ĐỐI THOẠI CHÍNH SÁCH

Cơ giới hóa nông nghiệp - nhu cầu bức xúc ở ĐBSCL

Ngày đăng: 28 | 10 | 2009

AGROINFO - Cơ giới hóa nông nghiệp sẽ góp phần đưa giá trị hàng hóa nông sản đạt chất lượng giá thành sản phẩm sản xuất sẽ có tính cạnh tranh cao

Theo Viện Nghiên cứu lúa Đồng bằng Sông Cửu Long, ước tính mỗi năm nông dân trồng lúa ở ĐBSCL mất từ 3.200 - 3.600 tỷ đồng vì thất thoát sau thu hoạch, chiếm gần 12% (trong tổng sản lượng bình quân 18 triệu tấn/năm). Cụ thể như các mặt hàng lương thực, tỷ lệ thất thoát trong khâu thu hoạch và sau thu hoạch là 8-10 %, thậm chí vụ hè thu ở ĐBSCL là 15 %.

Vì vậy, cơ giới hóa ở ĐBSCL hiện nay được xem là là nhu cầu bức xúc vì nó sẽ góp phần đưa giá trị hàng hóa nông sản đạt chất lượng và giá thành sản phẩm sản xuất sẽ có tính cạnh tranh cao. Tuy nhiên, tốc độ cơ giới hóa nông nghiệp ở ĐBSCL trong thời gian qua còn quá chậm...làm hạn chế sức cạnh tranh của hạt gạo vùng ĐBSCL.

Thực trạng thiếu máy móc

Theo Viện Lúa ĐBSCL, hiện nay ĐBSCL có hơn 42.100 máy suốt lúa, 2.793 máy gặt xếp dãy và 600 máy gặt đập liên hợp. Mức độ cơ giới hóa nông nghiệp ở ĐBSCL hiện chưa đồng bộ, còn mất cân đối quá lớn.

Theo một khảo sát mới đây của của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thì hiện nay, máy gặt lúa mới đảm đương được 1% diện tích ở ĐBSCL, còn lại vẫn làm thủ công. Điều này làm cho giá thành hạt lúa tăng và tỷ lệ thất thoát trong thu hoạch rất lớn.

Theo nhận định của Viện Lúa

Cơ giới hoá là động lực để phát triển nông nghiệp nông thôn
ĐBSCL, đến nay các khâu sản xuất lúa ở ĐBSCL như làm đất, bơm tưới, gieo cấy, chăm sóc, thu hoạch, bảo quản sau thu hoạch, chế biến... bước đầu đã được cơ giới hóa. Tuy nhiên, tỷ lệ cơ giới hóa của nhiều khâu như: gieo cấy, thu hoạch, bảo quản sau thu hoạch còn rất thấp.

Riêng ở khâu làm đất, ĐBSCL dù có tỷ lệ cơ giới hóa rất cao (gần 90%) nhưng cũng có vấn đề. Nhiều nông hộ ở ĐBSCL đã chuyển từ thói quen “sạ chay” sang thói quen xới đất và sục bùn nhưng lại lãng quên khâu cày đất. Cách chuẩn bị đất như trên làm cho mặt đất bị chai cứng, cản trở sự phát triển của lúa.

Tiến sĩ Lê Văn Bảnh, Viện trưởng Viện Lúa ĐBSCL, cho rằng: Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trên do hạ tầng nông thôn còn nhiều khó khăn; đồng ruộng bị chia cắt manh mún, nên rất khó đưa cơ giới vào đồng ruộng.

Trong số khoảng 1.800 máy GĐLH ở ĐBSCL hiện nay thì các máy được nhập khẩu từ Trung Quốc chiếm đến 90%. Theo định hướng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về đẩy nhanh tiến độ cơ giới hóa nông nghiệp thì ĐBSCL sẽ cần thêm rất nhiều máy GĐLH. Khi đó, các cơ sở sản xuất máy GĐLH ở ĐBSCL sẽ tiếp tục thua trên sân nhà nếu vẫn giữ cách tổ chức sản xuất như hiện nay...

Đủ máy móc lại thiếu nhân công

Kể cả khi đã có đầy đủ máy móc, vẫn không có đủ nhân công có trình độ, biết sử dụng máy móc kỹ thuật cao. Vào vụ, nhiều hộ rất khó khăn trong việc thuê nhân công cắt lúa.

