ĐỐI THOẠI CHÍNH SÁCH

ĐBSCL: Nông dân bỏ lồng, nuôi cá không có lãi

Ngày đăng: 29 | 10 | 2009

AGROINFO - Sản xuất thuỷ sản được các tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) xác định là một trong những ngành mũi nhọn để đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp – nông thôn và là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của ĐBSCL. Tuy nhiên, trong thởi điểm hiện nay, ở một số tỉnh ĐBSCL như An Giang, Cần Thơ, Đồng Tháp…, tình trạng bỏ lồng, bỏ ao đang gia tăng do người nuôi không có lãi.

Sản xuất thuỷ sản được các tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) xác định là một trong những ngành mũi nhọn để đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp – nông thôn và là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của ĐBSCL. Tuy nhiên, trong thởi điểm hiện nay, ở một số tỉnh ĐBSCL như An Giang, Cần Thơ, Đồng Tháp…, tình trạng bỏ lồng, bỏ ao đang gia tăng do người nuôi không có lãi.

Theo báo cáo thủy sản quí II của Trung tâm Thông tin Phát triển Nông nghiệp nông thôn (AGROINFO), xuất khẩu thuỷ sản 6 tháng đầu năm 2009 giảm 11,8% so với cùng kỳ năm trước. Lượng thuỷ sản cho xuất khẩu tập trung chủ yếu ở các tỉnh vùng ĐBSCL.

Xuất khẩu thuỷ sản giảm

Tính đến hết tháng 5/ 2009, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam tới 10 nước lớn nhất đạt 886,1 triệu USD, chiếm 65,6% tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản. So với cùng kỳ năm 2008, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam tới 10 nước lớn nhất (Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc, Đức, Tây Ban Nha, Ý…) giảm tới 11,7% (tương đương 117,2 triệu USD). Mặc dù việc xuất khẩu thuỷ sản sang Nga đã được nối lại từ tháng 4/2009 nhưng kim ngạch xuất khẩu sang Nga trong tháng 4 và tháng 5 cũng chỉ đạt 6,4 triệu USD, giảm 69,5% so với cùng kỳ năm 2008, đưa Nga ra khỏi top 10 nước dẫn đầu về xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam.

               Nhiều hộ nuôi cá ở ĐBSCL phải bỏ lồng, bỏ ao
Có 4 nguyên nhân chính dẫn đến việc suy giảm kim ngạch xuất khẩu. Thứ nhất, Suy thoái kinh tế thế giới làm giảm nhu cầu tiêu thụ, nhất là những mặt hàng đắt tiền như tôm và cá ngừ. Thứ 2, do thiếu cá nguyên liệu dùng cho chế biến, giá nguyên liệu tăng cao khiến cho các doanh nghiệp mất cơ hội thực hiện rất nhiều đơn hàng. Thứ 3, Truyền thông một số nước như Italia, Tây Ban Nha, Ai Cập, Pháp, New Zealand... đưa tin gây ảnh hưởng xấu đến uy tín hàng thuỷ sản của Việt Nam. Thứ 4, Sự “vắng bóng” của thị trường Nga trong 3 tháng đầu năm cũng ảnh hưởng nhiều đến xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam.

Người dân ĐBSCL bỏ lồng vì nuôi có không có lãi

Từ giữa tháng 9-2009 đến nay, thị trường xuất khẩu khởi sắc, giá cá nguyên liệu tại ĐBSCL tăng khoảng 200 đồng/kg so với cuối tháng 8-2009. Giá cá nguyên liệu loại 1 hiện khoảng 15.200 đồng/kg nhưng trên thực tế, với giá này chỉ lời chút ít nếu như người nuôi cá nắm vững kỹ thuật.. Còn lại, đa phần các hộ nuôi trồng chỉ bán được với giá 14.800 - 15.000 đồng/kg do nguồn cung không đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn khắt khe của nhiều thị trường xuất khẩu. Theo nhận định chung, với giá mua cá nguyên liệu hiện tại của DN, nếu người nuôi cá được hỗ trợ lãi suất trong gói kích cầu của Chính phủ thì số người huề vốn chỉ khoảng 10%, nhưng có đến 90% bị thua lỗ vì giá thành nuôi đã 14.500 - 15.000 đồng/kg.

