ĐỐI THOẠI CHÍNH SÁCH

Bảo hiểm cây trồng, vật nuôi

Ngày đăng: 15 | 10 | 2009

Trong khi bảo hiểm nông nghiệp (BHNN) hiện gần như bị bỏ trống, một số mô hình “bảo hiểm” cây trồng vật nuôi được người nông dân và doanh nghiệp gây dựng đang đem lại hiệu quả thiết thực.

Tuy là mô hình tự phát nhưng quỹ bảo hiểm hỗ trợ cho người nuôi bò 60% số tiền sữa bị sụt giảm - ảnh: B.T
Cơn bão số 9 đem theo mưa lớn và lũ lịch sử đã gây thiệt hại nặng nề về người và của tại các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên. Chỉ tính riêng trong lĩnh vực nông nghiệp, mưa lũ đã nhấn chìm và làm hư hại 96.172 ha hoa màu, lúa và ngô; 17.663 con trâu bò bị chết. Đến lúc này, khi các bộ ngành và địa phương đang dồn mọi nguồn lực để khắc phục hậu quả thiên tai, người nông dân lại chạnh lòng vì gần như ngoài sự hỗ trợ từ chính phủ, các đoàn thể..., họ gần như không hề nhận được sự chia sẻ từ các quỹ bảo hiểm. Ông Lê Đức Thịnh - Trưởng bộ môn Thể chế nông thôn (Viện Chính sách chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn) cho rằng, nếu tham gia bảo hiểm cây trồng vật nuôi, khi gặp thiên tai, dịch bệnh, mùa màng thất bát, người nông dân sẽ được bù đắp một phần thiệt hại.

Tuy nhiên, theo khảo sát của phóng viên, dù là một nước nông nghiệp với trên 70% hộ gia đình sống bằng nghề nông, sản xuất nông nghiệp luôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ khi mà VN được xác định là 1 trong 10 nước gánh chịu nhiều thiên tai nhất thế giới, nhưng BHNN đang bị bỏ trống, người nông dân không có nhiều lựa chọn khi tiếp cận các gói bảo hiểm phù hợp. Tại cuộc hội thảo "Phát triển thị trường BHNN ở VN" diễn ra tại Hà Nội, PGS Đào Văn Hùng - Trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội nói rằng, trên toàn quốc hiện mới chỉ có khoảng 1% cây trồng, vật nuôi được bảo hiểm mặc dù trước đây Bảo Việt đã tiến hành bảo hiểm cho cây lúa ở một loạt các tỉnh, thành nhưng sau đó đã không đạt được kết quả như mong muốn.

Nguyên nhân của tình trạng BHNN bị bỏ trống, theo ông Lê Đức Thịnh là do BHNN, nhất là nông nghiệp ở đất nước chịu nhiều thiên tai, dịch bệnh như VN có độ rủi ro cao, trong khi người dân tham gia bảo hiểm một cách manh mún nên bản thân họ cũng chưa được hưởng lợi nhiều từ các gói bảo hiểm, khiến phần lớn nông dân chưa thực sự mặn mà. Trong khi đó, chính sách và khung pháp lý của Nhà nước về lĩnh vực này còn hạn chế, chưa cụ thể và rõ ràng, chưa khuyến khích được cả người dân và công ty có dịch vụ bảo hiểm tham gia mạnh mẽ.

Nông dân đang tự cứu mình

Trong bối cảnh đó, mới đây, Quỹ bảo hiểm GlobalAgRick Inc đã tiến hành nghiên cứu thử nghiệm BHNN theo chỉ số đối với lũ tại Đồng Tháp và hạn hán ở Đắk Lắk. Quỹ bảo hiểm GlobalAgRick đã chọn mực nước tại trạm thủy văn Tân Châu để làm căn cứ xem xét bảo hiểm, ngưỡng bảo hiểm đối với mực nước tại Tân Châu là 2,8m; ngưỡng dừng bảo hiểm là 3,5m với giá trị bảo hiểm lên tới 1 triệu USD. Người đóng bảo hiểm sẽ được bảo hiểm một phần nào đó của tổng mức thiệt hại dựa trên các chỉ số về mực nước tại Tân Châu. Tương tự, Đắk Lắk, GlobalAgRick Inc đã chọn mô hình tính toán lượng mưa để làm căn cứ bảo hiểm đối với những người dân trồng cà phê, trong đó bảo hiểm sẽ chi trả đền bù thiệt hại bất cứ lúc nào nếu lượng mưa xuống dưới ngưỡng 20 mm trong giai đoạn từ 15.4 - 15.6 hằng năm. Nếu mô hình thành công, được triển khai trên diện rộng người nông dân sẽ có thêm sự lựa chọn và BHNN thực sự đem lại lợi ích thiết thực cho họ.

