TIN TỨC-SỰ KIỆN

Văn kiện Trung ương Đảng Trung Quốc năm 2004 (kỳ II)

Ngày đăng: 28 | 10 | 2008

Điều chỉnh kết cấu ngành NN đã có những bước tiến dài, đúng phương hướng, hiệu quả rõ rệt, phải kiên định không thay đổi và tiếp tục thúc đẩy phát triển đi lên. Dưới tiền đề bảo vệ và nâng cao năng lực sản xuất NN tổng hợp, dựa vào yêu cầu cao sản chất lượng tốt, hiệu quả cao, sinh thái, an toàn, đi theo hướng tinh tế, tỉ mỉ hoá, chuyên môn hoá, sản nghiệp hoá, hướng tới phát triển nông nghiệp theo chiều rộng và chiều sâu tiến quân, không ngừng khai thác không gian tăng hiệu quả tăng thu nhập NN

>> Kỳ I: Ý kiến của Trung ương Đảng cộng sản Quốc vụ viện Trung Quốc về chính sách thúc đẩy tăng thu nhập cho nông dân

Kỳ II: Tiếp tục thúc đẩy điều chính kết cấu NN, tìm ra tiềm tăng thu nhập trong nội bộ

4. Toàn diện nâng cao trình độ an toàn chất lượng hàng NN:

Mấy năm gần đây, điều chỉnh kết cấu ngành NN đã có những bước tiến dài, đúng phương hướng, hiệu quả rõ rệt, phải kiên định không thay đổi và tiếp tục thúc đẩy phát triển đi lên. Dưới tiền đề bảo vệ và nâng cao năng lực sản xuất NN tổng hợp, dựa vào yêu cầu cao sản chất lượng tốt, hiệu quả cao, sinh thái, an toàn, đi theo hướng tinh tế, tỉ mỉ hoá, chuyên môn hoá, sản nghiệp hoá, hướng tới phát triển nông nghiệp theo chiều rộng và chiều sâu tiến quân, không ngừng khai thác không gian tăng hiệu quả tăng thu nhập NN. Phải nhanh chóng thực hiện quy hoạch bố cục vùng NN ưu thế, ra sức phát huy ưu thế của các địa phương, tiếp tục điều chỉnh bố cục vùng NN. Xây dựng hệ thống dịch vụ như thị trường hàng nông sản và bố cục gia công, quảng bá kỹ thuật và kiểm tra an toàn chất lượng…, đều phải quan tâm và có lợi cho việc thúc đẩy hình thành sản nghiệp ưu thế. Năm 2004 phải tăng cường quy mô tiền vốn, mở rộng phạm vi trợ cấp giống tốt ở các vùng sản xuất lương thực ưu thế như lúa mỳ, đậu… Thêm một bước tăng cường làm việc tiêu chuẩn hoá, triển khai sâu việc xây dựng khu vực mẫu tiêu chuẩn hoá. Phải thêm một bước hoàn thiện kiểm tra kiểm nghiệm nông sản, kiểm nghiệm giám sát an toàn và hệ thống chứng nhận chất lượng, thúc đẩy thi hành chế độ ghi rõ nơi sản xuất, triển khai thí điểm cưỡng chế chứng nhận sản phẩm các sản phẩm đầu vào của nông nghiệp, mở rộng sản xuất và cung cấp hàng nông sản chất lượng cao như thực phẩm không gây hại, thực phẩm xanh, thực phẩm hữu cơ…Đẩy mạnh xây dựng hệ thống phòng dịch động vật, thực hiện công trình trọng điểm ứng cứu phòng trị dịch bệnh động vật, khuyến khích các tiểu khu chản nuôi gia súc gia cầm nông thôn, năm 2004 phả khởi động thí điểm cải cách thể chế quản lý thú y. Nhanh chóng thực hiện chế độ tách rời kiểm nghiệm pháp định và kiểm nghiệm thương nghiệp, đối với kiểm nghiệm pháp định cần phải giảm bớt các hạng mục và cho chính sách trợ cấp, đối với kiểm nghiệm thương nghiệp phải khống chế tiêu chuẩn thu phí và tăng cường quản lý giám sát.