Theo điều tra mới nhất của Agroinfo tại 2 tỉnh An Giang và Cần Thơ, chi phí sản xuất trung bình với cá chim trắng là 10.000 đồng/ kg cá thành phẩm, với cá điêu hồng là 16.000 đồng/ kg, cá basa là 14.000 đồng/kg. Trong khi đó, giá bán ra lại không cao, cá chim trắng bán 8.200 đồng/ kg, điêu hồng 21.000 đồng/ kg, cá basa 20.000 đồng/ kg. Với giá bán này, người chăn nuôi cá chim đang bị lỗ.

Biểu 1: Biểu đồ so sánh giữa chi phí sản xuất và giá bán ra
của một số loại cá ở An Giang tháng 10/2009
Đơn vị: vnđ/kg
Một số hộ nuôi cá bè tại An Giang cho biết 1 năm họ sản xuất 2 vụ , tính ra đầy đủ cả chi phí, giá thành thì hộ lỗ nhiều nhất lên đến 40- 50 triệu/ năm. Con số này đã bao gồm cả lãi suất ngân hàng.

Nguyên nhân chính của tình trạng trên là do số lượng cá chết do bệnh ngày càng gia tăng. Hơn thế nữa, giá nguyên liệu đầu vào cho các hộ nuôi thủy sản ở địa phương này đang ngày một cao. Với các loài nuôi như tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cá bốp, cá mú sao, mú đen, cá tra…, việc thiếu hụt nguồn giống đảm bảo đang là vấn đề cấp bách. Các cơ sở sản xuất giống tại chỗ chỉ đáp ứng đc 10 – 15 % nhu cầu. Có đến 85 – 90 % con giống được nhập từ miền Trung. Do đó đầu vào sản phẩm tăng cao. Theo thông tin mới nhất từ Agroinfo, giá thức ăn chăn nuôi cho cá tra, basa tại ĐBSCL đã chuẩn bị rục rịch tăng giá với mức tăng từ 110 - 210 đồng/kg. Sở dĩ giá thức ăn cho cá tra, basa tăng là do giá các nguyên liệu đầu vào của thức ăn thành phẩm đã tăng rất mạnh từ đầu năm.

Trước thực trạng đó, nhiều hộ chăn nuôi thủy sản nhỏ ở các tỉnh An Giang, Cần Thơ đã phải bỏ nghề, chuyển sang các hoạt động khác. Với nhiều hộ lớn, họ chuyển hướng kinh doanh, mở rộng đầu ra bằng cách tăng nguồn cung cho thị trường trong nước, phát triển các giống cá như cá rô phi, cá diêu hồng… Các doanh nghiệp chịu trách nhiệm thu mua thủy sản ở những địa phương này đang chú trọng việc đa dạng hóa sản phẩm, hướng đến thị trường nội địa, chú trọng khâu quảng bá thương hiệu mặt hàng thủy sản đối với người tiêu dùng trong nước.

Theo nhận định chung, từ nay đến cuối năm, giá cá tra nguyên liệu khó tăng cao dù nhu cầu ở thị trường nhập khẩu vào mùa Noel, Tết dương lịch 2010 đang tăng, nhưng DN phải giao hàng trước 1 tháng. Do vậy, đến giữa tháng 11 đến hết năm 2009, DN chỉ thu mua để trữ kho và chờ hợp đồng thương mại vào đầu năm 2010. Mặc dù giá xuất khẩu cá thành phẩm tăng so với trước, DN được cấp phép xuất khẩu vào thị trường Nga, EU cũng tăng nhưng chưa thể vực dậy được thị trường vốn trầm lắng thời gian khá dài. Các chuyên gia dự báo, 6 tháng cuối năm 2009, tỷ lệ người nuôi cá tra bỏ ao ở vùng ĐBSCL là 20 - 30% so với đầu năm 2009. Tỷ lệ này sẽ tăng 30 - 40% vào đầu năm 2010, nếu giá cá vẫn đi theo chiều ngang.

AGROINFO

NỘI DUNG KHÁC

Chưa theo kịp cơ giới hóa nông nghiệp

29-10-2009

AGROINFO - Ngày 17/04/2009, Thủ tướng chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký, thông qua quyết định 497 về việc hỗ trợ lãi suất vốn vay mua máy móc thiết bị, vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp và vật liệu xây dựng nhà ở khu vực nông thôn. Sau hơn 4 tháng triển khai, thực tế cho thấy ngành cơ khí trong nước vẫn chưa theo kịp để cơ giới hoá nông nghiệp nước nhà.