Tại nhiều tỉnh vùng ĐBSCL, nhiều xã chưa có máy gặt đập liên hợp hoặc điều kiện đồng ruộng máy gặt không hoạt động được vào mùa mưa, nông dân phải chạy đôn chạy đáo tìm thuê người gặt.

Giá công cắt lúa bình quân ở Bạc Liêu và một số địa phương trong vùng lên tới 150.000 đồng/công (lúa đứng), 200.000 đồng/công (lúa đổ ngã). Chi phí này đã... góp phần làm giá thành sản xuất tăng cao thêm...

Ấy nhưng, ở Trà Vinh, vụ hè thu này nhiều tổ cắt lúa mướn lại có... ít việc làm hơn trước; nhất là tại huyện Cầu Kè - nơi có nhiều máy gặt đập liên hợp hoạt động. Ở Cầu Kè, lâu nay hình thành nhiều tổ LĐ thủ công chuyên đi làm thuê (cắt, gánh, dặm lúa) trên đồng ruộng. Đa số họ thuộc diện hộ nghèo - cận nghèo, thiếu hoặc không có đất sản xuất.

Giá nhân công cho thu hoạch lúa ở ĐBSCL hiện rất cao

Chỉ ở xã Hòa Ân có trên 10 tổ cắt lúa mướn (10 - 15 người/tổ). Trước đây mỗi vụ thu hoạch thời gian đi cắt lúa mướn của các tổ này bình quân 45 - 50 ngày, nhưng vụ hè thu năm nay số ngày cắt lúa mướn đã giảm xấp xỉ 50% (chỉ còn khoảng 20 ngày).

Nguyên nhân chính là do cơ giới hóa nông nghiệp, số máy gặt đập liên hợp xuất hiện trên đồng ruộng ngày càng nhiều. Hiện nhiều tổ cắt lúa mướn ở Trà Vinh, số thành viên tham gia chỉ còn một nửa so với trước đây. LĐ cắt lúa mướn là thanh niên đa số chuyển sang tìm việc làm ở các khu công nghiệp ngoài tỉnh, số còn lại đa số là người đã có tuổi.

Thật ra, nông thôn ĐBSCL thiếu LĐ là do nguồn LĐ đổ về thành phố tìm việc làm tại các khu công nghiệp, khu chế xuất ngày càng nhiều. Cắt lúa mướn hiện nay tuy giá thuê cao, song đây chỉ là công việc thời vụ, chỉ có việc làm 30 - 40 ngày/vụ sản xuất.

Cần có một chiến lược rõ ràng

Hiện nay ở các khâu gieo cấy, chăm sóc, cắt gặt, bảo quản, chế biến thì tỷ lệ cơ giới hóa ở ĐBSCL còn thấp do tập quán và những hạn chế giữa sử dụng máy móc trong thực tiễn sản xuất. Khoảng 85% nông dân ĐBSCL vẫn dùng phương pháp sạ lan theo tập quán lâu đời. Việc cắt, gặt hầu như chỉ làm thủ công. Nông dân ít dùng máy cắt xếp dãy vì ruộng ướt, không rải lúa được. Thân cây lúa cao, đa số máy gặt hiện nay chưa có bộ phận điều chỉnh chiều cao cắt thích hợp.

Một lý do khác là việc đầu tư chiếc máy gặt khá tốn kém, giá trị từ 150 đến 200 triệu đồng/máy trong khi hộ nông dân có diện tích ruộng nhỏ, manh mún, nguồn thu nhập từ lúa còn thấp khó có khả năng mua máy.

Cơ giới hóa để đẩy mạnh tiến trình công nghiệp hóa nông nghiệp trong sản xuất các mặt hàng nông sản nói chung và cây lúa ở ĐBSCL nói riêng là đòi hỏi bức xúc để giảm chi phí sản xuất lúa gạo, giảm thất thoát lúa và khắc phục tình trạng thiếu lao động gặt lúa trong thời điểm thu hoạch rộ.

