THỊ TRƯỜNG

Giá trị xuất khẩu cao su năm 2011 có thể đạt mức 3,67 tỷ USD

Ngày đăng: 07 | 09 | 2011

Theo dự báo của Hiệp hội Cao su Việt Nam (VRA), sản lượng cao su tăng khoảng 4% trong năm 2011 và với nguồn cao su bổ sung từ tạm nhập tái xuất, Việt Nam có thể xuất khẩu hơn 800.000 tấn. Một nghiên cứu xu thế biến động của chuỗi số liệu xuất khẩu cao su những năm qua dự báo, giá trị xuất khẩu cao su năm 2011 có thể đạt mức 3,67 tỷ USD.

Khối lượng cao su xuất khẩu tháng 8 ước đạt 80 ngàn tấn với kim ngạch 340 triệu USD. Tổng khối lượng cao su xuất khẩu 8 tháng đầu năm đạt 449 ngàn tấn với giá trị 1,9 tỷ USD, tăng 4,1% về lượng và 64,9% về giá trị so với cùng kỳ năm trước. Mặc dù nhu cầu tiêu thụ cao su của thế giới không tăng mạnh như năm 2010 nhưng khả năng vẫn duy trì được xu hướng tăng cho tới cuối năm 2011. Giá cao su xuất khẩu bình quân 7 tháng đầu năm tăng 58,3% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 4.346 USD/tấn. Trung Quốc tiếp tục là thị trường nhập khẩu lớn nhất của cao su Việt Nam, tiếp theo là Malaysia, Hàn Quốc và Đài Loan.
Tại thị trường thế giới, nguồn cung cao su quý 3 tăng chậm do tình hình dịch bệnh trên lá diễn ra nghiêm trọng tại Việt Nam ảnh hưởng đến việc khai thác mủ. Theo Hiệp hội Các nước Sản xuất Cao su Thiên nhiên (ARNPC), sản lượng từ các nước thành viên (chiếm 92% tổng cung toàn cầu) tăng 3,4% lên 2,77 triệu tấn từ tháng 7 đến tháng 9, sụt giảm mạnh so với tốc độ tăng 12,1% cùng kỳ. Tăng trưởng nguồn cung trong 2 quý đầu năm nay tương ứng là 10,5% và 3,3%. ARNPC dự báo sản lượng trong quý 3 có thể tăng ở Thái Lan, Indonesia và Malaysia trong khi nguồn cung tại Việt Nam có thể giảm 9,4% do nông dân chậm trễ khai thác mủ. Tổng cung cao su thiên nhiên dự kiến sẽ tăng 4,9% đạt 9,96 triệu tấn trong năm nay và có thể lên đến 10,3 triệu tấn vào năm 2012 và 13,4 triệu tấn vào năm 2018.
Sản lượng cao su thiên nhiên của Ấn Độ tiếp tục tăng trong tháng 7, đẩy tổng sản lượng cao su của nước này từ đầu năm cho đến nay đạt 238,4 ngàn tấn, tăng 5,8% so với cùng kỳ năm 2010. Kim ngạch nhập khẩu cao su của nước này trong 7 tháng đầu năm 2011 tăng lên mức 62.056 tấn so với mức 56.208 tấn cùng kỳ năm 2010.
Giá cao su tháng 8 tăng nhẹ nhưng đến cuối tháng 8 có xu hướng giảm do những lo ngại về cuộc khủng hoảng nợ tại Mỹ và châu Âu cùng với giá dầu thô giảm. Tuy nhiên, theo dự báo của Reuteurs, giá cao su thế giới sẽ lên 400 Yên/kg vào cuối tháng 9 do nhu cầu từ các nước sản xuất ô tô chính của châu Á tăng mạnh vào nửa cuối năm nay.
Theo Báo Điện tử Đảng Cộng sản

Nguồn: http://dangcongsan.vn/CPV/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=30065&cn_id=477254

NỘI DUNG KHÁC

Giải pháp gỡ khó cho ngành điều: Mở rộng mô hình năng suất cao

7-9-2011

Trước tình trạng điều mất mùa, ngành công nghiệp chế biến điều đang gặp nhiều khó khăn do khan hiếm nguyên liệu trầm trọng. Theo dự báo, năm 2011 này nước ta phải nhập khoảng 450.000 tấn điều thô.

