TIN TỨC-SỰ KIỆN

Nông nghiệp Việt Nam trong ASEAN (Kỳ I)

Ngày đăng: 05 | 10 | 2006

ASEAN hiện có 10 nước thành viên (gồm 5 nước sáng lập viên năm 1967 là Indonêxia, Malaixia, Philipine, Singapore và Thái Lan, và 5 nước kết nạp sau là Brunây năm 1984, Việt Nam năm 1995, Lào và Myanma năm 1997, Campuchia năm 1999).

ASEAN hiện có 10 nước thành viên (gồm 5 nước sáng lập viên năm 1967 là Indonêxia, Malaixia, Philipine, Singapore và Thái Lan, và 5 nước kết nạp sau là Brunây năm 1984, Việt Nam năm 1995, Lào và Myanma năm 1997, Campuchia năm 1999).| Diện tích tự nhiên của khu vực là khoảng 4,5 triệu km2. Tổng dân số khoảng 550 triệu người (2004), tổng sản phẩm quốc nội toàn khối đạt trên 800 tỷ USD (2004), tổng trao đổi thương mại hàng hóa hai chiều đạt trên 1058 tỷ USD (2004), tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình (2000-2004) đạt 5%.

Hiện nay, các hiệp định thương mại trong khuôn khổ hình thành khu vực mậu dịch tự do khu vực (AFTA- ASEAN Free Trade Area) đã bắt đầu có hiệu lực. Theo lộ trình giảm thuế của Chương trình Thuế quan ưu đãi có Hiệu lực chung (Common Effective Preferential Tariff-CEPT), năm 2006 chính là thời hạn chót cho Việt Nam tiến hành giảm thuế nhập khẩu cho tất cả các loại hàng hóa xuống mức tối đa 5%, thời hạn cho Lào và Myanma là vào năm 2008, trong khi với Campuchia là năm 2010. Về dài hạn, các nước trong khu vực đã thống nhất giảm thuế xuống mức 0% cho tất cả các loại hàng hóa nhập khẩu vào năm 2010 đối với 6 nước thành viên ban đầu (bao gồm cả Brunây), và vào năm 2015 cho 4 thành viên sau này trong đó có Việt Nam.

ASEAN đã ký hiệp định thương mại và đầu tư với Mỹ (TIFA), hiệp định thương mại với Trung Quốc (ACFTA) và hiệp định thương mại với Hàn Quốc (AKFTA). Ngoài ra, bản thân mỗi thành viên ASEAN còn ký các hiệp định thương mại song phương với nhau và với nhiều nền kinh tế khác.

Thông qua so sánh một vài chỉ báo cơ bản về các điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội liên quan đến hoạt động sản xuất nông nghiệp của các nước ASEAN, bài viết này muốn tìm hiểu về vị trí của nền nông nghiệp Việt Nam trong bối cảnh chung của nền nông nghiệp khu vực.

1. Dân số và lao động
Tỷ lệ dân số nông thôn ASEAN (2004, %)
Tỷ lệ dân số nông nghiệp ASEAN (2004, %)
Về tổng thể, ASEAN vẫn là một “khu vực nông nghiệp, nông thôn” với tỉ lệ dân số sinh sống tại nông thôn chiếm tới 57% tổng dân số, đồng thời dân số có hoạt động kinh tế trong lĩnh vực nông nghiệp vẫn chiếm khoảng 47% tổng dân số.

Tuy nhiên, tính chất “nông nghiệp, nông thôn” là không đồng đều: Nhóm các nước trong đó nông nghiệp, nông thôn giữ vai trò kinh tế-xã hội một cách rõ rệt là Lào (78,9% dân số sống ở nông thôn, 75,8% dân số hoạt động nông nghiệp), Myanmar (70,0%-69,0%), Campuchia (80,8%-68,5%), Việt Nam (73,8%-65,7%). Nhóm các nước có tỉ lệ dân số sống tại nông thôn và có hoạt động nông nghiệp tương đối thấp hơn gồm Thái Lan (67,9%-45,8%), Inđônêxia (53,2%-41,5%), Philippin (38,2%-37,0%). Nhóm các nước mà tính chất đô thị và công nghiệp nổi bật hơn hẳn là Singapore (0% dân số sống ở nông thôn, 0,12% dân số hoạt động nông nghiệp), Brunây (23,2%-0,6%) và Malaixia (35,1%-15,0%).