5. Đẩy nhanh phát triển kinh doanh sản nghiệp hoá NN:

Tài chính các cấp phải bố trí khoản kinh phí chuyên dụng dành để khuyến khích phát triển sản nghiệp hoá NN, tăng biên độ đầu tư đối với doanh nghiệp đầu rồng. Đối với việc vay vốn thay đổi kỹ thuật của các doanh nghiệp đầu rồng phù hợp với điều kiện có thể cho hỗ trợ tài chính tiền lãi vay. Đối với doanh nghiệp đầu rồng vì hộ nông dân cung cấp bồi dưỡng, phục vụ kinh doanh tiêu thụ, và nghiên cứu phát triển đưa vào các giống mới, kỹ thuật mới, triển khai xây dựng nền tảng và xử lý ô nhiễm…, có hỗ trợ tài chính. Điều kiện sáng tạo, hoàn thiện chính sách thuế giá trị gia tăng với gia công hàng nông sản. Đối với những doanh nghiệp mới làm sản phẩm nông nghiệp phụ cỡ trung bình và nhỏ, phải tăng cường giúp đỡ và phục vụ sáng tạo nghề nghiệp. Bất luận doanh nghiệp đầu rồng mô hình chế độ sở hữu hay kinh doanh nào chỉ cần có thể kéo theo phát triển của hộ nông dân, cùng nông dân xây dựng cơ chế liên kết lợi ích hợp lý, đem lại lợi ích cho nông dân đều phải có sự khuyến khích đồng đều trên các phương diện như tài chính, thu thuế, tiền tệ…

6. Đẩy mạnh nghiên cứu KHNN và truyền bá kỹ thuật:

Phải tăng cường năng lực sáng tạo xung quanh KHKTNN quốc gia, năng lực trù bị và chuyển hoá, cải cách thể chế KHKTNN, trên biên độ lớn tăng cường tính toán đầu tư nghiên cứu KH trong ngành NN. Tiếp tục bố trí thu hút tiền vốn thành quả KHKTNN tiên tiến của nước ngoài. Tăng cường chuyển hoá thành quả KHKTNN thành tiền vốn. Khuyến khích đã có thành quả nghiên cứu theo kiểu Trung Quốc và làm mẫu rộng rãi trên diện tích lớn. Hướng dẫn và thúc đẩy doanh nghiệp thành chủ thể sáng tạo kỹ thuật NN, cho phép các loại doanh nghiệp NN và tổ chức KHKTNN tư nhân xin phép sử dụng tiền vốn nghiên cứu của quốc gia có liên quan đến KHKTNN, thu hút và quảng bá… Cải cách sâu hơn thể chế quảng bá KHKTNN, đẩy nhanh hình thành hệ thống quảng bá kỹ thuật NN như cơ cấu quảng bá quốc gia và các tổ chức quảng bá quyền sở hữu khác cùng phát triển, hỗ trợ ưu thế. Tích cực phát huy tác dụng của nông trường làm mẫu KHKTNN, khu vực vườn khoa học, doanh nghiệp đầu rồng và tổ chức hợp tác nông dân chuyên nghiệp trong quảng bá KHKTNN. Xây dựng sản nghiệp nông nghiệp vượt ranh giới khu vực thúc đẩy tương hỗ lẫn nhau, quảng bá rộng rãi tổ chức dịch vụ KHKTNN mô hình mới mang tính chuyên nghiệp. Khuyến khích các trường đại học cao đẳng chuyên nghiệp tham gia nghiên cứu và quảng bá KHKTNN.

Phát triển sản nghiệp nông thôn loại 2 và 3, mở rộng con đường tăng thu nhập của nông dân:

