TIN TỨC-SỰ KIỆN

Nông nghiệp Việt Nam trong ASEAN (Kỳ II)

Ngày đăng: 09 | 10 | 2006

Khu vực ASEAN là khu vực “đất chật, người đông” bởi diện tích đất nông nghiệp bình quân đầu người trên tổng dân số hoạt động trong nông nghiệp là rất thấp: 0,36 ha. Mức này thấp hơn mức chung của thế giới: 0,52 ha (2003).

Khu vực ASEAN là khu vực “đất chật, người đông” bởi diện tích đất nông nghiệp bình quân đầu người trên tổng dân số hoạt động trong nông nghiệp là rất thấp: 0,36 ha. Mức này thấp hơn mức chung của thế giới: 0,52 ha (2003).|

2. Đất đai
Bình quân diện tích đất nông nghiệp/dân số nông nghiệp

(2003, ha)

 
Bình quân diện tích đất trồng trọt và cho thu hoạch thường xuyên/dân số nông nghiệp (2003, ha)
 
Diện tích canh tác nông nghiệp của Việt Nam vào loại thấp nhất trong khu vực với hầu hết các chỉ số đều bằng hoặc thấp hơn mức chung của khu vực. Diện tích đất nông nghiệp bình quân đầu người trên tổng dân số nông nghiệp của nước ta chỉ là 0,18 ha. Chỉ số này có thể còn thấp hơn rất nhiều ở một vài khu vực trong nước, đặc biệt là ở khu vực đông dân như Đồng bằng sông Hồng.

3. Thủy lợi

Việt Nam có tỷ lệ đất nông nghiệp được thủy lợi hóa cao nhất trong khu vực (31,19%, 2003), gần gấp 5 lần mức chung của khu vực (6,64%).

Diện tích nông nghiệp được thủy lợi hóa (2003, 1000 ha)

 

Diện tích nông nghiệp được thủy lợi hóa

Tỷ lệ trên tổng diện tích đất nông nghiệp

Brunây

1

4,35%

Campuchia

270

1,53%

Inđônêxia

4.500

9,87%

Lào

175

0,76%

Malaisia

365

4,64%

Myanmar

1.870

16.56%

Philippin

1.550

12,71%

Singapore

0

0

Thái Lan

4.986

26,97%

Việt Nam

3.000

31,19%

Chung

6.187

6,64%

 
4. Một số yếu tố đầu vào khác (2004)
 

 

Máy cày

Máy gặt, máy đập

Phân đạm

Thuốc trừ sâu 599.2

 

Số lượng sử dụng (*)

Xuất khẩu (1000 USD)

Nhập khẩu (1000 USD)

Số lượng sử dụng (**)

Xuất khẩu (1000 USD)

Nhập khẩu (1000 USD)

Xuất khẩu (1000 USD)

Nhập khẩu (1000 USD)

Xuất khẩu (1000 USD)

Nhập khẩu (1000 USD)

Brunây

72

3

213

10 (F)

6

619

0

572

4

1.943

Campuchia

2.620

35

3.413

20 (F)

0

210

0

7

0

1.087

Inđônêxia

94.582

957

13.795

330.000 (F)

241

7.405

82.586

55.999

64.567

69.124

Lào

1.080

0

280

0 (M)

0

50

0

0

0

118

Malaisia

43.300

3.072

35.573

0 (M)

2.428

8.510

145.399

233.295

89.829

67.102

Myanmar

10.605

0

450

18.999 (O)

0

350

0

0

0

11.500

Philippin

11.500

130

6.104

700 (F)

393

1.397

12.055

129.874

1.172

92.595

Singapore

65

1.380

18.982

0 (M)

5.005

7.205

307

3.877

170.875

160.592

Thái Lan

220.000

22.108

122.399

69.500 (F)

3.211

30.827

20.774

401.024

37.309

257.890

Việt Nam

163.000

0

1.000

232.000 (F)

0

2.000

0

290.400

0

20.000

((*) Số liệu năm 2003; (**) Số liệu 2003: F=Tính toán của FAO; M=Không có số liệu; O=Số liệu công bố chính thức)

Liên quan đến mức độ cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp, so với các nước khác trong khu vực, Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỉ lệ sử dụng máy móc nông nghiệp vào loại khá. Nếu tính số lượng máy bình quân trên tổng số lao động nông nghiệp, chúng ta có một vài chỉ số như sau:

Bình quân cứ 332,4 lao động nông nghiệp của Việt Nam thì có một máy cày, và cứ 233,5 lao động nông nghiệp Việt Nam có một gặt-đập. Các con số tương ứng tại các nước có nền nông nghiệp tương đối cạnh tranh với Việt Nam như Thái Lan là 132 và 418, Inđônêxia là 975,6 và 279,6. Tuy nhiên, điều đáng lưu ý là Việt Nam gần như phải hoàn toàn nhập khẩu máy móc nông nghiệp bởi nền công nghiệp nông nghiệp chưa có khả năng đáp ứng nhu cầu trong nước: Năm 2003, giá trị nhập khẩu máy cày là 1 triệu USD và máy gặt-đập là 2 triệu USD.

