ĐỐI THOẠI CHÍNH SÁCH

Đánh giá môi trường chiến lược, cần nâng lên thành chiến lược

Ngày đăng: 19 | 10 | 2009

AGROINFO – “Đánh giá môi trường chiến lược” trong hoạch định chính sách, xây dựng chiến lược vĩ mô ngày càng trở nên quan trọng và có tính bắt buộc. Nhưng dường như khái niệm này vẫn còn xa lạ với nhiều người…

AGROINFO đã có cuộc đối thoại với thạc sĩ Phùng Giang Hải, Phó trưởng bộ môn Chiến lược và Chính sách (thuộc IPSARD), hiện đang chủ nhiệm đề tài nghiên cứu về “đánh giá môi trường chiến lược” (ĐMC)…

- Thưa ông, khái niệm “đánh giá môi trường chiến lược” dường như còn rất mới mẻ! Xin ông cho biết khái niệm?

Thạc sĩ Phùng Giang Hải (Ths. PGH): Từ lâu nay, việc xây dựng, hoạch định chính sách, chiến lược phát triển thường chỉ tính đến hiệu quả kinh tế xã hội, coi đó là mục tiêu hàng đầu, quan trọng nhất, ít quan tâm đến các vấn đề khác. Nhưng thực tế đã cho thấy nếu chỉ chú tâm vào mục tiêu kinh tế thì sẽ không hiệu quả.

Trên thế giới, việc “đánh giá môi trường chiến lược” đã được các nước thực hiện cách đây hơn 30 năm. Còn ở Việt Nam, từ khi Luật Bảo vệ Môi trường (2005) có hiệu lực, thì việc đánh giá môi trường chiến lược trở thành yêu cầu bắt buộc đối với các chính sách, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội liên tỉnh, cấp vùng, các chiến lược ngành trên phạm vi cả nước….

“Đánh giá môi trường chiến lược” thực chất là hoạt động nghiên cứu để đánh giá các yếu tố về môi trường, kinh tế - xã hội, văn hóa, con người… trong quá trình hoạch định các chính sách, kế hoạch phát triển. Mục tiêu của việc làm này là nghiên cứu những ảnh hưởng, tác động của các kế hoạch phát triển đối với các vấn đề môi trường, kinh tế - xã hội, văn hóa … nhằm hướng đến mục tiêu phát triển bền vững.

- Xin ông cho biết vì sao trong năm 2008, nghiên cứu của dự án lại tập trung vào hoạt động tăng cường năng lực cho nhóm cán bộ về ĐMC?

Ths Phùng Giang Hải: "Đánh giá môỉ trường chiến lược cần nâng lên thành chiến lược"

Ths PGH: Thực ra, mục tiêu đầu tiên của dự án chính là trang bị cho các chuyên gia, các nhà hoạch định chính sách phát triển những kỹ năng về đánh giá môi trường chiến lược. Vì thế, năm 2008, dự án đã tập trung vào việc phát triển kỹ năng cho đội ngũ cán bộ hoạch định chính sách. Chúng tôi đã tiến hành các buổi tập huấn định giá môi trường, hội thảo, lấy ý kiến chuyên gia, thiết kế các ấn phẩm… để trang bị cho cán bộ IPSARD những kỹ năng cần thiết về ĐMC. Đây chính là đội ngũ cán bộ làm công tác hoạch định chính sách, chính họ sẽ là người áp dụng việc ĐMC vào thực tiễn công việc.

- Kế hoạch năm 2009 của dự án năm 2009 đang được triển khai, các hoạt động có gì mới? Thưa ông!

- Năm nay chúng tôi đang tiếp tục thực hiện dự án với nhiều hoạt động mới, phong phú hơn. Ngoài các hội thảo để giới thiệu hoạt động thì sẽ có các hội thảo vùng tiến hành ở một số tỉnh. Từ đó chúng tôi tiến tới xây dựng khung hướng dẫn kỹ thuật của Bộ NN & PTNT về ĐMC.