Về cơ bản, ASEAN là một khu vực có dân số “trẻ” và có nhiều tiềm năng về lao động với 50,6% dân số nằm trong độ tuổi lao động. Mức này cao hơn mức chung của thế giới (49,0%, 2004). Những nước có tỷ lệ này cao hơn mức chung của khu vực là Thái Lan (59,7%), Myanmar (54,7%), Việt Nam (53,4%). Tỷ lệ lao động trong độ tuổi lao động trong nông nghiệp còn cao hơn: 54,4%.

Tương tự như tỷ trọng của dân số nông nghiệp trong tổng dân số, tỷ trọng của dân số trong độ tuổi lao động có hoạt động nông nghiệp trong tổng dân số trong độ tuổi lao động phản ánh rõ vai trò của nông nghiệp tại mỗi quốc gia. Tuy nhiên, lần này mức độ “chênh lệch” có giảm xuống với chỉ hai nhóm nước thay vì ba như ở trên: Nhóm các nước có tỷ lệ lao động trong độ tuổi lao động có hoạt động nông nghiệp ít nhất là Singapore (0,09%), Brunây (0,6%) và Malaixia (15,9%). Nhóm các nước còn lại đều có tỷ lệ này từ 37% đến gần 76%.

Việt Nam là một trong những nước có tính chất “thuần nông” cao nhất khu vực: (1) Dân số nông thôn-73,8%; (2) Dân số nông nghiệp-65,7%; (3) Dân số trong độ tuổi lao động hoạt động trong nông nghiệp-65,7%.

Ngô Vi Dũng

NỘI DUNG KHÁC

Hồ tiêu Việt Nam: một năm thắng lớn.

4-10-2006

Dù còn 4 tháng nữa mới hết năm 2006, nhưng cả nông dân và doanh nghiệp đã có thể khẳng định, đây là một năm thành công lớn của hồ tiêu Việt Nam. Đến những ngày cuối tháng 8/2006, giá hạt tiêu đen thu mua trong nước, loại 500 g/l đã ở mức 31.500 đ/kg xuất khẩu, cao gần gấp đôi so với mức giá thu mua bình quân của cả năm 2005.

Thái Lan: Lo ngại Việt Nam trở thành đối thủ xuất khẩu gạo đáng gờm (Kỳ I).

2-10-2006

Trong những năm gần đây, Việt Nam và Thái Lan đã trở thành đối thủ cạnh tranh trực tiếp tại thị trường Trung Quốc trong một số lĩnh vực như trái cây, thuỷ sản. Đặc biệt, trong lĩnh vực xuất khẩu gạo, theo giới truyền thông Thái Lan, Việt Nam đang là mối lo ngại lớn và trong một thời gian không xa có thể trở thành đối thủ cạnh trạnh lớn trực tiếp với Thái Lan.

Cần một hướng đi mới cho giám sát cung cà phê (Kỳ III)

26-9-2006

Điều tra năng suất. Cũng theo kết quả điều tra, năng suất cà phê có xu hướng tăng dần theo tuổi cây cho đến khi cây khoảng 15 tuổi và sau đó có xu hướng giảm dần.

Tính khả thi của dự án 1 triệu tấn lúa chất lượng cao.

26-9-2006

Trong thời gian qua mặc dù ngành nông nghiệp đã nỗ lực rất nhiều trong việc cải thiện chất lượng lúa gạo trong khu vực, nhưng kết quả còn nhiều hạn chế. Không phải vô căn cứ khi có ý kiến cho rằng dự án "1 triệu tấn lúa chất lượng cao" khó khả thi.

