ĐỐI THOẠI CHÍNH SÁCH

Phân bổ và sử dụng hợp lý đất rừng, phải tiếp cận từ lợi ích

Ngày đăng: 28 | 10 | 2009

AGROINFO – Việc quản lý và sử dụng có hiệu quả đất rừng có ý nghĩa quan trọng trong chính sách phát triển nông – lâm nghiệp của Việt Nam hiện nay. Đó cũng chính là mục tiêu mà “Nghiên cứu đề xuất chính sách quản lý và sử dụng hợp lý đất rừng sản xuất tại 4 tỉnh Lào Cai, Lai Châu, Đăk Nông và Đăk Lăk” đang hướng tới.

Chuyên gia Lê Đức Thịnh, Bộ môn Thể chế Nông thôn (thuộc IPSARD), chủ nhiệm đề tài đã đối thoại với AGROINFO về quá trình tiếp cận nghiên cứu này.

Mục tiêu của việc nghiên cứu lần này là nhằm xác định được những căn cứ thực tiễn về tình trạng quản lý và sử dụng đất rừng sản xuất (bao gồm đất có rừng và đất được quy hoạch để trồng rừng), trên cơ sở đó đề xuất chính sách phù hợp và hiệu quả hơn tại 4 tình Lào Cai, Lai Châu, Đăk Nông và Đăk Lăk. Để phân bố và sử dụng đất rừng hợp lý, vấn đề mấu chốt cần giải quyết hiện nay là gì, thưa ông?

Phân bổ và sử dụng có hiệu quả đất rừng là một "bài toán" khó

- Muốn phân bố đất rừng hợp lý, cần tính đến lợi ích của các bên liên quan. Đó là: Người sản xuất, Người dân địa phương, doanh nghiệp (các nông – lâm trường), Chính quyền địa phương. Chúng ta phải nhận diện được lợi ích của các bên liên quan. Đó chính là cơ sở quan trọng để chúng ta giải quyết tốt vấn đề.

Nhưng để tính toán hợp lý và hài hòa lợi ích của các bên liên quan, cần phải làm gì, thưa ông?

- Chúng ta cần có một cách tiếp cận hợp lý để giải quyết vấn đề. Trước hết là phải có sự phân vùng các loại đất. Đồng thời phải xác định và phân loại các đối tượng sở hữu đất. Đối tượng sở hữu đất hiện nay là ai (nông dân, chính quyền địa phương, hay doanh nghiệp), và số lượng bao nhiêu, mục tiêu, lợi ích, hiệu quả sử dụng của các tác nhân….

Từ đó sẽ đi đến sự mô tả và khái quát hiện trạng sử dụng hiện nay, giúp chỉ ra những điều bất hợp lý hay hợp lý. Đó chính là cơ sở để đề xuất, kiến nghị những chính sách nhằm sử dụng đất rừng có hiệu quả.

Cần sự kết hợp nhiều phương pháp tiếp cận để giải quyết vấn đề. Về mặt công cụ, đất được xem như là một công cụ để các tác nhân đạt được mục tiêu của mình. Chính quyền địa phương, doanh nghiệp, người dân có những mục tiêu khác nhau và chúng ta phải xem xét tất cả các mục tiêu đó.

Việc phân bố lại đất rừng sẽ mang lại những lợi ích gì, cho ai? Và trong đó có những lợi ích cộng đồng nào cần quan tâm.

Việc nghiên cứu cũng cần được hướng đến mục tiêu hoạch định các chính sách quản lý và phát triển. Phải đánh giá được tác động của luật pháp đối với quá trình xây dựng chính sách để thực hiện có hiệu quả.

Với những cách tiếp cận đó, chúng ta cần có những công cụ gì?

Với những hướng tiếp cận đó, chúng ta cần có một kế hoạch tính toán chi tiết, dài hạn. Sắp tới, nhóm nghiên cứu đề tài này sẽ triển khai từng bước công việc để đạt được mục tiêu nghiên cứu đã đề ra.

- Xin cảm ơn ông

AGROINFO (thực hiện)

NỘI DUNG KHÁC

Cơ giới hóa nông nghiệp - nhu cầu bức xúc ở ĐBSCL

28-10-2009

AGROINFO - Cơ giới hóa nông nghiệp sẽ góp phần đưa giá trị hàng hóa nông sản đạt chất lượng giá thành sản phẩm sản xuất sẽ có tính cạnh tranh cao

Cơ giới hoá trên vựa lúa ĐBSCL chỉ đạt vài phần trăm

28-10-2009

AGROINFO - Ở ĐBSCL, vụ đông xuân có đến 1,5 triệu ha lúa được gieo sạ nhưng máy móc cơ giới hóa chỉ đáp ứng được trên 200.000ha. Trên nhiều cánh đồng, không tìm đâu ra người để thuê cắt lúa. Trong khi, bài toán cơ giới hóa thì còn bỏ ngỏ... TS. Lê Văn Bảnh, Viện trưởng Viện lúa ĐBSCL trao đổi với phóng viên VNN xung quanh vấn đề này.

