TIN TỨC-SỰ KIỆN

Khủng hoảng tài chính lan sang thị trường nông sản

Ngày đăng: 04 | 11 | 2008

Thị trường nông sản năm 2008 biến động rất lớn. Có thể nói, kể từ khi đổi mới và hội nhập chưa năm nào thị trường biến động lại khó lường như năm nay.

Trung tâm Thông tin, thuộc Viện Chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (Bộ NN&PTNT) vừa hoàn thành bản báo cáo “Biến động và triển vọng giá nông sản trong bối cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu”.

Chiều qua, 29/10, PV Tiền phong đã phỏng vấn ông Phạm Quang Diệu - Giám đốc Trung tâm, đồng tác giả bản báo báo. Ông Diệu cho biết:

Thị trường nông sản năm 2008 biến động rất lớn. Có thể nói, kể từ khi đổi mới và hội nhập chưa năm nào thị trường biến động lại khó lường như năm nay.

Bắt đầu là mặt hàng gạo, giá thế giới tăng vọt ở những lúc đỉnh điểm lên trên 300%, sau đó lại suy giảm. Tiếp theo là giá thịt tăng rồi giảm, và gần đây các mặt hàng cây công nghiệp đã giảm đột ngột.

Những biến động rất bất ngờ của thị trường đã làm cho tất cả các chủ thể trong nền kinh tế từ người nông dân, đến doanh nghiệp và các nhà hoạch định chính sách trở nên lúng túng.

Đơn giản bởi vì những hiện tượng này trước đây chưa từng xảy ra, đó là sự biến động của thị trường tài chính lan sang thị trường nông sản với mức độ nhanh đến bất ngờ.

Để đảm bảo các nhận định của báo cáo sát nhất với thực tiễn, ngoài việc nhóm phân tích tiến hành đánh giá và dự báo tình hình, chúng tôi còn tham khảo các ý kiến của các chuyên gia quốc tế đầu ngành của các trường Đại học Hoa Kỳ (Stanford), Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), hoặc Viện chính sách Lương thực Quốc tế (IFPRI).

Tại sao thời gian vừa qua, giá nông sản thế giới cũng như Việt Nam liên tục giảm?

Thị trường nông sản phụ thuộc vào nhiều yếu tố căn bản của cung cầu như sản xuất, dự trữ, tiêu dùng và các yếu tố nhạy cảm khác như tỷ giá, chính sách, giá dầu, diễn biến thời tiết…Vừa rồi, ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính đến suy giảm giá khác nhau tùy từng ngành hàng.

Nguồn: Trung tâm thông tin Phát triển NNNT, www.agro.gov.vn
Đối với ngành hàng cây công nghiệp thì giá cả biến động khá nhạy cảm phụ thuộc vào mức độ tăng trưởng kinh tế và đặc biệt là có nhân tố đầu cơ của các quỹ đầu tư. Như vậy, ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính mạnh nhất đến các mặt hàng cây công nghiệp, như cao su, cà phê.

Ngoài ra, đồng USD tăng giá mạnh so với đồng Euro cũng gây sức ép lên giá nông sản thế giới. Hiện nay so với tháng 5/2008, đồng USD lên giá đến 23% so với đồng Euro.

Do Hoa Kỳ là nước xuất khẩu nông sản lớn, và các nước xuất khẩu nông sản khác chủ yếu cũng sử dụng đồng USD trong thương mại quốc tế, và thị trường EU là một thị trường nông sản quan trọng do đó giá hàng nông sản khi vào EU trở nên đắt tương đối, làm giảm cầu gây sức ép làm giảm giá nông sản.

Mức giảm hiện nay của một vài mặt hàng so với những tháng giữa năm 2008 như sau, giá cao su thế giới giảm đến 31%-39% tùy chủng loại, cà phê giảm 15% đối với Arabica và 27% đối với Robusta…

Xin ông cho biết, khó khăn lớn nhất của xuất khẩu nông sản Việt Nam trong thời gian tới là gì?

Tôi nghĩ rằng xuất khẩu nông sản chúng ta đang đứng trước thử thách lớn, chính thời điểm này mới là lúc khó khăn nhất, thị trường biến động rất khó lường. Vượt qua giai đoạn này, tôi nghĩ mọi chuyện sẽ thuận lợi hơn, chúng ta sẽ rút ra được nhiều bài học hữu ích để chuẩn bị tốt cho tương lai.