7. Thúc đẩy cải cách và điều chỉnh doanh nghiệp hương trấn:

Phát triển doanh nghiệp hương trấn là con đường quan trọng ra sức lợi dụng các nguồn tài nguyên và yếu tố sản xuất nông nghiệp, phát triển toàn diện kinh tế nông nghiệp, mở rộng không gian tìm việc trong nội bộ ngành NN. Phải thích hợp với yêu cầu thay đổi nhu cầu thị trường, nâng cấp kết cấu sản nghiệp và chuyển biến phương thức tăng trưởng, điều chỉnh chiến lược và quy mô phát triển doanh nghiệp hương trấn, đẩy nhanh tiến bộ KHKT, đẩy nhanh sáng tạo thể chế và cơ chế, trọng điểm phát triển ngành gia công nông sản, ngành phục vụ và mô hình doanh nghiệp tập trung lao động. Đẩy mạnh động lực khuyến khích đối với doanh nghiệp hương trấn có quy mô trở lên cải tạo KHKT, thúc đẩy thay mới sản phẩm và nâng cấp ưu hoá sản nghiệp. Hướng dẫn doanh nghiệp tập thể ở nông thôn thay đổi chế độ thành doanh nghiệp chế độ sở hữu hỗn hợp như chế độ cổ phần hoặc hợp tác cổ phần..., khích lệ doanh nghiệp hương trấn có điều kiện xây dựng doanh nghiệp hiện đại. Doanh nghiệp vừa và nhỏ nông thôn có tác dụng rõ rệt đối với sự tăng thu nhập của nông dân, chỉ cần phù hợp tiêu chuẩn an toàn sản phẩm và yêu cầu bảo vệ môi trường, có lợi cho sử dụng tài nguyên một cách hợp lý, đều nên cho phép tồn tại và phát triển. Cơ quan có liên quan phải căn cứ vào tình hình phát triển mới của doanh nghiệp hương trấn, tăng cường điều tra nghiên cứu, cố gắng chế định ý kiến mang tính chỉ đạo thúc đẩy cải cách và phát triển doanh nghiệp hương trấn.

8. Ra sức phát triển chế độ kinh tế phi công hữu kinh doanh cá thể…ở nông thôn:

Cơ sở hạ tầng không bị pháp luật pháp quy cấm, hành chính công và các ngành và lĩnh vực khác, hộ kinh doanh cá thể và doanh nghiệp tư nhân nông thôn đều có thể tham gia. Phải trên phương diện chính sách thu thuế, đầu tư tài chính, sử dụng tài nguyên, nhân tài…có các khuyến khích đối với hộ kinh doanh cá thể và doanh nghiệp tư nhân nông thôn. Đối với các tiểu thương lưu động kinh doanh hợp pháp ở nông thôn, ngoài những quy định của quốc gia, miễn đăng ký công thương và thu các thuế phí có liên quan.

9. Phồn vinh kinh tế thành phố thị xã nhỏ:

Xây dựng thành phố thị trấn nhỏ phải cùng lớn mạnh như kinh tế huyện lớn, phát triển doanh nghiệp hương trấn, thúc đẩy kinh doanh sản nghiệp hoá NN, kết hợp với di dân, dẫn tới ngày càng nhiều nông dân vào thành phố thị trấn nhỏ, từng bước hình thành sản nghiệp phát triển, dân số tập trung, cơ chế hỗ trợ tốt mở rộng thị trường, tăng cường thu hút và dung nạp dân số nông thôn ở thành phố thị xã nhỏ, kéo theo thúc đẩy năng lực phát triển nông thôn. Đầu tư tài sản cố định quốc gia cũng phải tiếp tục khuyến khích xây dựng thành phố thị xã nhỏ, hấp dẫn cơ cấu tài chính dựa theo quy luật kinh tế thị trường khuyến khích phát triển thành phố thị xã nhỏ. Xây dựng nông trường khu vực trọng điểm vùng ngư nghiệp cảng đánh cá, khu vực rừng và khu vực canh tác phải kết hợp với phát triển thành phố thị xã. Địa phương có điều kiện, phải nhanh chóng thúc đẩy xây dựng thôn trang và xử lý hoàn chỉnh môi trường.!!

Cải thiện môi trường nông dân vào thành phố tìm việc, tăng cường thu nhập người ra ngoài làm việc:

10. Bảo đảm quyền lợi hợp pháp của nông dân vào thành phố tìm việc làm:

Thêm một bước xử lý và loại bỏ các quy định mang tính kỳ thị và thu phí bất hợp lý đối với nông dân vào thành phố làm việc, đơn giản hoá các loại thủ tục đối với nông dân vượt ranh giới địa phương, khu vực tìm việc và vào thành phố làm công nhân, ngăn chặn thay đổi phương pháp tiến hành thu phí không đúng của nông dân vào thành phố kiếm việc và đơn vị sử dụng lao động. Nông dân vào thành phố tìm việc đã trở thành bộ phận chủ yếu quan trọng của công nhân sản nghiệp, đã tạo ra sự giàu có, đã cung cấp thuế thu cho thành phố. Chính quyền thành phố phải chắc chắn hoàn thiện các vấn đề như bồi dưỡng ngành nghề, giáo dục con cái, bảo đảm lao động và các dịch vụ và kinh phí quản lý khác, đều đưa vào tính trong các chi phí tài chính thông thường, cái đã chắc chắn phải hoàn thiện chính sách, cái chưa chắc chắn phải nhanh chóng tìm hiểu hoàn thiện. Đối với vấn đề kịp thời trả lương cho nông dân vào thành phố làm việc, cải thiện điều kiện lao động, giải quyết vấn đề đi học của con cái họ…, nhà nước đã có chính sách rõ ràng, các địa phương khu vực và cơ quan có liên quan nên áp dụng biện pháp có hiệu quả, rõ ràng cơ quan đứng đầu, chắc chắn nhiệm vụ quản lý, tăng cường kiểm tra giám sát. Kiện toàn pháp luật pháp quy, dựa vào pháp luật bảo đảm các quyền và lợi ích của nông dân vảo thành phố xin việc. Thúc đẩy cải cách chế độ hộ tịch ở các thành phố lớn và trung bình, mở rộng điều kiện nông dân vào thành phố tìm việc và định cư.

