TIN TỨC-SỰ KIỆN

Tìm hướng phát triển cho Lâm nghiệp

Ngày đăng: 24 | 10 | 2006

Trong buổi làm việc của Nguyên Phó Thủ Tướng Nguyễn Công Tạn với Viện Chính sách Chiến Lược Phát triển nông nghiệp nông thôn ngày 13 tháng 10 năm 2006, Nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn đã trao đổi về “ Tìm hướng phát triển cho Lâm nghiệp” trong thời gian tới.

Trong buổi làm việc của Nguyên Phó Thủ Tướng Nguyễn Công Tạn với Viện Chính sách Chiến Lược Phát triển nông nghiệp nông thôn ngày 13 tháng 10 năm 2006, Nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn đã trao đổi về “ Tìm hướng phát triển cho Lâm nghiệp” trong thời gian tới.|

Ông cho biết, nền Nông nghiệp Việt Nam muốn đạt được tăng trưởng tốt trong tương lai thì phải phát triển thành nền sản xuất hàng hoá lớn. Trong số các ngành hướng về xuất khẩu của nông nghiệp Việt Nam như lúa gạo, cao su, cà phê, hồ tiêu, điều, thuỷ sản...thì ngành gỗ là ngành có tiềm năng phát triển và mang lại nhiều lợi ích cho cộng đồng.

Ngành Lâm nghiệp nói chung và ngành gỗ nói riêng không những mang lại hiệu quả về mặt kinh tế xã hội mà còn mang lại những hiệu quả lớn về mặt sinh thái như bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học.

Ngành trồng rừng có những đặc điểm kinh tế thuận lợi như cây lấy gỗ ít rủi ro hơn trồng trọt và chăn nuôi. Cây lấy gỗ ít rủi ro hơn về thị trường, về giá cả cũng như ít rủi ro hơn về sâu bệnh và thiên tai. Một đặc điểm thuận lợi nữa của các cây lấy gỗ đó là không cần bảo quản nhiều, thị trường tiêu thụ lớn và đất đai trồng rừng của Việt Nam nhiều (2/3 diện tích là đồi núi và cao nguyên).

Hướng phát triển cho ngành trồng rừng nên tập trung vào 3 loại cây lấy gỗ chính đó là gỗ cao su (trồng nhiều ở Miền Nam), cây keo (trồng nhiều ở Miền Bắc) và gỗ cây xoan (trồng cả Miền Nam và Bắc). Đặc điểm của 3 loại cây lấy gỗ này là thời gian thu hoạch ngắn (trung bình từ 7-12 năm), dễ trồng, sâu bệnh ít và gỗ khai thác rất thuận lợi trong việc xuất khẩu và sản xuất đồ dùng. Bên cạnh đó, có thể trồng xen các loại cây ngắn ngày như gừng, nghệ, củ mài, sắn...để khai thác thức ăn cho chăn nuôi và tạo thêm thu nhập cũng như giải quyết được nhiều việc làm cho nông dân.

Về mặt quỹ đất , vốn và khoa học công nghệ, Nguyên phó Thủ Tướng Nguyễn Công Tạn cho biết, đối với quỹ đất trồng rừng, lấy những diện tích đất chưa sử dụng giao cho doanh nghiệp, cho dân nhằm phát triển sản xuất tập trung, chuyên môn hoá. Liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân nhằm tiền tệ hoá đất của nông dân. Doanh nghiệp đầu tư vốn, khoa học công nghệ còn nông dân chăm sóc. Một hình thức khác là cho nông dân thuê đất, khoán cho nông dân làm và hàng năm chia lợi tức. Đối với nguồn vốn, có thể sử dụng huy động các nguồn vốn tự có trong dân, vay ngân hàng, lấy ngắn nuôi dài, nông-lâm kết hợp...Khoa học công nghệ phải được đổi mới, nâng cao năng suất, giảm thời gian trồng, thâm canh, đa công nghệ và đa dạng hoá sản phẩm đầu ra.

Kết thúc buổi làm việc, Nguyên phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn khẳng định, nếu ngành nông nghiệp nói chung, đặc biệt là ngành Lâm nghiệp nói riêng làm tốt các công việc trên thì chắc chắn sẽ mang lại những hiệu quả lớn về mặt kinh tế và xã hội.

Nguyễn Trang Nhung

NỘI DUNG KHÁC

Đổi mới chính sách nông nghiệp Việt Nam - Kỳ II

23-10-2006

Trợ cấp xuất khẩu. Trong giai đoạn 1998 trở về trước, Việt Nam không trợ cấp trực tiếp xuất khẩu từ ngân sách Nhà nước.
Nhưng trong giai đoạn 1999-2001, sau khủng hoảng tài chính Châu Á, làm đồng tiền các nước này mất giá, kinh tế thế giới tăng trưởng chậm, giá nông sản trên thị trường thế giới giảm mạnh, ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất của nông dân, Chính phủ đã phải tăng cường trợ cấp xuất khẩu, thông qua bù lỗ xuất khẩu, thưởng xuất khẩu.

