TIN TỨC-SỰ KIỆN

Diễn đàn Chính sách huy động tri thức của tập thể.

Ngày đăng: 11 | 10 | 2006

Trong 20 năm đổi mới, những đột phá chính sách trong nông nghiệp nông thôn đóng vai trò quyết định, thúc đẩy tăng trưởng nông nghiệp và kinh tế nông thôn, mở đường cho công cuộc đổi mới toàn diện tạo nên những thành công về phát triển kinh tế và xã hội của Việt Nam.

Trong 20 năm đổi mới, những đột phá chính sách trong nông nghiệp nông thôn đóng vai trò quyết định, thúc đẩy tăng trưởng nông nghiệp và kinh tế nông thôn, mở đường cho công cuộc đổi mới toàn diện tạo nên những thành công về phát triển kinh tế và xã hội của Việt Nam.| Nông nghiệp Việt Nam đang bước vào giai đoạn phát triển mới với những cơ hội và thử thách to lớn-phát triển theo chiều sâu và hội nhập toàn diện vào nền kinh tế toàn cầu. Yêu cầu phát triển mới đang đặt ra cho Bộ Nông nghiệp&PTNT những nhiệm vụ nặng nề, đòi hỏi phải có những quyết sách chỉ đạo quyết liệt dựa trên lý luận phát triển và các nghiên cứu khoa học.

Trong bối cảnh như vậy, Viện Chính sách Chiến lược PTNNNT đang tiến hành đổi mới mạnh mẽ trở thành cơ quan tham mưu của Bộ, cầu nối giữa công tác nghiên cứu và hoạch định, triển khai chính sách, cung cấp cho Bộ và các bộ ngành liên quan những phân tích và kết luận làm cơ sở để xây dựng chiến lược và chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn. Công tác tham mưu tư vấn chính sách hiện đang là ưu tiên hàng đầu trong các hoạt động của Viện. Hiện nay, Viện đang giúp Bộ hình thành ban Tư vấn độc lập cho Bộ trưởng có trụ sở đặt tại Viện.

Để triển khai các hoạt động bước đầu, tạo cơ sở và góp phần đẩy mạnh công tác tư vấn chính sách, Trung tâm Thông tin (Agroinfo) phối hợp cùng bộ môn Chính sách&Chiến lược xây dựng DIỄN ĐÀN CHÍNH SÁCH nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm của các chuyên gia trong và ngoài ngành đối với các vấn đề sách lược cấp bách liên quan đến nông nghiệp, phát triển nông thôn đang đặt ra đối với quốc gia và Bộ ngành. Diễn đàn chính sách là một chuyên trang thảo luận trong trang web của Viện www.ipsard.gov.vn. Chuyên trang bao gồm các chuyên mục thảo luận và các tư liệu, thông tin liên quan đến các chủ đề thảo luận. Các thành viên tham gia diễn đàn gồm có các cán bộ nghiên cứu của Viện và các chuyên gia trong nước và quốc tế. Các thành viên tham gia thảo luận sẽ được cung cấp mật khẩu truy cập chuyên trang, tiếp cận với các cơ sở dữ liệu của Viện và các thông tin liên quan. Dự kiến, trong tháng 11/2006 chuyên trang sẽ đi vào hoạt động với 4 chủ đề thảo luận đang được các nhà lãnh đạo quan tâm sâu sắc.

1. Chính sách nhằm tận dụng cơ hội, giảm thiểu rủi ro trong hội nhập kinh tế quốc tế.

2. Chính sách tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ nông thôn.

3. Xây dựng hệ thống chính sách tổ chức cho định hướng phát triển nông thôn mới.

4. Chính sách, biện pháp đổi mới công tác nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ.

Trung tâm Thông tin xin thông báo với toàn thể độc giả xa gần quan tâm theo dõi. Mọi ý kiến góp ý xây dựng diễn đàn xin gửi về Trung tâm Thông tin, Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT, số 16 Thuỵ Khuê, Tây Hồ, Hà Nội hoặc qua email: agroinfo@ipsard.gov.vn

NỘI DUNG KHÁC

Nông sản Trung Quốc “làm mưa làm gió” thị trường.

11-10-2006

Chỉ sau 2 năm có mặt chính thức tại thị trường Tp.HCM, nông sản của Trung Quốc đã bắt đầu “làm mưa làm gió”. Theo Ban quản lý chợ đầu mối Thủ Đức, nếu tháng 8/2005 lượng hàng nông sản của Trung Quốc về chợ chỉ chiếm khoảng 20% tổng lượng hàng rau củ quả, trái cây hàng đêm, thì đến ngày 3/10/2006, lượng hàng này đã chiếm 30%-35%.

Nông nghiệp Việt Nam trong ASEAN (Kỳ II)

9-10-2006

Khu vực ASEAN là khu vực “đất chật, người đông” bởi diện tích đất nông nghiệp bình quân đầu người trên tổng dân số hoạt động trong nông nghiệp là rất thấp: 0,36 ha. Mức này thấp hơn mức chung của thế giới: 0,52 ha (2003).