11. Tăng cường kỹ năng bồi dưỡng nghiệp vụ đội với lực lượng lao động nông thôn:

Đây là nâng cao khả năng tìm việc của nông dân, tăng cường năng lực cạnh tranh sản nghiệp của nước ta là công tác mang tính cơ sở và quan trọng, các địa phương và cơ quan hữu quan phải coi đó là việc lớn và nắm bắt chắc chắn. Phải căn cứ vào nhu cầu của thị trường và doanh nghiệp, dựa vào các ngành nghề khác nhau, chủng loại công việc khác nhau, từ yêu cầu kỹ năng cơ bản đối với nhân viên, bố trí nội dung đào tạo, thực hiện định hướng đào tạo, nâng cao tính chính xác và thích hợp sử dụng của việc đào tạo. Phải điều động các phương diện xã hội tính tích cực tham gia đào tạo kỹ năng nghề nghiệp cho nông dân, khích lệ các cơ cấu loại hình đào tạo, đơn vị dùng người triển khai đào tạo kỹ năng nghề nghiệp đối với nông dân. Các cấp chính phủ đều phải bố trí kinh phí chuyên dùng cho đào tạo kỹ năng nghề nghiệp của nông dân. Để nâng cao hiệu quả sử dụng kinh phí đào tạo và đào tạo hiệu quả, nên do nông dân tự lựa chọn cơ quan đào tạo, nội dung và thời gian đào tạo, chính phủ cho nông dân chịu tham gia đào tạo trợ cấp và hỗ trợ tài chính nhất định. Phải phòng tránh và điều chỉnh các phương pháp làm sai cưỡng chế nông dân tham gia các lớp đào tạo có tiền trợ cấp và có kiểm định tư cách nghề nghiệp.

Phát huy tác dụng của cơ chế thị trường, thực hiện tốt hoạt hộng lưu thông hàng nông sản:

12. Đào tạo chủ thể kinh doanh tiêu thụ hàng nông sản:

Khuyến khích phát huy các tổ chức hợp tác hàng nông sản chuyên nghiệp, các hộ thu mua tiêu thụ lớn và nông dân làm kinh doanh. Tích cực thúc đẩy công tác lập pháp có liên quan đến tổ chức hợp tác nông dân chuyên nghiệp. Từ năm 2004, trung ương và địa phương phải bố trí kinh phí chuyên tập trung khuyến khích tổ chức hợp tác nông dân chuyên nghiệp triển khai phục vụ thông tin, kỹ thuật, tiêu chuẩn chất lượng, chứng nhận, thị trường kinh doanh tiêu thụ… Cơ quan tài chính có liên quan khuyến khích tổ chức hợp tác nông dân chuyên nghiệp xây dựng nền tảng sản xuất tiêu chuẩn hóa, xây dựng công trình nhà kho và doanh nghiệp gia công, mua và trang bị thiết bị vận chuyển tiêu thụ hàng nông sản, tài chính nhà nước sẽ có hỗ trợ tiền lãi thích đáng. Cải cách sâu hơn hợp tác xã tiêu thụ, tác dụng phát huy và kéo nông dân tham gia vào thị trường. Đẩy nhanh phát triển cửa hàng liên hoàn, siêu thị, kinh doanh giao hàng tận nơi mặt hàng nông sản, khuyến khích địa phương có điều kiện sẽ xây chợ nông sản thành siêu thị, khuyến khích doanh nghiệp hàng đầu về nông nghiệp đến thành phố mở các siêu thị hàng nông sản, dần dần đưa mạng lưới này đi đến các khu vực thành phố, thị xã. Thêm một bước tăng cường xây dựng chợ bán buôn ở vùng sản xuất và tiêu thụ, tạo ra điều kiện phát triển ngành vận chuyển hiện đại. Tăng cường quản lý thị trường nguyên liệu sản xuất nông nghiệp, các cơ quan hữu quan cần đảm bảo nguồn hàng đầy đủ, giá cả cơ bản ổn định, nghiêm khắc đả kích các hành vi có hại cho ngành NN như làm và tiêu thụ vật tư NN giả. Khuyến khích vận chuyển tiêu thụ hàng nông sản tươi sống, trên toàn quốc xây dựng đường màu xanh (đường vận chuyển sạch) có hiệu quả cao, các địa phương phải xuất phát từ thực tế cải thiện thêm môi trường lưu thông hàng nông sản.

