TIN TỨC-SỰ KIỆN

Năm 2008, chi tiêu dùng thực phẩm ở thành thị tăng mạnh bất chấp những tín hiệu xấu của thị trường

Ngày đăng: 12 | 11 | 2008

Kết quả Điều tra Người tiêu dùng tại Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh năm 2008 của Trung tâm Thông tin PTNNNT (AGROINFO) cho thấy mức chi tiêu cho thực phẩm của các hộ thành thị tăng đáng kể bất chấp những thời điểm giá thực phẩm tăng cao trong năm nay. Điều này thể hiện rõ trong mức chi và cơ cấu mức chi so với thu nhập cá nhân.

“So với năm 2006, mức chi tiêu dùng cho thực phẩm của các hộ thành thị tăng đáng kể, bất chấp những tín hiệu xấu của tình hình thị trường.”

Đợt rét đậm kéo dài hồi đầu năm đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn cung thực phẩm cho thị trường. Những ảnh hưởng này còn kéo dài và cùng với việc tăng giá xăng dầu đã đẩy giá thực phẩm lên cao. Chỉ số giá tiêu dùng đối với mặt hàng thực phẩm tăng mạnh vào thời điểm giữa năm, mức tăng cao nhất là 37,54% tại thời điểm tháng 6. Nguyên nhân chủ yếu do nguồn cung dự trữ sau đợt rét và dịch bệnh khan hiếm, trong khi việc khôi phục lại các hoạt động sản xuất gặp nhiều khó khăn. Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm bản thân nó vẫn luôn là trở ngại chính cho bài toán kích cầu của các doanh nghiệp, đặc biệt trong bối cảnh tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp.

Những yếu tố nêu trên tác động mạnh mẽ đến khối lượng và các khoản chi tiêu dùng thực phẩm của các hộ gia đình. Tỷ lệ chi cho tiêu dùng thực phẩm trong cơ cấu thu nhập cá nhân tăng mạnh ở cả Hà Nội và Tp.Hồ Chí Minh bất chấp những tín hiệu xấu của thị trường.

Theo số liệu Điều tra mức sống dân cư 2006[1], tổng chi tiêu bình quân 1 nhân khẩu 1 tháng của cả nước năm 2006 là 511,1 nghìn đồng/tháng, mức chi cho ăn uống, hút là 229,2 nghìn/tháng. Tại Hà Nội, mức chi cho ăn uống, hút bình quân 1 nhân khẩu đạt 381,8 nghìn/tháng, chiếm 28,4% thu thập bình quân. Tại TP.Hồ Chí Minh, mức chi này tính trung bình 1 nhân khẩu 1 tháng là 449,4 nghìn đồng, chiếm 28,2% so với mức thu nhập bình quân.

Báo cáo Điều tra Người tiêu dùng năm 2008[2] (AGROINFO) cho thấy, mức chi trung bình cho tiêu dùng thực phẩm của hộ gia đình tại Hà Nội là 3,13 triệu đồng/tháng, TP.Hồ Chí Minh là 2,93 triệu đồng. Trung bình 1 nhân khẩu 1 tháng tại khu vực thành thị năm 2008 ở Hà Nội chi hết 779,8 nghìn đồng cho ăn uống, chiếm 43,2% thu nhập. Cũng với mức chi đó, tính trung bình người dân TP.Hồ Chí Minh chi hết 612,1 nghìn đồng/tháng, chiếm 42,2% thu nhập cá nhân. Như vậy, so với năm 2006, tỷ lệ chi cho tiêu dùng thực phẩm trong cơ cấu thu nhập cá nhân ở cả Hà Nội và Tp.Hồ Chí Minh đã tăng hơn 15%.

Mức tăng chi tiêu dùng thực phẩm một phần do tác động của lạm phát và tăng giá thực phẩm. Việc loại bỏ được tác động của lạm phát, xác định rõ mức chi và khối lượng tiêu thực phẩm có ý nghĩa quan trọng đối với doanh nghiệp trong việc xây dựng và triển khai các kế hoạch kinh doanh.

