TIN TỨC-SỰ KIỆN

Hợp tác giữa IPSARD/CAP và NAFRI/AFPRC

Ngày đăng: 10 | 11 | 2008

Sáng ngày 10/11/2008, Viện nghiên cứu Nông Lâm nghiệp quốc gia Lào (NAFRI) đã có chuyến thăm và làm việc tại Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (IPSARD). Buổi viếng thăm và làm việc đã mở ra nhiều cơ hội hợp tác song phương cho cả hai bên.

Tiếp đoàn Viện nghiên cứu Nông Lâm nghiệp quốc gia Lào (NAFRI) gồm có TS Đặng Kim Sơn - Viện trưởng Viện CS& CL PTNNNT (Chủ toạ), Viện Phó - TS Nguyễn Đình Long, và trưởng các bộ môn, Lãnh đạo các Trung tâm trực thuộc trong Viện.

TS. Đặng Kim Sơn phát biểu khai mạc cuộc họp và trình bày quan hệ hợp tác từ trước đến nay giữa IPSARD và NAFRI.

Phó Giám đốc Trung tâm Tư vấn Chính sách (CAP/IPSARD) - Bà Phạm Ngọc Linh đã trình bày cơ cấu, chức năng, nhiệm vụ của Viện và giới thiệu về CAP với phái đoàn Bộ Nông Lâm nghiệp Lào.

Về phía NAFRI, ngài Linkham - trưởng đoàn trình bày chức năng, nhiệm vụ chiến lược của Trung tâm nghiên cứu chính sách Nông Lâm nghiệp (AFPRC) trong thời gian tới.

Buổi làm việc đã gợi mở ra nhiều cơ hội, phối hợp, hỗ trợ làm việc giữa Viện CS &CL và Bộ Nông Lâm nghiệp Lào :

+ Ký biên bản ghi nhớ giữa Trung tâm tư vấn Chính sách nông nghiệp nông thôn/Ipsard với AFPRC Lào về nghiên cứu chiến lược chính sách, trao đổi thông tin, trao đổi cán bộ, tập huấn, hỗ trợ và tăng cường năng lực.

+ IPSARD sẽ phối hợp hỗ trợ xây dựng chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn và nông dân của Lào.

+ Thiết lập các quan hệ hợp tác cấp phòng, bộ môn, trung tâm giữa IPSARD nhằm trao đổi thông tin, tăng cường năng lực cho Trung tâm nghiên cứu Chính sách của Lào.

Trung tâm Thông tin PTNNNT - AGROINFO

NỘI DUNG KHÁC

Văn kiện Trung ương Đảng Trung Quốc năm 2004 (kỳ III)

7-11-2008

Đẩy mạnh xây dựng cơ cở hạ tầng nông nghiệp, giải quyết vấn đề “Tam nông”, nhất thiết phải thêm một bước điều chỉnh kết cấu phân phối thu nhập quốc dân và kết cấu chi tài chính. Chính phủ các cấp phải dựa vào pháp luật và dự toán chắc chắn chi phí đối với nông nghiệp và nông thôn, tiến hành dự toán nghiêm túc, xây dựng kiện toàn cơ chế tăng trưởng ổn định kinh phí tài chính khuyến nông.

Bản tin Thị trường và Thương mại Thịt & Thực phẩm (tuần 27/10-2/11)

6-11-2008

Sau hơn 2 tuần tăng thuế suất thuế nhập khẩu, giá thịt vẫn tiếp tục giảm, đặc biệt là giá gà làm sẵn tại Hà Nội tuần qua giảm đến mức chóng mặt, chỉ hồi phục trở lại sau trận mưa lịch sử trên diện rộng ở các tỉnh miền Bắc

Khủng hoảng tài chính lan sang thị trường nông sản

4-11-2008

Thị trường nông sản năm 2008 biến động rất lớn. Có thể nói, kể từ khi đổi mới và hội nhập chưa năm nào thị trường biến động lại khó lường như năm nay.

Thị trường sữa hậu “melamine”

3-11-2008

Thông tin về sữa và các sản phẩm từ sữa tại Trung Quốc bị nhiễm chất melamine đã gây tâm lý hoang mang, lo lắng cho người tiêu dùng Trung Quốc và ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động sản xuất, kinh doanh sữa và các sản phẩm từ sữa tới các nước khác trong khu vực và trên thế giới, trong đó có Việt Nam

Khủng hoảng tài chính thế giới, nông dân Việt Nam vạ lây

30-10-2008

Trong vài tháng qua, trùng lặp với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu là sự sụt giảm mạnh mẽ của giá nông sản thế giới. Các ngành hàng của Việt Nam, từ gạo, cà phê, đến cao su, điều… đồng loạt rơi vào cảnh điêu đứng.