- Như vậy, dự án mới chỉ dừng lại ở việc triển phát triển kỹ năng, xây dựng khung hướng dẫn, quy định thực hiện?

Việc “làm thật” chúng tôi dự kiến thực hiện vào năm 2010. Sau khi có đội ngũ chuyên gia, với các kỹ năng cần thiết thì mới có thể làm thật được. Chúng tôi sẽ tham gia đánh giá môi trường chiến lược trong chính sách phát triển của một số địa phương cụ thể. Đây là bước quan trọng để tạo ra những hiệu quả thực tế của dự án, góp phần vào việc xây dựng chiến lược đảm bảo sự phat triển bền vững.

- Gần 2 năm thực hiện dự án, ông thấy công việc này điều gì là khó khăn, trở ngại nhất?

Ths. PGH: Hiện tại có rất nhiều khó khăn cho công việc ĐMC: thiếu đội ngũ chuyên gia, thiếu nguồn lực, các quy trình thủ tục nhiều khi phức tạp, vấn đề còn quá mới đối với nhiều người….

- Ông có giải pháp gì để tháo gỡ những khó khăn này?

Ths. PGH: Tôi nghĩ điều quan trọng nhất là chúng ta phải phát huy nội lực của bản thân, năng động và sáng tạo trong quá trình học hỏi, trang bị kĩ năng cho mình.

Nhưng mấu chốt vấn đề là chúng ta phải nâng cao nhận thức về ĐMC và vai trò quan trọng của nó. ĐMC phải được nâng lên tầm chiến lược mới có thể phát huy vai trò trong quá trình hoạch định chính sách phát triển bền vững.

- Xin cảm ơn ông

AGROINFO

NỘI DUNG KHÁC

Tác động của khủng hoảng tài chính đối với doanh nghiệp và người lao động

16-10-2009

AGROINFO – Năm 2008, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Trong hoàn cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu, doanh nghiệp và người lao động Việt Nam chịu nhiều tác động tiêu cực, nhất là lao động nông thôn nhập cư vào đô thị.

Bảo hiểm cây trồng, vật nuôi

15-10-2009

Trong khi bảo hiểm nông nghiệp (BHNN) hiện gần như bị bỏ trống, một số mô hình “bảo hiểm” cây trồng vật nuôi được người nông dân và doanh nghiệp gây dựng đang đem lại hiệu quả thiết thực.

Việt Nam đang thiếu chuyên gia phân tích ngành hàng

6-10-2009

AGROINFO - “Để có được hệ thống phân tích, dự báo thị trường tốt cần sự đầu tư cả về cơ sở vật chất và con người. Hơn nữa, từ nhận thức (bởi những bức xúc nâng cao hiệu quả của dự báo kinh tế qua các cú “sốc” vừa qua) đến những hành động cụ thể là một quá trình không hề đơn giản.

Giới thiệu về mô hình giám sát nông hộ của IPSARD

1-9-2009

Hiện nay nhiều nguồn dữ liệu về sản xuất của hộ đã được thu thập, nhưng các nguồn thông tin này hoặc là quá tổng hợp hoặc là chỉ tập trung vào 1 lĩnh vực riêng biệt nên khó sử dụng trong xây dựng các mô hình dự báo ảnh hưởng của chính sách đến sản xuất của hộ...

Giới thiệu một số mô hình thực hiện ĐMC trong ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trên Thế Giới

31-3-2009

Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, tất cả các họat động của ngành nông nghiệp bao gồm: trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp và thủy sản đều có những tác động nhất định với môi trường. Các tác động xảy ra từ họat động khai hoang cho đến các họat động mở rộng sản xuất. Việc sử dụng các hóa chất như phân bón và thuốc trừ sâu có tác động đáng kể đến môi trường(The World Bank, 1999).

Giới thiệu một số nghiên cứu điển hình về thực hiện ĐMC liên quan đến nông nghiệp phát triển nông thôn của Việt Nam

31-3-2009

Kể từ khi ra đời tại Mỹ đầu những năm 1970, quá trình đánh giá tác động môi trường (ĐTM) chủ yếu áp dụng cho các dự án phát triển tại những địa điểm cụ thể. Tuy nhiên, ĐTM ở cấp dự án thường không đủ để ra quyết định có quy mô rộng lớn.