Những khoản chi chính của hộ cho bữa ăn là chi cho thịt, tôm cá, rau, hoa quả và chi cho ăn uống ngoài gia đình. Trung bình 1 tháng, mỗi hộ gia đình chi ra 912,1 nghìn đồng mua thịt (30,5%), 420,5 nghìn đồng cho tôm cá (14,1%), 224,5 nghìn đồng cho rau (7,5%), 373,1 nghìn đồng cho hoa quả (12,5%) các loại và chi 716,8 nghìn đồng (24,0%) cho ăn uống ngoài gia đình.

Tính trung bình 1 tháng, 1 hộ gia đình thành thị tiêu dùng hết 12,04 kg thịt các loại, 8,15 kg tôm cá, 2,23 lit dầu ăn, 1,48 lit nước mắm…

“Thịt, tôm cá, rau và hoa quả là những thực phẩm chính, chiếm 74,6% mức chi tiêu cho bữa ăn của hộ gia đình thành thị.”

Những biến động phức tạp của thị trường thực phẩm như dịch bệnh, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm và lạm phát ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý và hành vi của người tiêu dùng. Điều này gây trở ngại lớn cho các doanh nghiệp trong việc dự báo tình hình cung - cầu và xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh. Mặt khác thu nhập của người dân tăng cao làm gia tăng khả năng và sự chênh lệch chi tiêu giữa các nhóm thu nhập, vùng miền là những căn cứ quan trọng để doanh nghiệp sản xuất, phân phối và kinh doanh thực phẩm xây dựng thương hiệu, nắm bắt nhu cầu, thị hiếu tiêu dùng, phân khúc thị trường và đề ra cho mình chiến lược kinh doanh hiệu quả nhất.



[1] VHLSS 2006, Số liệu Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh tính cả khu vực ngoại thành

[2] Điều tra Người tiêu dùng được AGROINFO tiến hành vào tháng 9/2008 trên khu vực nội thành Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh

Nguồn: Trích “Báo cáo Phân tích hiện trạng và triển vọng tiêu dùng thực phẩm, 2008”.

Trung tâm Thông tin Phát triển Nông nghiệp Nông thôn (AGROINFO)

Tel: 04-39725153.

Fax: 04-39726949.

Phạm Văn Hanh - AGROINFO

NỘI DUNG KHÁC

Hợp tác giữa IPSARD/CAP và NAFRI/AFPRC

10-11-2008

Sáng ngày 10/11/2008, Viện nghiên cứu Nông Lâm nghiệp quốc gia Lào (NAFRI) đã có chuyến thăm và làm việc tại Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (IPSARD). Buổi viếng thăm và làm việc đã mở ra nhiều cơ hội hợp tác song phương cho cả hai bên.

Văn kiện Trung ương Đảng Trung Quốc năm 2004 (kỳ III)

7-11-2008

Đẩy mạnh xây dựng cơ cở hạ tầng nông nghiệp, giải quyết vấn đề “Tam nông”, nhất thiết phải thêm một bước điều chỉnh kết cấu phân phối thu nhập quốc dân và kết cấu chi tài chính. Chính phủ các cấp phải dựa vào pháp luật và dự toán chắc chắn chi phí đối với nông nghiệp và nông thôn, tiến hành dự toán nghiêm túc, xây dựng kiện toàn cơ chế tăng trưởng ổn định kinh phí tài chính khuyến nông.

Bản tin Thị trường và Thương mại Thịt & Thực phẩm (tuần 27/10-2/11)

6-11-2008

Sau hơn 2 tuần tăng thuế suất thuế nhập khẩu, giá thịt vẫn tiếp tục giảm, đặc biệt là giá gà làm sẵn tại Hà Nội tuần qua giảm đến mức chóng mặt, chỉ hồi phục trở lại sau trận mưa lịch sử trên diện rộng ở các tỉnh miền Bắc

Khủng hoảng tài chính lan sang thị trường nông sản

4-11-2008

Thị trường nông sản năm 2008 biến động rất lớn. Có thể nói, kể từ khi đổi mới và hội nhập chưa năm nào thị trường biến động lại khó lường như năm nay.