Cùng đó, nền nông nghiệp trong nước sẽ gặp trở ngại lớn gì? Đời sống của người nông dân nước ta sẽ ra sao, thưa ông?

Đúng là ngoài bấp bênh của giá nông sản, xuất khẩu đang gặp thách thức, nền nông nghiệp đang chịu sức ép đến từ nhiều phía khác đó là kinh tế vĩ mô suy giảm, lãi suất cao ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh, công nghiệp suy giảm đặc biệt là công nghiệp vừa và nhỏ sẽ không những không hút được lao động ra khỏi nông nghiệp mà còn đẩy lao động về nông thôn. Trong bối cảnh này đời sống nông dân sẽ gặp khó khăn, nguy cơ bất bình đẳng sẽ có khả năng tăng lên.

Những khó khăn đó sẽ kéo dài trong bao lâu? Chúng ta sẽ “gỡ” ra sao?

Tôi nghĩ rằng khó khăn này sẽ diễn ra song hành với khó khăn chung của nền kinh tế, ít nhất là đến hết quý I năm 2009. Theo tôi tình hình đang khẩn trương, những giải pháp về quy hoạch, khoa học công nghệ, bảo hiểm nông nghiệp… là những giải pháp dài hạn, phải nhiều năm mới phát huy tác dụng.

Hiện nay cần có những gói giải pháp ngắn hạn và đồng bộ để hỗ trợ cho ngành nông nghiệp như các biện pháp đòn bẩy về tài chính tín dụng, chính sách thương mại, hoặc hỗ trợ khẩn cấp...

Cảm ơn ông.

NỘI DUNG KHÁC

Thị trường sữa hậu “melamine”

3-11-2008

Thông tin về sữa và các sản phẩm từ sữa tại Trung Quốc bị nhiễm chất melamine đã gây tâm lý hoang mang, lo lắng cho người tiêu dùng Trung Quốc và ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động sản xuất, kinh doanh sữa và các sản phẩm từ sữa tới các nước khác trong khu vực và trên thế giới, trong đó có Việt Nam

Khủng hoảng tài chính thế giới, nông dân Việt Nam vạ lây

30-10-2008

Trong vài tháng qua, trùng lặp với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu là sự sụt giảm mạnh mẽ của giá nông sản thế giới. Các ngành hàng của Việt Nam, từ gạo, cà phê, đến cao su, điều… đồng loạt rơi vào cảnh điêu đứng.

Bản tin Thị trường và Thương mại Thịt và Thực phẩm Việt Nam (tuần 20/10- 26/10)

30-10-2008

Sau cơn sốt giá của mặt hàng thịt những tháng đầu năm, đến nay giá hầu hết các mặt hàng đều đã giảm xuống. Giá bán của lợn hơi hiện đã giảm khoảng 10 – 20%, giá gà làm sẵn cũng giảm từ 2.500 – 5.000 đồng/kg. Giá thịt giảm trong khi giá các chí phí đầu vào cho chăn nuôi vẫn cao nguyên nhân chính là do thịt nhập khẩu giá rẻ vẫn đang gây áp lực cho các sản phẩm thịt trong nước vì lượng tồn kho còn khá nhiều.

Văn kiện Trung ương Đảng Trung Quốc năm 2004 (kỳ II)

28-10-2008

Điều chỉnh kết cấu ngành NN đã có những bước tiến dài, đúng phương hướng, hiệu quả rõ rệt, phải kiên định không thay đổi và tiếp tục thúc đẩy phát triển đi lên. Dưới tiền đề bảo vệ và nâng cao năng lực sản xuất NN tổng hợp, dựa vào yêu cầu cao sản chất lượng tốt, hiệu quả cao, sinh thái, an toàn, đi theo hướng tinh tế, tỉ mỉ hoá, chuyên môn hoá, sản nghiệp hoá, hướng tới phát triển nông nghiệp theo chiều rộng và chiều sâu tiến quân, không ngừng khai thác không gian tăng hiệu quả tăng thu nhập NN

Khủng hoảng tín dụng BĐS tại Mỹ và bài học với Việt Nam

27-10-2008

Cuộc khủng hoảng tín dụng bất động sản dưới chuẩn tại Mỹ đã và đang tác động nặng nề đến thị trường tài chính thế giới. Bản chất của cuộc khủng hoảng này là gì và sẽ tác động như thế nào đến Việt Nam? TS. Phạm Đỗ Chí, người đã có nhiều năm sinh sống và làm việc tại Mỹ, hiện là Phó Tổng giám đốc Tập đoàn VinaCapital; cố vấn của Agroinfo, đã có bài viết riêng.