Tuy nhiên, đó đang còn là câu chuyện của tương lai. Còn hiện tại, nói như ông Lê Đức Thịnh, trong lĩnh vực BHNN, “người nông dân đang phải tự cứu mình”. Tại xã Tân Lập (H.Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình), mấy năm nay đã hình thành “quỹ bảo hiểm xóm”, mỗi hộ nông dân sẽ đóng góp 3% sản lượng thu hoạch sau mỗi vụ mùa để chia sẻ cho các hộ mỗi khi mất mùa, gặp rủi ro vì thiên tai, dịch bệnh...

Mô hình “bò chết được đền bù gấp 10 lần”

Công ty cổ phần giống bò sữa Mộc Châu cũng đã xây dựng quỹ bảo hiểm vật nuôi cho những nông dân trong vùng nguyên liệu của mình. Ông Trần Công Chiến - Tổng giám đốc - cho biết, nông dân sẽ đóng bảo hiểm cho bò với mức 250 ngàn đồng/con bò, nếu bò chết sẽ được bồi thường gấp 10 lần.

Năm 2008, chứng kiến “cơn bão” melamine tràn tới, khiến người nuôi bò ở nhiều vùng phải đổ bỏ sữa, công ty quyết tâm tổ chức thực hiện bảo hiểm giá sữa để bảo đảm quyền lợi cho người nông dân. Theo đó, khi bán sữa cho công ty, nông dân sẽ trích nộp vào quỹ 50 - 100 đồng/kg sữa, nếu giá sữa tụt giảm 30%, quỹ bảo hiểm sẽ hỗ trợ người nuôi bò 60% số tiền sữa bị sụt giảm để bình ổn giá, chia sẻ trách nhiệm với người nông dân.

Hiện các quỹ này đã có tổng số vốn lên tới 10 tỉ đồng. Và trong 3 năm qua, quỹ đã đền bù cho người chăn nuôi một khoản tiền tương đối khi có tới 672 con bò bị chết. “Dịch vụ bảo hiểm rất tiện lợi, tiến hành chi trả đền bù nhanh chóng với các thủ tục đơn giản và chia sẻ được một phần không nhỏ đối với rủi ro của người dân nên chúng tôi tự nguyện tham gia. Có quỹ, chúng tôi yên tâm hơn trong sản xuất kinh doanh và cảm thấy gắn bó với công ty hơn”, chị Phạm Thị Lịch, một chủ trang trại bò sữa nói.

Ông Lê Đức Thịnh cho rằng, tuy mới chỉ là tự phát, nhưng các mô hình bảo hiểm trên đã đem lại hiệu quả tích cực, cần được nhân rộng trong thời gian tới.

Theo Thanh Niên (Bùi Trần)

NỘI DUNG KHÁC

Việt Nam đang thiếu chuyên gia phân tích ngành hàng

6-10-2009

AGROINFO - “Để có được hệ thống phân tích, dự báo thị trường tốt cần sự đầu tư cả về cơ sở vật chất và con người. Hơn nữa, từ nhận thức (bởi những bức xúc nâng cao hiệu quả của dự báo kinh tế qua các cú “sốc” vừa qua) đến những hành động cụ thể là một quá trình không hề đơn giản.

Giới thiệu về mô hình giám sát nông hộ của IPSARD

1-9-2009

Hiện nay nhiều nguồn dữ liệu về sản xuất của hộ đã được thu thập, nhưng các nguồn thông tin này hoặc là quá tổng hợp hoặc là chỉ tập trung vào 1 lĩnh vực riêng biệt nên khó sử dụng trong xây dựng các mô hình dự báo ảnh hưởng của chính sách đến sản xuất của hộ...

Giới thiệu một số mô hình thực hiện ĐMC trong ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trên Thế Giới

31-3-2009

Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, tất cả các họat động của ngành nông nghiệp bao gồm: trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp và thủy sản đều có những tác động nhất định với môi trường. Các tác động xảy ra từ họat động khai hoang cho đến các họat động mở rộng sản xuất. Việc sử dụng các hóa chất như phân bón và thuốc trừ sâu có tác động đáng kể đến môi trường(The World Bank, 1999).

Giới thiệu một số nghiên cứu điển hình về thực hiện ĐMC liên quan đến nông nghiệp phát triển nông thôn của Việt Nam

31-3-2009

Kể từ khi ra đời tại Mỹ đầu những năm 1970, quá trình đánh giá tác động môi trường (ĐTM) chủ yếu áp dụng cho các dự án phát triển tại những địa điểm cụ thể. Tuy nhiên, ĐTM ở cấp dự án thường không đủ để ra quyết định có quy mô rộng lớn.

