TIN TỨC-SỰ KIỆN

Khủng hoảng tài chính thế giới, nông dân Việt Nam vạ lây

Ngày đăng: 30 | 10 | 2008

Trong vài tháng qua, trùng lặp với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu là sự sụt giảm mạnh mẽ của giá nông sản thế giới. Các ngành hàng của Việt Nam, từ gạo, cà phê, đến cao su, điều… đồng loạt rơi vào cảnh điêu đứng.

Trung tâm Thông tin thuộc Viện Chính sách và Chiến lược (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) vừa có bản báo cáo “Biến động và triển vọng giá nông sản trong bối cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu”. Agroinfo xin giới thiệu nhận định của ông Phạm Quang Diệu, một trong những tác giả bản báo cáo.

Giá gạo thế giới (USD/tấn) đã tăng mạnh từ năm 2001 đến giữa năm 2008.

Giá nông sản đã nhiều năm thăng hoa

Sau nhưng thập kỷ suy giảm 80 và 90 của thế kỷ 20, những năm đầu của thế kỷ 21 giá nông sản trên thị trường thế giới tăng lên. Có thể thấy một số nguyên nhân chính:

Thứ nhất, kinh tế Trung Quốc và Ấn Độ tăng trưởng mạnh làm tăng nhu cầu tiêu thụ nông sản của hai nước đông dân nhất thế giới này, đặc biệt là sản phẩm chứa nhiều dinh dưỡng như thịt và dầu ăn.

Thứ hai, trong vòng 1 thập kỷ trở lại đây, sự sụt giá USD so với Euro và những đồng tiền chính khác đã kích thích tăng xuất khẩu nông sản, do các nước xuất khẩu nông sản chủ yếu thu về bằng đồng đô la. Ngoài ra, đồng USD giảm làm cho các nhà đầu cơ có xu hướng chuyển đầu tư từ nắm giữ đô la sang nắm giữ các hàng hóa trong đó có nông sản.

Thứ ba, chính sách sản xuất ethanol từ ngô ở Mỹ (và nhiên liệu sinh học từ dầu thực vật ở châu Âu) làm tăng nhu cầu tiêu dùng lương thực bù đắp cho một phần sản lượng ngô chuyển sang sản xuất ethanol.

Thứ tư, các nhà đầu cơ đang tìm kiếm những cơ hội từ một số mặt hàng mang lại lợi nhuận cao hơn là đầu tư và chứng khoán hay bất động sản.

Thứ năm, giá dầu tăng mạnh làm cho chi phí sản xuất tăng, gây sức ép tăng giá. Giá dầu tăng cũng kéo theo xu hướng tăng cường sản xuất ethanol để thay thế dầu mỏ gây sức ép lên sản xuất lương thực.

Tỉ giá USD/Euro giảm mạnh từ đầu năm 2006 đến giữa năm 2008, giúp các nước xuất khẩu bằng USD được lợi thế. (Số liệu: yahoo finance)

Sự đảo chiều đột ngột

Kể từ tháng 9 giá nông sản trên thị trường thế giới giảm đột biến. Điển hình nhất là giá cao su RSS2 cuối tháng 9 còn ở mức 4.100 USD/tấn đã giảm xuống còn 3000 USD/tấn. Ở Việt Nam, sau khi đạt mức đỉnh vào thời điểm tháng 7/2008, khoảng 58 triệu đồng/tấn, giá cao su xuất khẩu của Việt Nam bắt đầu giảm từ tháng 8, giảm liên tục trong tháng 9 và giá giảm mạnh từ đầu tháng 10, đến trung tuần tháng 10/2008 chỉ còn khoảng 30 triệu đồng/tấn.

Đến giữa tháng 10/2008, giá cà phê thế giới sụt giảm xuống thấp nhất, thấp hơn cả mức giá của tháng 1. Giá cà phê Robusta Việt Nam xuất khẩu chỉ còn 1625 USD/tấn, giá xuất khẩu tại thị trường London khoảng 1700 USD/tấn, là mức thấp nhất kể từ đầu năm (ngày 1/1/08 giá thế giới là 1903 USD/tấn, giá Việt Nam là 1768 USD/tấn).

Thị trường nông sản bị ảnh hưởng bởi các nguyên nhân cung cầu cơ bản như sản lượng, tiêu dùng, tồn kho hoặc các yếu tố liên quan như tỷ giá hối đoái, giá dầu mỏ, nhu cầu tiêu thụ ethanol… Các phân tích trước đây thường chỉ quan tâm đến các yếu tố cung cầu cơ bản này.

Tuy nhiên, theo báo cáo của Trung tâm Thông tin “Biến động và triển vọng giá nông sản trong bối cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu” thì trong vòng 10 năm trở lại đây kết cấu thị trường nông sản đã có những sự chuyển mình mạnh mẽ. Trong giao dịch nông sản quốc tế đã xuất hiện các quỹ đầu tư tham gia thị trường ngày càng sâu rộng. Luồng tài chính từ các quỹ này đã dần đến mức chi phối cung cầu nhất thời trên thị trường.