Tổng kết cơ chế hoạt động phát triển nông thôn chính đã được áp dụng tại Việt Nam và đề xuất nhân rộng, thể chế hoá

30-3-2009

Hiện nay, Đảng và Chính phủ đã có chủ trương phát triển nông thôn và đang triển khai xây dựng hàng loạt mô hình phát triển nông thôn mới cũng như chiến lược phát triển nông thôn nhưng chưa có đề xuất thay đổi cơ chế. Kết quả nghiên cứu này sẽ rất hữu ích cho việc đề xuất nhân rộng, thể chế hoá để đưa vào các chính sách này và áp dụng tại các địa phương.

Đánh giá tiềm năng kinh tế và tác động xã hội của việc trồng và chế biến cây cao su tại Tây Bắc

30-3-2009

Đánh giá tiềm năng kinh tế và tác động xã hội của việc trồng và chế biến cây cao su tại Tây Bắc là một trong 5 ưu tiên nghiên cứu năm 2009 của dự án này. Cây cao su có ý nghĩa to lớn đối với việc góp phần xoá đói giảm nghèo, là mặt hàng nông sản có kim ngạch xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam.

Cải tiến tổ chức sản xuất ngành café Việt Nam

30-3-2009

Cà phê là sinh kế quan trọng của đa phần người dân Tây nguyên do đây là vùng đất đắc địa cho cà phê, có vị trí địa lý thuận lợi, và văn hóa trồng cà phê bản địa lâu đời. Là một nước xuất khẩu cà phê vối lớn nhất thế giới, ngành hàng cà phê không chỉ là ngành hàng quan trọng của quốc gia mà còn có ý nghĩa quan trọng đối với đời sống kinh tế của người dân, đặc biệt là dân nghèo và dân tộc thiểu số ở Tây nguyên. Trong số các hộ nghèo ở Tây Nguyên có tới 36% trồng cà phê và trong số các hộ dân tộc có 38% số hộ trồng cà phê.

Nghiên cứu tác động của vấn đề di cư tới kinh tế xã hội của dân tộc thiểu số tại chỗ Tây nguyên

30-3-2009

Tây Nguyên đang đối mặt với hiện tượng dân di cư ồ ạt, chủ yếu là đồng bào dân tộc từ các tỉnh miền núi phía Bắc. Di cư tự do dẫn đến hiện tượng thiếu đất sản xuất, phá rừng làm nương rẫy. Điều kiện điện đường, trường, trạm không đáp ứng đủ. Mâu thuẫn về lợi ích, văn hóa, xã hội giữa đồng bào dân tộc tại chỗ và đồng bào dân tộc di cư đến ngày càng gia tăng gây bất ổn xã hội.

Nghiên cứu chính sách phân bổ lại đất trồng rừng

30-3-2009

Nhằm hỗ trợ công cuộc xoá đói giảm nghèo ở khu vực nông thôn vùng cao Việt Nam, Chính phủ Đan Mạch đã tài trợ cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và 5 tỉnh Điện Biên, Lào Cai, Lai Châu, Đắc Lắc và Đắc Nông dự án ”Hỗ trợ chương trình phát triển nông nghiệp và nông thôn (ARD SPS) giai đoạn 2007-2012.

Đánh giá tác động khủng hoảng tài chính toàn cầu đối với Việt Nam: “Gỡ vướng” cho Nông nghiệp

2-12-2008

Thế giới đang gồng mình trước “cơn bão” khủng hoảng tài chính, tiền tệ. Kinh tế Việt Nam, trong đó có lĩnh vực nông nghiệp, đã ít nhiều bị ảnh hưởng. Cả ngày 25-11, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng nhiều bộ, ngành liên quan đã “ngồi lại với nhau” để đánh giá tác động cuộc khủng hoảng này đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn nước ta, đồng thời xác định giải pháp cần thiết nhằm hạn chế ảnh hưởng...