13. Mở rộng xuất khẩu hàng nông sản ưu thế:

Phải hoàn thiện thêm thúc đẩy biện pháp chính sách xuất khẩu hàng nông sản ưu thế của nước ta. Tiền vốn phát triển ngoại thương phải hướng vào thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản, chủ yếu dùng cho khuyến khích doanh nghiệp nghiên cứu phát triển kỹ thuật mới sản phẩm mới, khai thác thị trường quốc tế, tham gia chứng nhân quốc tế…, giúp đỡ cho nền tảng sản xuất xuất khẩu. Khích lệ và hướng dẫn doanh nghiệp gia công hàng nông sản xuất khẩu tham gia vào khu vực mậu dịch gia công xuất khẩu. Nắm chắc xây dựng khu vực sản phẩm nghệ thuật làm vườn không bị dịch bệnh. Hoàn thiện chế độ bảo hiểm tín dụng mang tính chính sách xuất khẩu hàng nông sản. Cơ quan có liên quan phải mật thiết theo dõi giám sát và kịp thời thông báo nhu cầu cung cấp của thị trường trong và ngoài nước, động thái chính sách pháp quy và dịch bệnh, tình hình dịch, tiêu chuẩn kiểm nghiệm kiểm dịch…, cung cấp dịch vụ thông tin cho doanh nghiệp xuât khẩu nông sản. Đẩy mạnh đàm phán giao lưu với nước ngoài, ký kết hiệp định hai bên kiểm nghiệm kiểm dịch và ưu đãi mậu dịch giữa Trung Quốc với thị trường các quốc gia và khu vực trọng điểm, tạo ra môi trường có lợi cho xuất khẩu nông sản của Trung Quốc. Thích ứng hình thế mới của mậu dịch hàng nông sản quốc tế, đẩy nhanh xây dựng doanh nghiệp và hiệp hội thương phẩm trọng điểm xuất khẩu hàng nông sản như thịt gia cầm, rau, hoa quả…

NỘI DUNG KHÁC

Khủng hoảng tín dụng BĐS tại Mỹ và bài học với Việt Nam

27-10-2008

Cuộc khủng hoảng tín dụng bất động sản dưới chuẩn tại Mỹ đã và đang tác động nặng nề đến thị trường tài chính thế giới. Bản chất của cuộc khủng hoảng này là gì và sẽ tác động như thế nào đến Việt Nam? TS. Phạm Đỗ Chí, người đã có nhiều năm sinh sống và làm việc tại Mỹ, hiện là Phó Tổng giám đốc Tập đoàn VinaCapital; cố vấn của Agroinfo, đã có bài viết riêng.

Bản tin Thị trường và Thương mại Thịt và Thực phẩm Việt Nam (tuần 13/10- 19/10)

22-10-2008

Mặc dù hiện nay, dịch bệnh tai xanh được khống chế thành công, nhưng do các hộ chăn nuôi tại Tp. Hồ Chí Minh lo ngại dịch có thể quay trở lại và giá heo hơi sẽ tiếp tục rớt giá nên đã xuất chuồng đồng loạt vừa để chạy dịch vừa để giảm lỗ khiến lượng thịt lợn về 2 chợ đầu mối Tp. Hồ Chí Minh tuần 11/10 tăng lên rất mạnh, 20 tấn/ngày.

Phóng sự của HTV1 về Trung tâm Thông tin PTNNNT (Agroinfo)

20-10-2008

Trong quá trình hội nhập và mở cửa Việt nam đã đẩy mạnh xuất khẩu nông sản và hình thành nhiều mặt hàng xuất khẩu mũi nhọn thu về cho đất nước hàng tỷ đô la. Hơn bao giờ hết thông tin thị trường càng trở nên quan trọng và ngày nay đã trở thành một nguồn lực của sản xuất.