Bản tin Thị trường và Thương mại Thịt và Thực phẩm Việt Nam (tuần 20/10- 26/10)

30-10-2008

Sau cơn sốt giá của mặt hàng thịt những tháng đầu năm, đến nay giá hầu hết các mặt hàng đều đã giảm xuống. Giá bán của lợn hơi hiện đã giảm khoảng 10 – 20%, giá gà làm sẵn cũng giảm từ 2.500 – 5.000 đồng/kg. Giá thịt giảm trong khi giá các chí phí đầu vào cho chăn nuôi vẫn cao nguyên nhân chính là do thịt nhập khẩu giá rẻ vẫn đang gây áp lực cho các sản phẩm thịt trong nước vì lượng tồn kho còn khá nhiều.

Văn kiện Trung ương Đảng Trung Quốc năm 2004 (kỳ II)

28-10-2008

Điều chỉnh kết cấu ngành NN đã có những bước tiến dài, đúng phương hướng, hiệu quả rõ rệt, phải kiên định không thay đổi và tiếp tục thúc đẩy phát triển đi lên. Dưới tiền đề bảo vệ và nâng cao năng lực sản xuất NN tổng hợp, dựa vào yêu cầu cao sản chất lượng tốt, hiệu quả cao, sinh thái, an toàn, đi theo hướng tinh tế, tỉ mỉ hoá, chuyên môn hoá, sản nghiệp hoá, hướng tới phát triển nông nghiệp theo chiều rộng và chiều sâu tiến quân, không ngừng khai thác không gian tăng hiệu quả tăng thu nhập NN

Khủng hoảng tín dụng BĐS tại Mỹ và bài học với Việt Nam

27-10-2008

Cuộc khủng hoảng tín dụng bất động sản dưới chuẩn tại Mỹ đã và đang tác động nặng nề đến thị trường tài chính thế giới. Bản chất của cuộc khủng hoảng này là gì và sẽ tác động như thế nào đến Việt Nam? TS. Phạm Đỗ Chí, người đã có nhiều năm sinh sống và làm việc tại Mỹ, hiện là Phó Tổng giám đốc Tập đoàn VinaCapital; cố vấn của Agroinfo, đã có bài viết riêng.

Bản tin Thị trường và Thương mại Thịt và Thực phẩm Việt Nam (tuần 13/10- 19/10)

22-10-2008

Mặc dù hiện nay, dịch bệnh tai xanh được khống chế thành công, nhưng do các hộ chăn nuôi tại Tp. Hồ Chí Minh lo ngại dịch có thể quay trở lại và giá heo hơi sẽ tiếp tục rớt giá nên đã xuất chuồng đồng loạt vừa để chạy dịch vừa để giảm lỗ khiến lượng thịt lợn về 2 chợ đầu mối Tp. Hồ Chí Minh tuần 11/10 tăng lên rất mạnh, 20 tấn/ngày.

Phóng sự của HTV1 về Trung tâm Thông tin PTNNNT (Agroinfo)

20-10-2008

Trong quá trình hội nhập và mở cửa Việt nam đã đẩy mạnh xuất khẩu nông sản và hình thành nhiều mặt hàng xuất khẩu mũi nhọn thu về cho đất nước hàng tỷ đô la. Hơn bao giờ hết thông tin thị trường càng trở nên quan trọng và ngày nay đã trở thành một nguồn lực của sản xuất.

Giá cao su tự nhiên tại Trung Quốc tuần 22/9- 3/10

20-10-2008

Trong tuần giá cao su SCR5 của Vân Nam và Hải Nam trên thị trường khá ổn định, giá giao động từ 22.300 – 23.500 CNY/ tấn, giá tại thị trường Hoa Đông rẻ nhất với mức giá 22.300- 22.500 CNY/ tấn, tiếp đó là Hoa Bắc với mức giá chênh lệch khoảng 500 CNY/ tấn và cuối cùng là Đông Bắc giá từ 23.000- 23.500 CNY/ tấn, ngoài ra giá các mặt hàng khác ổn định ở mức: Cao su Thái Lan RSS3 giá 24.000- 24.500 CNY/ tấn, cao su Việt Nam SVR3L 22.300- 22.500 CNY/ tấn.