Nông nghiệp Việt Nam trong ASEAN (Kỳ I)

5-10-2006

ASEAN hiện có 10 nước thành viên (gồm 5 nước sáng lập viên năm 1967 là Indonêxia, Malaixia, Philipine, Singapore và Thái Lan, và 5 nước kết nạp sau là Brunây năm 1984, Việt Nam năm 1995, Lào và Myanma năm 1997, Campuchia năm 1999).

Hồ tiêu Việt Nam: một năm thắng lớn.

4-10-2006

Dù còn 4 tháng nữa mới hết năm 2006, nhưng cả nông dân và doanh nghiệp đã có thể khẳng định, đây là một năm thành công lớn của hồ tiêu Việt Nam. Đến những ngày cuối tháng 8/2006, giá hạt tiêu đen thu mua trong nước, loại 500 g/l đã ở mức 31.500 đ/kg xuất khẩu, cao gần gấp đôi so với mức giá thu mua bình quân của cả năm 2005.

Thái Lan: Lo ngại Việt Nam trở thành đối thủ xuất khẩu gạo đáng gờm (Kỳ I).

2-10-2006

Trong những năm gần đây, Việt Nam và Thái Lan đã trở thành đối thủ cạnh tranh trực tiếp tại thị trường Trung Quốc trong một số lĩnh vực như trái cây, thuỷ sản. Đặc biệt, trong lĩnh vực xuất khẩu gạo, theo giới truyền thông Thái Lan, Việt Nam đang là mối lo ngại lớn và trong một thời gian không xa có thể trở thành đối thủ cạnh trạnh lớn trực tiếp với Thái Lan.

Cần một hướng đi mới cho giám sát cung cà phê (Kỳ III)

26-9-2006

Điều tra năng suất. Cũng theo kết quả điều tra, năng suất cà phê có xu hướng tăng dần theo tuổi cây cho đến khi cây khoảng 15 tuổi và sau đó có xu hướng giảm dần.

Tính khả thi của dự án 1 triệu tấn lúa chất lượng cao.

26-9-2006

Trong thời gian qua mặc dù ngành nông nghiệp đã nỗ lực rất nhiều trong việc cải thiện chất lượng lúa gạo trong khu vực, nhưng kết quả còn nhiều hạn chế. Không phải vô căn cứ khi có ý kiến cho rằng dự án "1 triệu tấn lúa chất lượng cao" khó khả thi.

SWOT cho phân tích ngành hàng – Trường hợp ngành hồ tiêu (Kỳ II)

26-9-2006

Trong những năm gần đây, sản xuất và xuất khẩu hạt tiêu Việt Nam đã có bước phát triển mạnh mẽ và hiện chiếm vị trí số một thế giới cả về số lượng lẫn giá trị xuất khẩu, chiếm khoảng một nửa khối lượng hồ tiêu xuất khẩu trên toàn thế giới.

Tái trồng rừng: Những bất trắc và sự bền vững.

25-9-2006

Vai trò của Rừng trên các góc độ tự nhiên-kinh tế và xã hội đều rất quan trọng. Bởi vậy, tại Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới, vấn đề khôi phục, bảo vệ và phát triển rừng trở thành mục tiêu của nhiều chương trình và dự án quốc gia.

Cần một hướng đi mới cho giám sát cung cà phê (Kỳ II)

22-9-2006

Nhận thấy những đặc tính ưu việt của phương pháp này, nhóm chuyên gia Pháp, Tây Ban Nha và Bộ Nông nghiệp Mỹ đã hợp tác phát triển công nghệ này cho cây cà phê ở Việt Nam từ năm 2001. Năm 2005, nhóm chuyên gia Pháp đã hỗ trợ Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển NN NT triển khai phương pháp này cho cây cà phê tại tỉnh Đắc Lắc.

SWOT cho phân tích ngành hàng – Trường hợp ngành hồ tiêu (Kỳ I).

21-9-2006

1. Mô hình phân tích SWOT.

Mô hình phân tích SWOT là một công cụ rất hữu dụng cho việc nắm bắt và ra quyết định trong mọi tình huống đối với bất cứ tổ chức kinh doanh nào. SWOT cung cấp một công cụ phân tích chiến lược, rà soát và đánh giá vị trí, định hướng của một công ty hay của một đề án kinh doanh.

Cần một hướng đi mới cho giám sát cung cà phê (Kỳ I).

20-9-2006

Năm 1998, Việt Nam đứng thứ hai thế giới về lượng cà phê Robusta xuất khẩu.  Kể từ đó, Việt Nam liên tục trở thành đối tác xuất khẩu cà phê quan trọng trên thế giới, mang lại nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước, cải thiện đời sống của hàng triệu người dân, tạo hàng trăm nghìn việc làm trực tiếp và gián tiếp cho người trồng, chế biến và buôn bán cà phê.

©2025 Viện Chiến lược Chính sách Nông nghiệp và Môi trường
Số 16 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội
Tel: 04-39722067, Fax: 84-4-39711062, Email: vienclcs@mae.gov.vn