Thị trường sữa hậu “melamine”

3-11-2008

Thông tin về sữa và các sản phẩm từ sữa tại Trung Quốc bị nhiễm chất melamine đã gây tâm lý hoang mang, lo lắng cho người tiêu dùng Trung Quốc và ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động sản xuất, kinh doanh sữa và các sản phẩm từ sữa tới các nước khác trong khu vực và trên thế giới, trong đó có Việt Nam

Khủng hoảng tài chính thế giới, nông dân Việt Nam vạ lây

30-10-2008

Trong vài tháng qua, trùng lặp với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu là sự sụt giảm mạnh mẽ của giá nông sản thế giới. Các ngành hàng của Việt Nam, từ gạo, cà phê, đến cao su, điều… đồng loạt rơi vào cảnh điêu đứng.

Bản tin Thị trường và Thương mại Thịt và Thực phẩm Việt Nam (tuần 20/10- 26/10)

30-10-2008

Sau cơn sốt giá của mặt hàng thịt những tháng đầu năm, đến nay giá hầu hết các mặt hàng đều đã giảm xuống. Giá bán của lợn hơi hiện đã giảm khoảng 10 – 20%, giá gà làm sẵn cũng giảm từ 2.500 – 5.000 đồng/kg. Giá thịt giảm trong khi giá các chí phí đầu vào cho chăn nuôi vẫn cao nguyên nhân chính là do thịt nhập khẩu giá rẻ vẫn đang gây áp lực cho các sản phẩm thịt trong nước vì lượng tồn kho còn khá nhiều.

Văn kiện Trung ương Đảng Trung Quốc năm 2004 (kỳ II)

28-10-2008

Điều chỉnh kết cấu ngành NN đã có những bước tiến dài, đúng phương hướng, hiệu quả rõ rệt, phải kiên định không thay đổi và tiếp tục thúc đẩy phát triển đi lên. Dưới tiền đề bảo vệ và nâng cao năng lực sản xuất NN tổng hợp, dựa vào yêu cầu cao sản chất lượng tốt, hiệu quả cao, sinh thái, an toàn, đi theo hướng tinh tế, tỉ mỉ hoá, chuyên môn hoá, sản nghiệp hoá, hướng tới phát triển nông nghiệp theo chiều rộng và chiều sâu tiến quân, không ngừng khai thác không gian tăng hiệu quả tăng thu nhập NN

Khủng hoảng tín dụng BĐS tại Mỹ và bài học với Việt Nam

27-10-2008

Cuộc khủng hoảng tín dụng bất động sản dưới chuẩn tại Mỹ đã và đang tác động nặng nề đến thị trường tài chính thế giới. Bản chất của cuộc khủng hoảng này là gì và sẽ tác động như thế nào đến Việt Nam? TS. Phạm Đỗ Chí, người đã có nhiều năm sinh sống và làm việc tại Mỹ, hiện là Phó Tổng giám đốc Tập đoàn VinaCapital; cố vấn của Agroinfo, đã có bài viết riêng.

Bản tin Thị trường và Thương mại Thịt và Thực phẩm Việt Nam (tuần 13/10- 19/10)

22-10-2008

Mặc dù hiện nay, dịch bệnh tai xanh được khống chế thành công, nhưng do các hộ chăn nuôi tại Tp. Hồ Chí Minh lo ngại dịch có thể quay trở lại và giá heo hơi sẽ tiếp tục rớt giá nên đã xuất chuồng đồng loạt vừa để chạy dịch vừa để giảm lỗ khiến lượng thịt lợn về 2 chợ đầu mối Tp. Hồ Chí Minh tuần 11/10 tăng lên rất mạnh, 20 tấn/ngày.

Phóng sự của HTV1 về Trung tâm Thông tin PTNNNT (Agroinfo)

20-10-2008

Trong quá trình hội nhập và mở cửa Việt nam đã đẩy mạnh xuất khẩu nông sản và hình thành nhiều mặt hàng xuất khẩu mũi nhọn thu về cho đất nước hàng tỷ đô la. Hơn bao giờ hết thông tin thị trường càng trở nên quan trọng và ngày nay đã trở thành một nguồn lực của sản xuất.