Đổi mới chính sách nông nghiệp Việt Nam - Kỳ 1

20-10-2006

Trong điều kiện các vòng đàm phán đa phương gặp khó khăn và sự tăng cường các thoả thuận hợp tác song phương và khu vực, Việt Nam cần có những điều chỉnh chính sách, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp sao  phù hợp với thông lệ quốc tế, phù hợp với điều kiện Việt Nam, nhưng đảm bảo tăng cường khả năng cạnh tranh, duy trì phát triển nông nghiệp nông thôn.

Diễn đàn Chính sách huy động tri thức của tập thể.

11-10-2006

Trong 20 năm đổi mới, những đột phá chính sách trong nông nghiệp nông thôn đóng vai trò quyết định, thúc đẩy tăng trưởng nông nghiệp và kinh tế nông thôn, mở đường cho công cuộc đổi mới toàn diện tạo nên những thành công về phát triển kinh tế và xã hội của Việt Nam.

Nông sản Trung Quốc “làm mưa làm gió” thị trường.

11-10-2006

Chỉ sau 2 năm có mặt chính thức tại thị trường Tp.HCM, nông sản của Trung Quốc đã bắt đầu “làm mưa làm gió”. Theo Ban quản lý chợ đầu mối Thủ Đức, nếu tháng 8/2005 lượng hàng nông sản của Trung Quốc về chợ chỉ chiếm khoảng 20% tổng lượng hàng rau củ quả, trái cây hàng đêm, thì đến ngày 3/10/2006, lượng hàng này đã chiếm 30%-35%.

Nông nghiệp Việt Nam trong ASEAN (Kỳ II)

9-10-2006

Khu vực ASEAN là khu vực “đất chật, người đông” bởi diện tích đất nông nghiệp bình quân đầu người trên tổng dân số hoạt động trong nông nghiệp là rất thấp: 0,36 ha. Mức này thấp hơn mức chung của thế giới: 0,52 ha (2003).

Nông nghiệp Việt Nam trong ASEAN (Kỳ I)

5-10-2006

ASEAN hiện có 10 nước thành viên (gồm 5 nước sáng lập viên năm 1967 là Indonêxia, Malaixia, Philipine, Singapore và Thái Lan, và 5 nước kết nạp sau là Brunây năm 1984, Việt Nam năm 1995, Lào và Myanma năm 1997, Campuchia năm 1999).

Hồ tiêu Việt Nam: một năm thắng lớn.

4-10-2006

Dù còn 4 tháng nữa mới hết năm 2006, nhưng cả nông dân và doanh nghiệp đã có thể khẳng định, đây là một năm thành công lớn của hồ tiêu Việt Nam. Đến những ngày cuối tháng 8/2006, giá hạt tiêu đen thu mua trong nước, loại 500 g/l đã ở mức 31.500 đ/kg xuất khẩu, cao gần gấp đôi so với mức giá thu mua bình quân của cả năm 2005.

Thái Lan: Lo ngại Việt Nam trở thành đối thủ xuất khẩu gạo đáng gờm (Kỳ I).

2-10-2006

Trong những năm gần đây, Việt Nam và Thái Lan đã trở thành đối thủ cạnh tranh trực tiếp tại thị trường Trung Quốc trong một số lĩnh vực như trái cây, thuỷ sản. Đặc biệt, trong lĩnh vực xuất khẩu gạo, theo giới truyền thông Thái Lan, Việt Nam đang là mối lo ngại lớn và trong một thời gian không xa có thể trở thành đối thủ cạnh trạnh lớn trực tiếp với Thái Lan.

Cần một hướng đi mới cho giám sát cung cà phê (Kỳ III)

26-9-2006

Điều tra năng suất. Cũng theo kết quả điều tra, năng suất cà phê có xu hướng tăng dần theo tuổi cây cho đến khi cây khoảng 15 tuổi và sau đó có xu hướng giảm dần.

Tính khả thi của dự án 1 triệu tấn lúa chất lượng cao.

26-9-2006

Trong thời gian qua mặc dù ngành nông nghiệp đã nỗ lực rất nhiều trong việc cải thiện chất lượng lúa gạo trong khu vực, nhưng kết quả còn nhiều hạn chế. Không phải vô căn cứ khi có ý kiến cho rằng dự án "1 triệu tấn lúa chất lượng cao" khó khả thi.

SWOT cho phân tích ngành hàng – Trường hợp ngành hồ tiêu (Kỳ II)

26-9-2006

Trong những năm gần đây, sản xuất và xuất khẩu hạt tiêu Việt Nam đã có bước phát triển mạnh mẽ và hiện chiếm vị trí số một thế giới cả về số lượng lẫn giá trị xuất khẩu, chiếm khoảng một nửa khối lượng hồ tiêu xuất khẩu trên toàn thế giới.

Tái trồng rừng: Những bất trắc và sự bền vững.

25-9-2006

Vai trò của Rừng trên các góc độ tự nhiên-kinh tế và xã hội đều rất quan trọng. Bởi vậy, tại Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới, vấn đề khôi phục, bảo vệ và phát triển rừng trở thành mục tiêu của nhiều chương trình và dự án quốc gia.

©2025 Viện Chiến lược Chính sách Nông nghiệp và Môi trường
Số 16 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội
Tel: 04-39722067, Fax: 84-4-39711062, Email: vienclcs@mae.gov.vn