Bản tin Thị trường và Thương mại Thịt và Thực phẩm Việt Nam (tuần 13/10- 19/10)

22-10-2008

Mặc dù hiện nay, dịch bệnh tai xanh được khống chế thành công, nhưng do các hộ chăn nuôi tại Tp. Hồ Chí Minh lo ngại dịch có thể quay trở lại và giá heo hơi sẽ tiếp tục rớt giá nên đã xuất chuồng đồng loạt vừa để chạy dịch vừa để giảm lỗ khiến lượng thịt lợn về 2 chợ đầu mối Tp. Hồ Chí Minh tuần 11/10 tăng lên rất mạnh, 20 tấn/ngày.

Phóng sự của HTV1 về Trung tâm Thông tin PTNNNT (Agroinfo)

20-10-2008

Trong quá trình hội nhập và mở cửa Việt nam đã đẩy mạnh xuất khẩu nông sản và hình thành nhiều mặt hàng xuất khẩu mũi nhọn thu về cho đất nước hàng tỷ đô la. Hơn bao giờ hết thông tin thị trường càng trở nên quan trọng và ngày nay đã trở thành một nguồn lực của sản xuất.

Giá cao su tự nhiên tại Trung Quốc tuần 22/9- 3/10

20-10-2008

Trong tuần giá cao su SCR5 của Vân Nam và Hải Nam trên thị trường khá ổn định, giá giao động từ 22.300 – 23.500 CNY/ tấn, giá tại thị trường Hoa Đông rẻ nhất với mức giá 22.300- 22.500 CNY/ tấn, tiếp đó là Hoa Bắc với mức giá chênh lệch khoảng 500 CNY/ tấn và cuối cùng là Đông Bắc giá từ 23.000- 23.500 CNY/ tấn, ngoài ra giá các mặt hàng khác ổn định ở mức: Cao su Thái Lan RSS3 giá 24.000- 24.500 CNY/ tấn, cao su Việt Nam SVR3L 22.300- 22.500 CNY/ tấn.

AGROINFO sẽ xuất bản định kỳ “Bản tin tuần Thị trường và Thương mại Nông Nghiệp Trung Quốc”

16-10-2008

Trung Quốc ngày nay đã trở thành một trong những thị trường tiêu thụ và sản xuất nông sản hàng đầu thế giới và là một trong những đối tác thương mại quan trọng nhất của Việt Nam.

Bản tin Thị trường và Thương mại Lúa gạo Việt Nam (tuần 6/10 - 12/10)

15-10-2008

Trái ngược với tình hình tháng 4 , giá gạo Thái Lan và Viêt Nam trên thị trường thế giới mất hơn 25% giá trị. Giá gạo Thái Lan từ trên 1000 USD đã giảm xuống 680 USD/tấn thấp hơn ngưỡng kỳ vọng của chính phủ. Trong khi đó gạo Việt Nam cũng không có dấu hiệu lạc quan hơn, chỉ còn 500 USD/T với gạo 5% tấm và 400 USD/T với gạo 25% tấm.

Bản tin Thị trường và Thương mại Thịt và Thực phẩm Việt Nam (tuần 6/10- 12/10)

14-10-2008

Sau 3 tuần liên tiếp tăng cao, lượng thịt lợn về 2 chợ đầu mối TP. Hồ Chí Minh tuần 4/10 đã quay đầu giảm, xuống còn 380 tấn/ngày (-2,56%). Tại chợ Hóc Môn, lượng thịt về chợ giảm 0,93%, còn tại chợ Bình Điền, lượng thịt đã giảm 4,57%.