ĐỐI THOẠI CHÍNH SÁCH

Tác động của khủng hoảng tài chính đối với doanh nghiệp và người lao động

Ngày đăng: 16 | 10 | 2009

AGROINFO – Năm 2008, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Trong hoàn cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu, doanh nghiệp và người lao động Việt Nam chịu nhiều tác động tiêu cực, nhất là lao động nông thôn nhập cư vào đô thị.

Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, Ngân hàng thế giới và Oxfam Anh cùng phối hợp thực hiện khảo sát nhanh để thu thập những thông tin mới nhất về tác động của cuộc khủng hoảng đến doanh nghiệp và người lao động

Khủng hoảng kinh tế làm cho dòng người từ nông thôn nhập cư vào các đô thị tìm việc làm gặp nhiều khó khăn hơn

Cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính toàn cầu hiện đang đi vào giai đoạn đỉnh điểm như hiện nay đã và đang có tác động tiêu cực đến nền kinh tế Việt Nam, qua hai kênh chính là xuất khẩu (bao gồm xuất khẩu hàng hóa, lao động và xuất khẩu tại chỗ là du lịch) và đầu tư trực tiếp nước ngoài, chưa kể đến các kênh khác như kiều hối hay đầu tư gián tiếp.

Những thông tin cập nhật cho thấy tình trạng mất việc làm có xu hướng gia tăng nhanh trong các doanh nghiệp xuất khẩu sử dụng nhiều lao động như giày da, dệt may, chế biến thủy sản, chế biến gỗ, hay tại các làng nghề với nhiều lao động không có đăng ký đến từ các địa phương khác. Một số phân tích chỉ ra nếu tình trạng mất việc làm chạm ngưỡng nhạy cảm có thể đẩy sự suy giảm kinh tế vào vòng xoáy luẩn quẩn: giảm việc làm dẫn đến giảm thu nhập, điều này dẫn đến giảm chi tiêu làm cho cầu yếu đi, dẫn đến nhiều doanh nghiệp phải tiếp tục cắt giảm sản xuất dẫn đến việc làm tiếp tục bị cắt giảm.

Trong bối cảnh đó, mục tiêu ưu tiên hàng đầu của Việt Nam là duy trì việc làm nhằm đảo ngược vòng xoáy luẩn quẩn của suy giảm kinh tế, và việc Chính phủ nhanh chóng đưa vào thực hiện gói kích cầu đầu tiên là rất cần thiết và kịp thời. Tuy nhiên, trong bối cảnh thâm hụt ngân sách, thâm hụt vãng lai cũng như lạm phát gần đây ở Việt Nam rất cao, các chính sách kích cầu cũng cần chú ý đến tiêu chí hiệu quả, tức là làm sao có thể duy trì nhiều việc làm nhất với lạm phát và mất cân đối vĩ mô ở mức thấp nhất có thể. Để thiết kế được những chính sách phù hợp như vậy, cần có được những thông tin về mức độ tác động của cuộc khủng hoảng toàn cầu hiện nay đến doanh nghiệp và người lao động ở Việt Nam, khả năng chịu đựng và đối sách của họ nếu cuộc khủng hoảng chưa thể kết thúc sớm, hệ thống an sinh xã hội chính thức và phi chính thức tại các địa bàn có nhiều người bị tác động ảnh hưởng v.v… Trong bối cảnh thiếu những thông tin phù hợp và được cập nhật tương đối thường xuyên, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, Ngân hàng thế giới và Oxfam Anh cùng phối hợp thực hiện khảo sát nhanh để thu thập những thông tin mới nhất về tác động của cuộc khủng hoảng đến doanh nghiệp và người lao động nhằm cung cấp kịp thời cho các cơ quan hoạch định chính sách và bổ trợ cho thông tin và số liệu của Tổng cục thống kê và Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội.

Báo cáo này tóm tắt những kết quả nghiên cứu khảo sát nhanh được tiến hành tại Hà Nội. Nhóm nghiên cứu đang tiếp tục triển khai trên các địa bàn khác và sẽ có những báo cáo cập nhật kết quả nghiên cứu ngay sau khi khảo sát nhanh tại mỗi địa bàn kết thúc.