Theo ước tính, 1 máy gặt đập liên hợp có công năng làm việc cao hơn 60 lao động thủ công, chi phí giảm hơn 30% so với lao động thủ công. Thời gian qua, nhiều tỉnh thành đã đẩy mạnh nhiều chương trình hỗ trợ nông dân cơ giới hóa trong quá trình sản xuất lúa.

UBND tỉnh An Giang có chính sách hỗ trợ, ưu tiên cho các chủ trang trại, tổ liên kết sản xuất, hợp tác xã... vay vốn đầu tư trang bị máy gặt đập liên hợp bằng hình thức hỗ trợ vốn vay và lãi suất. Tỉnh Đồng Tháp đầu tư khoảng 10 tỷ đồng thực hiện cơ giới hóa đồng ruộng, nhà nước hỗ trợ 2 năm lãi suất cho dân mua máy.

Tại Tiền Giang, tập thể mua máy gặt đập được cho vay 50% giá trị với lãi suất ưu đãi. Còn Kiên Giang, ngay trong năm 2007 và 2008, Tỉnh chủ trương mua 200 máy gặt đập liên hợp bằng hình thức hỗ trợ lãi suất và vốn vay cho nông dân.

Ở Long An, Hội nông dân tỉnh đã bảo lãnh 1 tỉ đồng cho nông dân mua máy trả chậm và tỉnh hỗ trợ lãi suất vay. Nhờ vậy, hiện nay Long An có 1.200 máy gặt, mức độ cơ giới hóa trong thu hoạch lúa đạt 35% (Cao nhất so với các tỉnh khác thuộc ĐBSCL). TP Cần Thơ đang xúc tiến hỗ trợ 100% phần lãi suất vay trong 3 năm dự kiến hơn 4,8 tỉ đồng cho nông dân mua 200 máy gặt đập liện hợp trong năm 2008 này...

Mặc dù các địa phương đều có các chính sách hỗ trợ nông dân đầu tư máy móc phục vụ sản xuất lúa, nhưng nguồn vốn lại không nhiều, thời gian giải ngân ngắn, số hộ được hưởng quyền lợi này chiếm tỷ lệ rất ít. Mỗi địa phương có cách làm khác nhau nên nông dân phần lớn chưa hưởng ứng các chương trình hỗ trợ nêu trên.

Cũng theo tiến sĩ Lê Văn Bảnh, Viện trưởng Viện Lúa ĐBSCL, để nền nông nghiệp phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, các địa phương cần có chính sách cụ thể trong việc phát triển nông nghiệp và nông thôn; lập kế hoạch và đưa ra các chương trình, đề án để thực hiện cơ khí hóa trong sản xuất nông nghiệp.

Cụ thể, cần cải tạo đồng ruộng cho bằng phẳng để dễ dàng cơ giới hóa; xây dựng các cơ sở sản xuất tập thể, hợp tác xã dịch vụ; xây dựng các vùng chuyên canh lúa để qua đó, tạo địa bàn thuận lợi cho cơ giới hóa.

Nhiều nhà khoa học nông nghiệp còn cho rằng nếu không có một chiến lược cơ giới hóa nông nghiệp rõ ràng và không có chính sách hỗ trợ vốn ở qui mô lớn từ phía Nhà nước dành cho cơ khí phục vụ nông nghiệp và nông dân thì khó có thể đẩy nhanh tốc độ cơ giới hóa nông nghiệp ở ĐBSCL

AGROINFO

NỘI DUNG KHÁC

Cơ giới hoá trên vựa lúa ĐBSCL chỉ đạt vài phần trăm

28-10-2009

AGROINFO - Ở ĐBSCL, vụ đông xuân có đến 1,5 triệu ha lúa được gieo sạ nhưng máy móc cơ giới hóa chỉ đáp ứng được trên 200.000ha. Trên nhiều cánh đồng, không tìm đâu ra người để thuê cắt lúa. Trong khi, bài toán cơ giới hóa thì còn bỏ ngỏ... TS. Lê Văn Bảnh, Viện trưởng Viện lúa ĐBSCL trao đổi với phóng viên VNN xung quanh vấn đề này.