Giá cao su đột ngột giảm mạnh trong mấy tháng qua.

Tóm lại, sự suy giảm giá vừa qua có một số nguyên nhân chính sau với mức độ ảnh hưởng tùy theo mặt hàng:

Đối với các mặt hàng cây công nghiệp như cao su, cà phê, hồ tiêu, điều do suy thoái kinh tế và khủng hoảng tài chính làm cho các quỹ đầu cơ rút tiền khỏi các hoạt động đầu tư dẫn đến giảm cầu tức thời trên các thị trường kỳ hạn, làm cho giá giảm đột ngột. Đây chính là nguyên nhân chính tác động đến sự giảm sút tức thời của thị trường hàng nông sản thế giới.

Đối với các mặt hàng lương thực thiết yếu như lúa gạo do các yếu tố cung cầu cơ bản về sản lượng, tồn kho và tiêu dùng quyết định.

Ngoài ra, đồng USD gần đây lại mạnh, gây áp lực giảm giá xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của Hoa Kỳ như thịt, dầu ăn, lúa gạo… Trong khi đó, đồng Euro giảm mạnh so với USD làm cho nhu cầu tiêu thụ các nước châu Âu giảm, gây áp lực giảm giá hàng nhập khẩu vào thị trường châu Âu trong đó có nông sản. Các quỹ đầu tư chuyển sang nắm giữ đô la thay vì đầu tư vào hàng hóa trong đó có nông sản gây áp lực giảm giá.

Giá chỉ giảm trong ngắn hạn

Sự suy giảm đột ngột của giá nông sản trên thị trường thế giới đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến thu nhập của nhiều nước xuất khẩu nông sản, dấy lên sự lo ngại của của các nước xuất khẩu nông sản về khả năng có một một xu hướng giảm giá nông sản trong dài hạn?

Nhìn chung biến động giảm giá mạnh của các mặt hàng cây công nghiệp trên thị trường thế giới do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính, rút vốn của các quỹ đầu tư. Sự suy giảm mang tính tức thời và ngắn hạn. Theo dự báo, giá cả trong vòng 6 tháng tới sẽ tăng trở lại, mức tăng của từng ngành hàng tùy thuộc vào các yếu tố cung cầu về sản lượng và tiêu dùng thực tế quyết định.
Phạm Quang Diệu

NỘI DUNG KHÁC

Bản tin Thị trường và Thương mại Thịt và Thực phẩm Việt Nam (tuần 20/10- 26/10)

30-10-2008

Sau cơn sốt giá của mặt hàng thịt những tháng đầu năm, đến nay giá hầu hết các mặt hàng đều đã giảm xuống. Giá bán của lợn hơi hiện đã giảm khoảng 10 – 20%, giá gà làm sẵn cũng giảm từ 2.500 – 5.000 đồng/kg. Giá thịt giảm trong khi giá các chí phí đầu vào cho chăn nuôi vẫn cao nguyên nhân chính là do thịt nhập khẩu giá rẻ vẫn đang gây áp lực cho các sản phẩm thịt trong nước vì lượng tồn kho còn khá nhiều.

Văn kiện Trung ương Đảng Trung Quốc năm 2004 (kỳ II)

28-10-2008

Điều chỉnh kết cấu ngành NN đã có những bước tiến dài, đúng phương hướng, hiệu quả rõ rệt, phải kiên định không thay đổi và tiếp tục thúc đẩy phát triển đi lên. Dưới tiền đề bảo vệ và nâng cao năng lực sản xuất NN tổng hợp, dựa vào yêu cầu cao sản chất lượng tốt, hiệu quả cao, sinh thái, an toàn, đi theo hướng tinh tế, tỉ mỉ hoá, chuyên môn hoá, sản nghiệp hoá, hướng tới phát triển nông nghiệp theo chiều rộng và chiều sâu tiến quân, không ngừng khai thác không gian tăng hiệu quả tăng thu nhập NN

Khủng hoảng tín dụng BĐS tại Mỹ và bài học với Việt Nam

27-10-2008

Cuộc khủng hoảng tín dụng bất động sản dưới chuẩn tại Mỹ đã và đang tác động nặng nề đến thị trường tài chính thế giới. Bản chất của cuộc khủng hoảng này là gì và sẽ tác động như thế nào đến Việt Nam? TS. Phạm Đỗ Chí, người đã có nhiều năm sinh sống và làm việc tại Mỹ, hiện là Phó Tổng giám đốc Tập đoàn VinaCapital; cố vấn của Agroinfo, đã có bài viết riêng.

Bản tin Thị trường và Thương mại Thịt và Thực phẩm Việt Nam (tuần 13/10- 19/10)

22-10-2008

Mặc dù hiện nay, dịch bệnh tai xanh được khống chế thành công, nhưng do các hộ chăn nuôi tại Tp. Hồ Chí Minh lo ngại dịch có thể quay trở lại và giá heo hơi sẽ tiếp tục rớt giá nên đã xuất chuồng đồng loạt vừa để chạy dịch vừa để giảm lỗ khiến lượng thịt lợn về 2 chợ đầu mối Tp. Hồ Chí Minh tuần 11/10 tăng lên rất mạnh, 20 tấn/ngày.