Phương pháp

Doanh nghiệp phá sản, người lao động mất việc làm. Ảnh vtc.vn

Đây là cuộc khảo sát nhanh mang tính định tính được tiến hành vào cuối tháng 2/2009 tại Hà Nội, thông qua các cuộc phỏng vấn bán cấu trúc và thảo luận nhóm sử dụng một số công cụ đánh giá nhanh PRA như đường thời gian và bài tập xếp hạng. Tổng cộng có 105 người tham gia vào cuộc khảo sát, gồm người lao động thuộc khu vực phi chính thức (đứng chờ việc theo ngày tại 5 điểm “chợ lao động” ở Hà Nội), người lao động và chủ doanh nghiệp làng nghề (tại 2 làng nghề nổi tiếng gần Hà Nội là làng gốm sứ Bát Tràng và làng sơn mài Hạ Thái), công nhân nhập cư thuộc khu vực chính thức và các nhà quản lý doanh nghiệp (gần khu công nghiệp Bắc Thăng Long-TLIP):

Khu vực phi chính thức: tiến hành 3 thảo luận nhóm với 16 người lao động chờ việc theo ngày (trong đó có 3 nữ), và phỏng vấn 9 người lao động (trong đó có 6 nữ).

Làng nghề: phỏng vấn 29 chủ cơ sở làng nghề (gồm 12 doanh nghiệp và hợp tác xã, 17 cơ sở sản xuất qui mô hộ gia đình), 12 người lao động (trong đó có 4 nữ), 6 cán bộ xã, thôn và hiệp hội làng nghề.

Khu vực chính thức: phỏng vấn đại diện công ty quản lý khu công nghiệp Bắc Thăng Long, 4 người quản lý doanh nghiệp, 23 công nhân (trong đó có 18 nữ), 2 cán bộ xã và thôn, 2 chủ nhà trọ quanh khu công nghiệp, và đại diện trường dậy nghề cho công nhân.

AGROINFO (Theo Báo cáo sơ bước đầu kết quả khảo sát nhanh tác động của khủng hoảng kinh tế - tài chính toàn cầu đến doanh nghiệp và người lao động ở Hà Nội, Việt Nam)

NỘI DUNG KHÁC

Bảo hiểm cây trồng, vật nuôi

15-10-2009

Trong khi bảo hiểm nông nghiệp (BHNN) hiện gần như bị bỏ trống, một số mô hình “bảo hiểm” cây trồng vật nuôi được người nông dân và doanh nghiệp gây dựng đang đem lại hiệu quả thiết thực.

Việt Nam đang thiếu chuyên gia phân tích ngành hàng

6-10-2009

AGROINFO - “Để có được hệ thống phân tích, dự báo thị trường tốt cần sự đầu tư cả về cơ sở vật chất và con người. Hơn nữa, từ nhận thức (bởi những bức xúc nâng cao hiệu quả của dự báo kinh tế qua các cú “sốc” vừa qua) đến những hành động cụ thể là một quá trình không hề đơn giản.

Giới thiệu về mô hình giám sát nông hộ của IPSARD

1-9-2009

Hiện nay nhiều nguồn dữ liệu về sản xuất của hộ đã được thu thập, nhưng các nguồn thông tin này hoặc là quá tổng hợp hoặc là chỉ tập trung vào 1 lĩnh vực riêng biệt nên khó sử dụng trong xây dựng các mô hình dự báo ảnh hưởng của chính sách đến sản xuất của hộ...

Giới thiệu một số mô hình thực hiện ĐMC trong ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trên Thế Giới

31-3-2009

Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, tất cả các họat động của ngành nông nghiệp bao gồm: trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp và thủy sản đều có những tác động nhất định với môi trường. Các tác động xảy ra từ họat động khai hoang cho đến các họat động mở rộng sản xuất. Việc sử dụng các hóa chất như phân bón và thuốc trừ sâu có tác động đáng kể đến môi trường(The World Bank, 1999).

Giới thiệu một số nghiên cứu điển hình về thực hiện ĐMC liên quan đến nông nghiệp phát triển nông thôn của Việt Nam

31-3-2009

Kể từ khi ra đời tại Mỹ đầu những năm 1970, quá trình đánh giá tác động môi trường (ĐTM) chủ yếu áp dụng cho các dự án phát triển tại những địa điểm cụ thể. Tuy nhiên, ĐTM ở cấp dự án thường không đủ để ra quyết định có quy mô rộng lớn.