SWOT cho phân tích ngành hàng – Trường hợp ngành hồ tiêu (Kỳ II)

26-9-2006

Trong những năm gần đây, sản xuất và xuất khẩu hạt tiêu Việt Nam đã có bước phát triển mạnh mẽ và hiện chiếm vị trí số một thế giới cả về số lượng lẫn giá trị xuất khẩu, chiếm khoảng một nửa khối lượng hồ tiêu xuất khẩu trên toàn thế giới.

Tái trồng rừng: Những bất trắc và sự bền vững.

25-9-2006

Vai trò của Rừng trên các góc độ tự nhiên-kinh tế và xã hội đều rất quan trọng. Bởi vậy, tại Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới, vấn đề khôi phục, bảo vệ và phát triển rừng trở thành mục tiêu của nhiều chương trình và dự án quốc gia.

Cần một hướng đi mới cho giám sát cung cà phê (Kỳ II)

22-9-2006

Nhận thấy những đặc tính ưu việt của phương pháp này, nhóm chuyên gia Pháp, Tây Ban Nha và Bộ Nông nghiệp Mỹ đã hợp tác phát triển công nghệ này cho cây cà phê ở Việt Nam từ năm 2001. Năm 2005, nhóm chuyên gia Pháp đã hỗ trợ Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển NN NT triển khai phương pháp này cho cây cà phê tại tỉnh Đắc Lắc.

SWOT cho phân tích ngành hàng – Trường hợp ngành hồ tiêu (Kỳ I).

21-9-2006

1. Mô hình phân tích SWOT.

Mô hình phân tích SWOT là một công cụ rất hữu dụng cho việc nắm bắt và ra quyết định trong mọi tình huống đối với bất cứ tổ chức kinh doanh nào. SWOT cung cấp một công cụ phân tích chiến lược, rà soát và đánh giá vị trí, định hướng của một công ty hay của một đề án kinh doanh.

Cần một hướng đi mới cho giám sát cung cà phê (Kỳ I).

20-9-2006

Năm 1998, Việt Nam đứng thứ hai thế giới về lượng cà phê Robusta xuất khẩu.  Kể từ đó, Việt Nam liên tục trở thành đối tác xuất khẩu cà phê quan trọng trên thế giới, mang lại nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước, cải thiện đời sống của hàng triệu người dân, tạo hàng trăm nghìn việc làm trực tiếp và gián tiếp cho người trồng, chế biến và buôn bán cà phê.

Đồng bằng sông Cửu Long : Đê bao làm nghèo vựa lúa.

19-9-2006

Đến năm 2001, Chợ Mới nổi lên như một vùng trồng rau màu nổi tiếng khắp các tỉnh miền Tây, trong khi ở những nơi nước ngập trắng đồng. Cũng chính nhờ đê bao ngăn lũ nên người dân có điều kiện khai thác triệt để đất canh tác

Bộ trưởng Cao Đức Phát làm việc với Viện CS&CL PTNNNT.

15-9-2006

Chiều ngày 14/9/2006, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát đã có buổi làm việc với Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn (Viện CS&CL) tại trụ sở số 6 Nguyễn Công Trứ, Hà Nội.

Chuyển giao công nghệ cho phát triển nông nghiệp.

14-9-2006

Nông nghiệp, nông thôn là những khu vực kinh tế-xã hội rộng lớn, đóng vai trò then chốt đối với sự phát triển của đất nước. Phát triển nông nghiệp, nông thôn có tính chất đa ngành, đòi hỏi cần có sự tham gia và phối hợp chặt chẽ của nhiều thành phần và lực lượng trong xã hội, trong đó đặc biệt là vai trò của các cơ quan nghiên cứu, các trường đại học.

©2025 Viện Chiến lược Chính sách Nông nghiệp và Môi trường
Số 16 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội
Tel: 04-39722067, Fax: 84-4-39711062, Email: vienclcs@mae.gov.vn