Giám sát nông hộ: Thiếu vốn, thiếu chủ động nên nông dân thiệt thòi

26-10-2009

AGROINFO - Trong Hệ thống giám sát nông hộ được RUDEC/IPSARD thực hiện, các cán bộ nghiên cứu sẽ định kỳ thực hiện việc giám sát và thu thập số liệu từ các nông hộ. Chuyên gia Nguyễn Đình Chính (Bộ môn Nghiên cứu Chiến lược và Chính sách) vừa thực hiện chuyến thực địa tại Đăk Lắk đã có buổi đối thoại cùng AGROINFO xung quanh chuyến đi này.

Chính sách lâm nghiệp “treo” và vấn đề định mức

23-10-2009

AGROINFO – “Định mức trồng rừng phòng hộ 10 triệu/ha là quá thấp, dân không đủ khả năng tham gia được”, ông Tạ Xuân Trường nhận định.

Trăn trở nông thôn miền núi

20-10-2009

AGROINFO – Ý kiến phát biểu của ông Phạm Đức Hiển, GĐ Sở NN &PTNT Điện Biên tại Hội thảo “Xác định các ưu tiên nghiên cứu kinh tế chính sách năm 2010 tại vùng núi phía bắc”

Lao động nhập cư: thiếu việc làm, giảm thu nhập

19-10-2009

AGROINFO - Khảo sát nhanh này cho thấy người lao động nhập cư đang đối mặt với tình trạng giảm thu nhập, nhiều người lao động nhập cư tại các làng nghề và khu công nghiệp được khảo sát đang quay lại quê nhà.

Đánh giá môi trường chiến lược, cần nâng lên thành chiến lược

19-10-2009

AGROINFO – “Đánh giá môi trường chiến lược” trong hoạch định chính sách, xây dựng chiến lược vĩ mô ngày càng trở nên quan trọng và có tính bắt buộc. Nhưng dường như khái niệm này vẫn còn xa lạ với nhiều người…

Tác động của khủng hoảng tài chính đối với doanh nghiệp và người lao động

16-10-2009

AGROINFO – Năm 2008, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Trong hoàn cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu, doanh nghiệp và người lao động Việt Nam chịu nhiều tác động tiêu cực, nhất là lao động nông thôn nhập cư vào đô thị.

Bảo hiểm cây trồng, vật nuôi

15-10-2009

Trong khi bảo hiểm nông nghiệp (BHNN) hiện gần như bị bỏ trống, một số mô hình “bảo hiểm” cây trồng vật nuôi được người nông dân và doanh nghiệp gây dựng đang đem lại hiệu quả thiết thực.

Việt Nam đang thiếu chuyên gia phân tích ngành hàng

6-10-2009

AGROINFO - “Để có được hệ thống phân tích, dự báo thị trường tốt cần sự đầu tư cả về cơ sở vật chất và con người. Hơn nữa, từ nhận thức (bởi những bức xúc nâng cao hiệu quả của dự báo kinh tế qua các cú “sốc” vừa qua) đến những hành động cụ thể là một quá trình không hề đơn giản.

Giới thiệu về mô hình giám sát nông hộ của IPSARD

1-9-2009

Hiện nay nhiều nguồn dữ liệu về sản xuất của hộ đã được thu thập, nhưng các nguồn thông tin này hoặc là quá tổng hợp hoặc là chỉ tập trung vào 1 lĩnh vực riêng biệt nên khó sử dụng trong xây dựng các mô hình dự báo ảnh hưởng của chính sách đến sản xuất của hộ...

Giới thiệu một số mô hình thực hiện ĐMC trong ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trên Thế Giới

31-3-2009

Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, tất cả các họat động của ngành nông nghiệp bao gồm: trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp và thủy sản đều có những tác động nhất định với môi trường. Các tác động xảy ra từ họat động khai hoang cho đến các họat động mở rộng sản xuất. Việc sử dụng các hóa chất như phân bón và thuốc trừ sâu có tác động đáng kể đến môi trường(The World Bank, 1999).

Giới thiệu một số nghiên cứu điển hình về thực hiện ĐMC liên quan đến nông nghiệp phát triển nông thôn của Việt Nam

31-3-2009

Kể từ khi ra đời tại Mỹ đầu những năm 1970, quá trình đánh giá tác động môi trường (ĐTM) chủ yếu áp dụng cho các dự án phát triển tại những địa điểm cụ thể. Tuy nhiên, ĐTM ở cấp dự án thường không đủ để ra quyết định có quy mô rộng lớn.