Tổng kết cơ chế hoạt động phát triển nông thôn chính đã được áp dụng tại Việt Nam và đề xuất nhân rộng, thể chế hoá

30-3-2009

Hiện nay, Đảng và Chính phủ đã có chủ trương phát triển nông thôn và đang triển khai xây dựng hàng loạt mô hình phát triển nông thôn mới cũng như chiến lược phát triển nông thôn nhưng chưa có đề xuất thay đổi cơ chế. Kết quả nghiên cứu này sẽ rất hữu ích cho việc đề xuất nhân rộng, thể chế hoá để đưa vào các chính sách này và áp dụng tại các địa phương.

Đánh giá tiềm năng kinh tế và tác động xã hội của việc trồng và chế biến cây cao su tại Tây Bắc

30-3-2009

Đánh giá tiềm năng kinh tế và tác động xã hội của việc trồng và chế biến cây cao su tại Tây Bắc là một trong 5 ưu tiên nghiên cứu năm 2009 của dự án này. Cây cao su có ý nghĩa to lớn đối với việc góp phần xoá đói giảm nghèo, là mặt hàng nông sản có kim ngạch xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam.

Cải tiến tổ chức sản xuất ngành café Việt Nam

30-3-2009

Cà phê là sinh kế quan trọng của đa phần người dân Tây nguyên do đây là vùng đất đắc địa cho cà phê, có vị trí địa lý thuận lợi, và văn hóa trồng cà phê bản địa lâu đời. Là một nước xuất khẩu cà phê vối lớn nhất thế giới, ngành hàng cà phê không chỉ là ngành hàng quan trọng của quốc gia mà còn có ý nghĩa quan trọng đối với đời sống kinh tế của người dân, đặc biệt là dân nghèo và dân tộc thiểu số ở Tây nguyên. Trong số các hộ nghèo ở Tây Nguyên có tới 36% trồng cà phê và trong số các hộ dân tộc có 38% số hộ trồng cà phê.

Nghiên cứu tác động của vấn đề di cư tới kinh tế xã hội của dân tộc thiểu số tại chỗ Tây nguyên

30-3-2009

Tây Nguyên đang đối mặt với hiện tượng dân di cư ồ ạt, chủ yếu là đồng bào dân tộc từ các tỉnh miền núi phía Bắc. Di cư tự do dẫn đến hiện tượng thiếu đất sản xuất, phá rừng làm nương rẫy. Điều kiện điện đường, trường, trạm không đáp ứng đủ. Mâu thuẫn về lợi ích, văn hóa, xã hội giữa đồng bào dân tộc tại chỗ và đồng bào dân tộc di cư đến ngày càng gia tăng gây bất ổn xã hội.

Nghiên cứu chính sách phân bổ lại đất trồng rừng

30-3-2009

Nhằm hỗ trợ công cuộc xoá đói giảm nghèo ở khu vực nông thôn vùng cao Việt Nam, Chính phủ Đan Mạch đã tài trợ cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và 5 tỉnh Điện Biên, Lào Cai, Lai Châu, Đắc Lắc và Đắc Nông dự án ”Hỗ trợ chương trình phát triển nông nghiệp và nông thôn (ARD SPS) giai đoạn 2007-2012.

Đánh giá tác động khủng hoảng tài chính toàn cầu đối với Việt Nam: “Gỡ vướng” cho Nông nghiệp

2-12-2008

Thế giới đang gồng mình trước “cơn bão” khủng hoảng tài chính, tiền tệ. Kinh tế Việt Nam, trong đó có lĩnh vực nông nghiệp, đã ít nhiều bị ảnh hưởng. Cả ngày 25-11, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng nhiều bộ, ngành liên quan đã “ngồi lại với nhau” để đánh giá tác động cuộc khủng hoảng này đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn nước ta, đồng thời xác định giải pháp cần thiết nhằm hạn chế ảnh hưởng...

Thể chế tổ chức nông thôn: Thiếu gì Yếu gì?

15-12-2008

Trước hết là thiếu cơ chế giám sát thực hiện chính sách: Nhiều vấn đề ở ở vùng cao xảy ra từ lâu như trường hợp cả làng xã nghiện thuốc phiện, học sinh bỏ học, ngồi nhầm lớp… nhưng những thông tin này bị che đậy ở địa phương, những thông tin này khó có thể đến với Trung ương, đến với công luận, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống và an sinh xã hội miền núi (Báo Lao động)

"Kích cầu" nông nghiệp để tăng thu nhập cho nông dân

8-1-2009

Những năm gần đây, dù đã được tiếp nhận nhiều dự án đầu tư và các chính sách hỗ trợ của Nhà nước song cho đến nay, đời sống của một bộ phận nông dân trong tỉnh vẫn gặp không ít khó khăn, thu nhập từ nông nghiệp đạt thấp, cơ sở hạ tầng nông thôn còn yếu kém... Khắc phục những hạn chế, tồn tại này đòi hỏi sự quan tâm của toàn xã hội.