/tấn.
 
Giá gạo trắng 100% xuất khẩu hiện đang chào giá ở mức 563 USD/tấn và gạo jasmine hiện ở mức 1.092 USD/tấn.
 
AGROINFO biên dịch

NỘI DUNG KHÁC

Giá gạo xuất khẩu của Thái Lan sẽ vượt 700 USD/tấn

7-9-2011

Theo Thư ký thường trực thương mại Thái Lan Yanyong Phuangrach, giá gạo xuất khẩu Thái Lan có thể vượt 700 USD/tấn do kế hoạch thu mua thóc từ nông dân với mức giá xác định của chính phủ nước này.

Giá trị xuất khẩu cao su năm 2011 có thể đạt mức 3,67 tỷ USD

7-9-2011

Theo dự báo của Hiệp hội Cao su Việt Nam (VRA), sản lượng cao su tăng khoảng 4% trong năm 2011 và với nguồn cao su bổ sung từ tạm nhập tái xuất, Việt Nam có thể xuất khẩu hơn 800.000 tấn. Một nghiên cứu xu thế biến động của chuỗi số liệu xuất khẩu cao su những năm qua dự báo, giá trị xuất khẩu cao su năm 2011 có thể đạt mức 3,67 tỷ USD.

Giải pháp gỡ khó cho ngành điều: Mở rộng mô hình năng suất cao

7-9-2011

Trước tình trạng điều mất mùa, ngành công nghiệp chế biến điều đang gặp nhiều khó khăn do khan hiếm nguyên liệu trầm trọng. Theo dự báo, năm 2011 này nước ta phải nhập khoảng 450.000 tấn điều thô.

Muối tràn đồng, vẫn nhập 50.000 tấn

7-9-2011

Trong khi lượng muối tồn đọng rất lớn, chưa tiêu thụ được thì Bộ Công Thương đã cho doanh nghiệp (DN) nhập khẩu 50.000 tấn muối. Nhiều chuyên gia, người dân lo lắng: Muối ngoại sẽ hại muối nội.

Cơ hội tốt để tăng giá trị xuất khẩu cho mặt hàng hồ tiêu

6-9-2011

Theo Hiệp hội hồ tiêu Việt Nam (VPA), giá hồ tiêu những tháng cuối năm vẫn sẽ ở mức cao vì trong khoảng thời gian từ cuối tháng 10 đến tháng 1/2012 nguồn cung từ các nước như Việt Nam, Braxin, Indonesia không nhiều do đó không đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ của thế giới.

Nỗi lo từ mặt bằng giá gạo mới

6-9-2011

Trong những ngày qua, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gạo mua cầm chừng, các doanh nghiệp chế biến, xay xát và lái gạo không “ăn hàng”. Song giá lúa gạo ở ĐBSCL tạm đứng ở mức cao.

Phát triển bền vững ngành mía đường

5-9-2011

Trong thời gian qua, tình trạng tranh chấp nguyên liệu vẫn xẩy ra ở nhiều nơi gây ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình sản xuất chung của ngành mía đường cũng như lợi ích của người trồng mía. Trước bối cảnh đó, nhiều doanh nghiệp đã rút kinh nghiệm, đặt lợi ích của người trồng mía song song với lợi ích của doanh nghiệp mía đường... Đây là yếu tố chính để phát triển bền vững cho ngành mía đường trong nước.

Ngành nông nghiệp xuất siêu khoảng 6 tỉ USD trong 8 tháng

5-9-2011

Theo Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT), tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của nước ta 8 tháng đầu năm ước tính đạt 16,4 tỉ USD. Trong khi tổng giá trị nhập khẩu các mặt hàng và vật tư, nguyên liệu phục vụ lĩnh vực này ước đạt 10,4 tỉ USD. Như vậy, nông nghiệp đã xuất siêu khoảng 6 tỉ USD trong 8 tháng.

Sản lượng thuỷ sản tháng 8 tăng 4,6% so với cùng kỳ

1-9-2011

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, sản lượng thuỷ sản tháng 8/2011 ước tính đạt 475 nghìn tấn, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm trước, trong đó cá 349 nghìn tấn, tăng 4,5%; tôm 79 nghìn tấn, tăng 5,6%.

Dự báo giá tiêu sẽ tiếp tục tăng cao đến cuối năm

1-9-2011

Giá tiêu đen loại xô ngày 31/8 tại Đăk Lăk đã được các đại lý thu mua ở mức cao nhất từ trước tới nay là 135.000 đồng/kg đã làm nóng bầu không khí ở các làng quê.

Giá thực phẩm sẽ tiếp tục ổn định?

1-9-2011

Sau một thời gian dài liên tục tăng mạnh, gần đây giá cả của nhiều mặt hàng thực phẩm đã giảm nhẹ.

Lạm dụng phân bón: Lợi bất cập hại

1-9-2011

Bên cạnh phân đơn chất thì phân NPK được nông dân sử dụng ngày càng nhiều nhờ vào tính tiện dụng và hiệu quả khi sử dụng hợp lý.