Phóng sự của HTV1 về Trung tâm Thông tin PTNNNT (Agroinfo)

20-10-2008

Trong quá trình hội nhập và mở cửa Việt nam đã đẩy mạnh xuất khẩu nông sản và hình thành nhiều mặt hàng xuất khẩu mũi nhọn thu về cho đất nước hàng tỷ đô la. Hơn bao giờ hết thông tin thị trường càng trở nên quan trọng và ngày nay đã trở thành một nguồn lực của sản xuất.

Giá cao su tự nhiên tại Trung Quốc tuần 22/9- 3/10

20-10-2008

Trong tuần giá cao su SCR5 của Vân Nam và Hải Nam trên thị trường khá ổn định, giá giao động từ 22.300 – 23.500 CNY/ tấn, giá tại thị trường Hoa Đông rẻ nhất với mức giá 22.300- 22.500 CNY/ tấn, tiếp đó là Hoa Bắc với mức giá chênh lệch khoảng 500 CNY/ tấn và cuối cùng là Đông Bắc giá từ 23.000- 23.500 CNY/ tấn, ngoài ra giá các mặt hàng khác ổn định ở mức: Cao su Thái Lan RSS3 giá 24.000- 24.500 CNY/ tấn, cao su Việt Nam SVR3L 22.300- 22.500 CNY/ tấn.

AGROINFO sẽ xuất bản định kỳ “Bản tin tuần Thị trường và Thương mại Nông Nghiệp Trung Quốc”

16-10-2008

Trung Quốc ngày nay đã trở thành một trong những thị trường tiêu thụ và sản xuất nông sản hàng đầu thế giới và là một trong những đối tác thương mại quan trọng nhất của Việt Nam.

Bản tin Thị trường và Thương mại Lúa gạo Việt Nam (tuần 6/10 - 12/10)

15-10-2008

Trái ngược với tình hình tháng 4 , giá gạo Thái Lan và Viêt Nam trên thị trường thế giới mất hơn 25% giá trị. Giá gạo Thái Lan từ trên 1000 USD đã giảm xuống 680 USD/tấn thấp hơn ngưỡng kỳ vọng của chính phủ. Trong khi đó gạo Việt Nam cũng không có dấu hiệu lạc quan hơn, chỉ còn 500 USD/T với gạo 5% tấm và 400 USD/T với gạo 25% tấm.

Bản tin Thị trường và Thương mại Thịt và Thực phẩm Việt Nam (tuần 6/10- 12/10)

14-10-2008

Sau 3 tuần liên tiếp tăng cao, lượng thịt lợn về 2 chợ đầu mối TP. Hồ Chí Minh tuần 4/10 đã quay đầu giảm, xuống còn 380 tấn/ngày (-2,56%). Tại chợ Hóc Môn, lượng thịt về chợ giảm 0,93%, còn tại chợ Bình Điền, lượng thịt đã giảm 4,57%.

Khủng hoảng tài chính & tương lai nông sản Việt Nam

13-10-2008

Cuộc khủng hoảng tài chính và sắp tới rất có thể là khủng hoảng kinh tế tại nhiều nước trong đó có Mỹ - nước NK rất nhiều hàng hoá của Việt Nam, đặc biệt là nông sản đang đặt ra những thách thách cho mặt hàng nông sản trong những tháng cuối năm...

Các hình thái tham nhũng: Giám sát các khả năng tham nhũng ở cấp ngành

9-10-2008

Cuốn sách trình bày về các ngành, quản lý tài chính công, và vấn đề chống rửa tiền, qua đó cung cấp một khung phân tích nhằm chỉ dẫn cách lồng ghép các biện pháp chống tham nhũng vào quá trình xây dựng chương trình và thiết kế dự án…

Bản tin Thị trường và Thương mại Lúa gạo Việt Nam (tuần 1/10 - 6/10)

9-10-2008

Tuy có nhiều thông tin tốt về nguồn cầu từ các khách hàng truyền thống như Philippines, Cu Ba nhưng giá gạo Việt Nam vẫn giảm theo xu thế chung của thế giới. Một nguyên nhân khác là các doanh nghiệp xuất khẩu chủ động hạ giá thu hút khách hàng để nhanh chóng thu hồi vốn trả nợ ngân hàng. Giá gạo 5% tấm đạt mức 523 USD/ tấn giảm 3 USD/tấn so với tuần trước. Giá gạo 10% tấm và 15% tấm đều giảm 2,4 USD/tấn và đạt mức 522 USD/tấn so với tuần trước. Đặc biệt giá gạo 25% tấm chỉ đạt 406 tấn/USD, giảm mạnh 19 USD/tấn so với tuần trước.