Giá cao su tự nhiên tại Trung Quốc tuần 22/9- 3/10

20-10-2008

Trong tuần giá cao su SCR5 của Vân Nam và Hải Nam trên thị trường khá ổn định, giá giao động từ 22.300 – 23.500 CNY/ tấn, giá tại thị trường Hoa Đông rẻ nhất với mức giá 22.300- 22.500 CNY/ tấn, tiếp đó là Hoa Bắc với mức giá chênh lệch khoảng 500 CNY/ tấn và cuối cùng là Đông Bắc giá từ 23.000- 23.500 CNY/ tấn, ngoài ra giá các mặt hàng khác ổn định ở mức: Cao su Thái Lan RSS3 giá 24.000- 24.500 CNY/ tấn, cao su Việt Nam SVR3L 22.300- 22.500 CNY/ tấn.

AGROINFO sẽ xuất bản định kỳ “Bản tin tuần Thị trường và Thương mại Nông Nghiệp Trung Quốc”

16-10-2008

Trung Quốc ngày nay đã trở thành một trong những thị trường tiêu thụ và sản xuất nông sản hàng đầu thế giới và là một trong những đối tác thương mại quan trọng nhất của Việt Nam.

Bản tin Thị trường và Thương mại Lúa gạo Việt Nam (tuần 6/10 - 12/10)

15-10-2008

Trái ngược với tình hình tháng 4 , giá gạo Thái Lan và Viêt Nam trên thị trường thế giới mất hơn 25% giá trị. Giá gạo Thái Lan từ trên 1000 USD đã giảm xuống 680 USD/tấn thấp hơn ngưỡng kỳ vọng của chính phủ. Trong khi đó gạo Việt Nam cũng không có dấu hiệu lạc quan hơn, chỉ còn 500 USD/T với gạo 5% tấm và 400 USD/T với gạo 25% tấm.

Bản tin Thị trường và Thương mại Thịt và Thực phẩm Việt Nam (tuần 6/10- 12/10)

14-10-2008

Sau 3 tuần liên tiếp tăng cao, lượng thịt lợn về 2 chợ đầu mối TP. Hồ Chí Minh tuần 4/10 đã quay đầu giảm, xuống còn 380 tấn/ngày (-2,56%). Tại chợ Hóc Môn, lượng thịt về chợ giảm 0,93%, còn tại chợ Bình Điền, lượng thịt đã giảm 4,57%.

Khủng hoảng tài chính & tương lai nông sản Việt Nam

13-10-2008

Cuộc khủng hoảng tài chính và sắp tới rất có thể là khủng hoảng kinh tế tại nhiều nước trong đó có Mỹ - nước NK rất nhiều hàng hoá của Việt Nam, đặc biệt là nông sản đang đặt ra những thách thách cho mặt hàng nông sản trong những tháng cuối năm...

Các hình thái tham nhũng: Giám sát các khả năng tham nhũng ở cấp ngành

9-10-2008

Cuốn sách trình bày về các ngành, quản lý tài chính công, và vấn đề chống rửa tiền, qua đó cung cấp một khung phân tích nhằm chỉ dẫn cách lồng ghép các biện pháp chống tham nhũng vào quá trình xây dựng chương trình và thiết kế dự án…

Bản tin Thị trường và Thương mại Lúa gạo Việt Nam (tuần 1/10 - 6/10)

9-10-2008

Tuy có nhiều thông tin tốt về nguồn cầu từ các khách hàng truyền thống như Philippines, Cu Ba nhưng giá gạo Việt Nam vẫn giảm theo xu thế chung của thế giới. Một nguyên nhân khác là các doanh nghiệp xuất khẩu chủ động hạ giá thu hút khách hàng để nhanh chóng thu hồi vốn trả nợ ngân hàng. Giá gạo 5% tấm đạt mức 523 USD/ tấn giảm 3 USD/tấn so với tuần trước. Giá gạo 10% tấm và 15% tấm đều giảm 2,4 USD/tấn và đạt mức 522 USD/tấn so với tuần trước. Đặc biệt giá gạo 25% tấm chỉ đạt 406 tấn/USD, giảm mạnh 19 USD/tấn so với tuần trước.