Muối tràn đồng, vẫn nhập 50.000 tấn

7-9-2011

Trong khi lượng muối tồn đọng rất lớn, chưa tiêu thụ được thì Bộ Công Thương đã cho doanh nghiệp (DN) nhập khẩu 50.000 tấn muối. Nhiều chuyên gia, người dân lo lắng: Muối ngoại sẽ hại muối nội.

Cơ hội tốt để tăng giá trị xuất khẩu cho mặt hàng hồ tiêu

6-9-2011

Theo Hiệp hội hồ tiêu Việt Nam (VPA), giá hồ tiêu những tháng cuối năm vẫn sẽ ở mức cao vì trong khoảng thời gian từ cuối tháng 10 đến tháng 1/2012 nguồn cung từ các nước như Việt Nam, Braxin, Indonesia không nhiều do đó không đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ của thế giới.

Nỗi lo từ mặt bằng giá gạo mới

6-9-2011

Trong những ngày qua, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gạo mua cầm chừng, các doanh nghiệp chế biến, xay xát và lái gạo không “ăn hàng”. Song giá lúa gạo ở ĐBSCL tạm đứng ở mức cao.

Phát triển bền vững ngành mía đường

5-9-2011

Trong thời gian qua, tình trạng tranh chấp nguyên liệu vẫn xẩy ra ở nhiều nơi gây ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình sản xuất chung của ngành mía đường cũng như lợi ích của người trồng mía. Trước bối cảnh đó, nhiều doanh nghiệp đã rút kinh nghiệm, đặt lợi ích của người trồng mía song song với lợi ích của doanh nghiệp mía đường... Đây là yếu tố chính để phát triển bền vững cho ngành mía đường trong nước.

Ngành nông nghiệp xuất siêu khoảng 6 tỉ USD trong 8 tháng

5-9-2011

Theo Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT), tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của nước ta 8 tháng đầu năm ước tính đạt 16,4 tỉ USD. Trong khi tổng giá trị nhập khẩu các mặt hàng và vật tư, nguyên liệu phục vụ lĩnh vực này ước đạt 10,4 tỉ USD. Như vậy, nông nghiệp đã xuất siêu khoảng 6 tỉ USD trong 8 tháng.

Sản lượng thuỷ sản tháng 8 tăng 4,6% so với cùng kỳ

1-9-2011

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, sản lượng thuỷ sản tháng 8/2011 ước tính đạt 475 nghìn tấn, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm trước, trong đó cá 349 nghìn tấn, tăng 4,5%; tôm 79 nghìn tấn, tăng 5,6%.

Dự báo giá tiêu sẽ tiếp tục tăng cao đến cuối năm

1-9-2011

Giá tiêu đen loại xô ngày 31/8 tại Đăk Lăk đã được các đại lý thu mua ở mức cao nhất từ trước tới nay là 135.000 đồng/kg đã làm nóng bầu không khí ở các làng quê.

Giá thực phẩm sẽ tiếp tục ổn định?

1-9-2011

Sau một thời gian dài liên tục tăng mạnh, gần đây giá cả của nhiều mặt hàng thực phẩm đã giảm nhẹ.

Lạm dụng phân bón: Lợi bất cập hại

1-9-2011

Bên cạnh phân đơn chất thì phân NPK được nông dân sử dụng ngày càng nhiều nhờ vào tính tiện dụng và hiệu quả khi sử dụng hợp lý.

Bạc Liêu: Muối tồn đã có đầu ra

1-9-2011

Hơn một tuần qua, diêm dân Bạc Liêu rất phấn khởi khi nhiều thương lái vào tận đồng tìm mua số muối đã tồn đọng trong nhiều tháng qua. Nhờ đó giá muối nhích lên.

Giá phân bón cao nhất từ trước tới nay

31-8-2011

So với cùng kỳ năm ngoái, giá phân bón các loại như urê, DAP... tăng 50-100%, với phân ure đến tay người tiêu dùng hiện lên tới 12.500 đồng/kg.