Cơ giới hóa để giảm tổn thất sau thu hoạch lúa gạo ở ĐBSCL

29-10-2009

AGROINFO - Theo Viện Lúa ĐBSCL, tổn thất sau thu hoạch của lúa gạo ở khu vực này là 12 – 15%. Với tỷ lệ tổn thất này, ước tính ĐBSCL mất từ 2,4 - 3,15 triệu tấn lúa/năm, tương đương 9.120-1.260 tỷ đồng (với giá lúa hiện nay khoảng 3.800-4.000 đồng/kg)

Phân bổ và sử dụng hợp lý đất rừng, phải tiếp cận từ lợi ích

28-10-2009

AGROINFO – Việc quản lý và sử dụng có hiệu quả đất rừng có ý nghĩa quan trọng trong chính sách phát triển nông – lâm nghiệp của Việt Nam hiện nay. Đó cũng chính là mục tiêu mà “Nghiên cứu đề xuất chính sách quản lý và sử dụng hợp lý đất rừng sản xuất tại 4 tỉnh Lào Cai, Lai Châu, Đăk Nông và Đăk Lăk” đang hướng tới.

Cơ giới hóa nông nghiệp - nhu cầu bức xúc ở ĐBSCL

28-10-2009

AGROINFO - Cơ giới hóa nông nghiệp sẽ góp phần đưa giá trị hàng hóa nông sản đạt chất lượng giá thành sản phẩm sản xuất sẽ có tính cạnh tranh cao

Cơ giới hoá trên vựa lúa ĐBSCL chỉ đạt vài phần trăm

28-10-2009

AGROINFO - Ở ĐBSCL, vụ đông xuân có đến 1,5 triệu ha lúa được gieo sạ nhưng máy móc cơ giới hóa chỉ đáp ứng được trên 200.000ha. Trên nhiều cánh đồng, không tìm đâu ra người để thuê cắt lúa. Trong khi, bài toán cơ giới hóa thì còn bỏ ngỏ... TS. Lê Văn Bảnh, Viện trưởng Viện lúa ĐBSCL trao đổi với phóng viên VNN xung quanh vấn đề này.

Giám sát nông hộ: Thiếu vốn, thiếu chủ động nên nông dân thiệt thòi

26-10-2009

AGROINFO - Trong Hệ thống giám sát nông hộ được RUDEC/IPSARD thực hiện, các cán bộ nghiên cứu sẽ định kỳ thực hiện việc giám sát và thu thập số liệu từ các nông hộ. Chuyên gia Nguyễn Đình Chính (Bộ môn Nghiên cứu Chiến lược và Chính sách) vừa thực hiện chuyến thực địa tại Đăk Lắk đã có buổi đối thoại cùng AGROINFO xung quanh chuyến đi này.

Chính sách lâm nghiệp “treo” và vấn đề định mức

23-10-2009

AGROINFO – “Định mức trồng rừng phòng hộ 10 triệu/ha là quá thấp, dân không đủ khả năng tham gia được”, ông Tạ Xuân Trường nhận định.

Trăn trở nông thôn miền núi

20-10-2009

AGROINFO – Ý kiến phát biểu của ông Phạm Đức Hiển, GĐ Sở NN &PTNT Điện Biên tại Hội thảo “Xác định các ưu tiên nghiên cứu kinh tế chính sách năm 2010 tại vùng núi phía bắc”

Lao động nhập cư: thiếu việc làm, giảm thu nhập

19-10-2009

AGROINFO - Khảo sát nhanh này cho thấy người lao động nhập cư đang đối mặt với tình trạng giảm thu nhập, nhiều người lao động nhập cư tại các làng nghề và khu công nghiệp được khảo sát đang quay lại quê nhà.

Đánh giá môi trường chiến lược, cần nâng lên thành chiến lược

19-10-2009

AGROINFO – “Đánh giá môi trường chiến lược” trong hoạch định chính sách, xây dựng chiến lược vĩ mô ngày càng trở nên quan trọng và có tính bắt buộc. Nhưng dường như khái niệm này vẫn còn xa lạ với nhiều người…

Tác động của khủng hoảng tài chính đối với doanh nghiệp và người lao động

16-10-2009

AGROINFO – Năm 2008, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Trong hoàn cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu, doanh nghiệp và người lao động Việt Nam chịu nhiều tác động tiêu cực, nhất là lao động nông thôn nhập cư vào đô thị.

Bảo hiểm cây trồng, vật nuôi

15-10-2009

Trong khi bảo hiểm nông nghiệp (BHNN) hiện gần như bị bỏ trống, một số mô hình “bảo hiểm” cây trồng vật nuôi được người nông dân và doanh nghiệp gây dựng đang đem lại hiệu quả thiết thực.