Giám sát nông hộ: Thiếu vốn, thiếu chủ động nên nông dân thiệt thòi

26-10-2009

AGROINFO - Trong Hệ thống giám sát nông hộ được RUDEC/IPSARD thực hiện, các cán bộ nghiên cứu sẽ định kỳ thực hiện việc giám sát và thu thập số liệu từ các nông hộ. Chuyên gia Nguyễn Đình Chính (Bộ môn Nghiên cứu Chiến lược và Chính sách) vừa thực hiện chuyến thực địa tại Đăk Lắk đã có buổi đối thoại cùng AGROINFO xung quanh chuyến đi này.

Chính sách lâm nghiệp “treo” và vấn đề định mức

23-10-2009

AGROINFO – “Định mức trồng rừng phòng hộ 10 triệu/ha là quá thấp, dân không đủ khả năng tham gia được”, ông Tạ Xuân Trường nhận định.

Trăn trở nông thôn miền núi

20-10-2009

AGROINFO – Ý kiến phát biểu của ông Phạm Đức Hiển, GĐ Sở NN &PTNT Điện Biên tại Hội thảo “Xác định các ưu tiên nghiên cứu kinh tế chính sách năm 2010 tại vùng núi phía bắc”

Lao động nhập cư: thiếu việc làm, giảm thu nhập

19-10-2009

AGROINFO - Khảo sát nhanh này cho thấy người lao động nhập cư đang đối mặt với tình trạng giảm thu nhập, nhiều người lao động nhập cư tại các làng nghề và khu công nghiệp được khảo sát đang quay lại quê nhà.

Đánh giá môi trường chiến lược, cần nâng lên thành chiến lược

19-10-2009

AGROINFO – “Đánh giá môi trường chiến lược” trong hoạch định chính sách, xây dựng chiến lược vĩ mô ngày càng trở nên quan trọng và có tính bắt buộc. Nhưng dường như khái niệm này vẫn còn xa lạ với nhiều người…

Tác động của khủng hoảng tài chính đối với doanh nghiệp và người lao động

16-10-2009

AGROINFO – Năm 2008, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Trong hoàn cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu, doanh nghiệp và người lao động Việt Nam chịu nhiều tác động tiêu cực, nhất là lao động nông thôn nhập cư vào đô thị.

Bảo hiểm cây trồng, vật nuôi

15-10-2009

Trong khi bảo hiểm nông nghiệp (BHNN) hiện gần như bị bỏ trống, một số mô hình “bảo hiểm” cây trồng vật nuôi được người nông dân và doanh nghiệp gây dựng đang đem lại hiệu quả thiết thực.

Việt Nam đang thiếu chuyên gia phân tích ngành hàng

6-10-2009

AGROINFO - “Để có được hệ thống phân tích, dự báo thị trường tốt cần sự đầu tư cả về cơ sở vật chất và con người. Hơn nữa, từ nhận thức (bởi những bức xúc nâng cao hiệu quả của dự báo kinh tế qua các cú “sốc” vừa qua) đến những hành động cụ thể là một quá trình không hề đơn giản.

Giới thiệu về mô hình giám sát nông hộ của IPSARD

1-9-2009

Hiện nay nhiều nguồn dữ liệu về sản xuất của hộ đã được thu thập, nhưng các nguồn thông tin này hoặc là quá tổng hợp hoặc là chỉ tập trung vào 1 lĩnh vực riêng biệt nên khó sử dụng trong xây dựng các mô hình dự báo ảnh hưởng của chính sách đến sản xuất của hộ...

Giới thiệu một số mô hình thực hiện ĐMC trong ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trên Thế Giới

31-3-2009

Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, tất cả các họat động của ngành nông nghiệp bao gồm: trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp và thủy sản đều có những tác động nhất định với môi trường. Các tác động xảy ra từ họat động khai hoang cho đến các họat động mở rộng sản xuất. Việc sử dụng các hóa chất như phân bón và thuốc trừ sâu có tác động đáng kể đến môi trường(The World Bank, 1999).