Tổng kết cơ chế hoạt động phát triển nông thôn chính đã được áp dụng tại Việt Nam và đề xuất nhân rộng, thể chế hoá

30-3-2009

Hiện nay, Đảng và Chính phủ đã có chủ trương phát triển nông thôn và đang triển khai xây dựng hàng loạt mô hình phát triển nông thôn mới cũng như chiến lược phát triển nông thôn nhưng chưa có đề xuất thay đổi cơ chế. Kết quả nghiên cứu này sẽ rất hữu ích cho việc đề xuất nhân rộng, thể chế hoá để đưa vào các chính sách này và áp dụng tại các địa phương.

Đánh giá tiềm năng kinh tế và tác động xã hội của việc trồng và chế biến cây cao su tại Tây Bắc

30-3-2009

Đánh giá tiềm năng kinh tế và tác động xã hội của việc trồng và chế biến cây cao su tại Tây Bắc là một trong 5 ưu tiên nghiên cứu năm 2009 của dự án này. Cây cao su có ý nghĩa to lớn đối với việc góp phần xoá đói giảm nghèo, là mặt hàng nông sản có kim ngạch xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam.

Cải tiến tổ chức sản xuất ngành café Việt Nam

30-3-2009

Cà phê là sinh kế quan trọng của đa phần người dân Tây nguyên do đây là vùng đất đắc địa cho cà phê, có vị trí địa lý thuận lợi, và văn hóa trồng cà phê bản địa lâu đời. Là một nước xuất khẩu cà phê vối lớn nhất thế giới, ngành hàng cà phê không chỉ là ngành hàng quan trọng của quốc gia mà còn có ý nghĩa quan trọng đối với đời sống kinh tế của người dân, đặc biệt là dân nghèo và dân tộc thiểu số ở Tây nguyên. Trong số các hộ nghèo ở Tây Nguyên có tới 36% trồng cà phê và trong số các hộ dân tộc có 38% số hộ trồng cà phê.

Nghiên cứu tác động của vấn đề di cư tới kinh tế xã hội của dân tộc thiểu số tại chỗ Tây nguyên

30-3-2009

Tây Nguyên đang đối mặt với hiện tượng dân di cư ồ ạt, chủ yếu là đồng bào dân tộc từ các tỉnh miền núi phía Bắc. Di cư tự do dẫn đến hiện tượng thiếu đất sản xuất, phá rừng làm nương rẫy. Điều kiện điện đường, trường, trạm không đáp ứng đủ. Mâu thuẫn về lợi ích, văn hóa, xã hội giữa đồng bào dân tộc tại chỗ và đồng bào dân tộc di cư đến ngày càng gia tăng gây bất ổn xã hội.

Nghiên cứu chính sách phân bổ lại đất trồng rừng

30-3-2009

Nhằm hỗ trợ công cuộc xoá đói giảm nghèo ở khu vực nông thôn vùng cao Việt Nam, Chính phủ Đan Mạch đã tài trợ cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và 5 tỉnh Điện Biên, Lào Cai, Lai Châu, Đắc Lắc và Đắc Nông dự án ”Hỗ trợ chương trình phát triển nông nghiệp và nông thôn (ARD SPS) giai đoạn 2007-2012.

Đánh giá tác động khủng hoảng tài chính toàn cầu đối với Việt Nam: “Gỡ vướng” cho Nông nghiệp

2-12-2008

Thế giới đang gồng mình trước “cơn bão” khủng hoảng tài chính, tiền tệ. Kinh tế Việt Nam, trong đó có lĩnh vực nông nghiệp, đã ít nhiều bị ảnh hưởng. Cả ngày 25-11, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng nhiều bộ, ngành liên quan đã “ngồi lại với nhau” để đánh giá tác động cuộc khủng hoảng này đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn nước ta, đồng thời xác định giải pháp cần thiết nhằm hạn chế ảnh hưởng...

Thể chế tổ chức nông thôn: Thiếu gì Yếu gì?

15-12-2008

Trước hết là thiếu cơ chế giám sát thực hiện chính sách: Nhiều vấn đề ở ở vùng cao xảy ra từ lâu như trường hợp cả làng xã nghiện thuốc phiện, học sinh bỏ học, ngồi nhầm lớp… nhưng những thông tin này bị che đậy ở địa phương, những thông tin này khó có thể đến với Trung ương, đến với công luận, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống và an sinh xã hội miền núi (Báo Lao động)