Tình trạng phải nhập khẩu nguyên liệu đầu vào cho sản xuất nông nghiệp cũng diễn ra với các loại phân hóa học và thuốc trừ sâu: Năm 2003, giá trị nhập khẩu phân đạm của Việt Nam là 290,4 triệu USD, thuốc trừ sâu là 20 triệu USD.

Việt Nam là một trong số ít các nước trong khu vực hầu như chỉ có nhập khẩu chứ không có xuất khẩu các nguyên liệu đầu vào cho sản xuất nông nghiệp.

5. Giá trị sản xuất

Việt Nam là nước mà nông nghiệp đóng vai trò quan trọng nhất trong cán cân thương mại quốc tế của quốc gia. Giá trị xuất khẩu của hàng hóa nông nghiệp nói chung chiếm 13,4% trong tổng giá trị xuất khẩu của nước ta năm 2003. Trong khi đó, con số này của Thái Lan là 9,3%, Singapore: 1,1%, Philippin: 3,3%, Myanmar: 13,4%, Malaixia: 5,6%, Lào: 10,2%, Inđônêxia: 9,5%, Campuchia: 2,8%, Brunây: 0,04%.

Tuy giữ vai trò quan trọng như vậy về giá trị tương đối, song về giá trị tuyệt đối, giá trị xuất khẩu mà hàng hóa nông nghiệp mang lại cho Việt Nam chỉ đứng hàng thứ tư trong khu vực, nhưng đặc biệt kém hơn ba nước đứng đầu về giá tuyệt đối: Các nước Inđonêxia, Malaixia và Thái Lan đều có giá trị xuất khẩu nông nghiệp từ 6 đến 8 tỷ USD, trong khi Việt Nam là gần 2,7 tỷ USD (2003).

Trong số 10 nước ASEAN thì có tới 6 nước có cán cân thương mại nông nghiệp âm (Brunây, Campuchia, Lào, Mayanmar, Philippin và Singapore). Chỉ có 4 nước có cán cân thương mại nông nghiệp dương là Thái Lan, Việt Nam, Malaixia và Inđônêxia. Tuy nhiên, mức thặng dư thương mại nông nghiệp của Việt Nam so với các nước trên không cao do mức nhập khẩu nông nghiệp cao, đồng thời do tổng giá trị xuất khẩu nông nghiệp thấp hơn.

Giá trị xuất nhập, khẩu hàng hoá nông nghiệp tính theo giá hiện hành (2004, 1000 USD)

Nhận xét

Nền nông nghiệp Việt Nam không hoàn toàn có ưu thế cạnh tranh với các nền nông nghiệp khác trong khu vực. Đặc biệt, nếu xét trên các khía cạnh về dân số, lao động đặt trong tương quan với điều kiện tự nhiên về đất đai thì thậm chí nền nông nghiệp của chúng ta còn bị “yếu thế”. Bên cạnh đó, các điều kiện về cơ sở hạ tầng kỹ thuật (đặc biệt là công nghiệp nông nghiệp) cũng còn nhiều điều phải bàn. Chính những yếu tố này đã tác động không nhỏ đến giá trị sản xuất nông nghiệp đạt được.

Thực trạng này đòi hỏi ngành nông nghiệp Việt Nam cần xác định cho được chiến lược và chính sách phát triển đúng đắn trong những năm tới. Những chính sách và chiến lược đó phải được hoạch định dựa trên trên cơ sở tính toán một cách đầy đủ những yếu tố thuộc về các điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội của sự phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Tham khảo:

1. Food and Agriculture Organization of the United Nations, FAOSTAT: http://faostat.fao.org/site/395/default.aspx

2. Association of Southeast Asian Nations, ASEAN Statistical Yearbook 2005: http://www.aseansec.org/18175.htm

3. Tổng cục Thống kê, Niên giám Thống kê 2005.

Ngô Vi Dũng

 
Theo dòng sự kiện

NỘI DUNG KHÁC

Nông nghiệp Việt Nam trong ASEAN (Kỳ I)

5-10-2006

ASEAN hiện có 10 nước thành viên (gồm 5 nước sáng lập viên năm 1967 là Indonêxia, Malaixia, Philipine, Singapore và Thái Lan, và 5 nước kết nạp sau là Brunây năm 1984, Việt Nam năm 1995, Lào và Myanma năm 1997, Campuchia năm 1999).

Hồ tiêu Việt Nam: một năm thắng lớn.

4-10-2006

Dù còn 4 tháng nữa mới hết năm 2006, nhưng cả nông dân và doanh nghiệp đã có thể khẳng định, đây là một năm thành công lớn của hồ tiêu Việt Nam. Đến những ngày cuối tháng 8/2006, giá hạt tiêu đen thu mua trong nước, loại 500 g/l đã ở mức 31.500 đ/kg xuất khẩu, cao gần gấp đôi so với mức giá thu mua bình quân của cả năm 2005.

Thái Lan: Lo ngại Việt Nam trở thành đối thủ xuất khẩu gạo đáng gờm (Kỳ I).

2-10-2006

Trong những năm gần đây, Việt Nam và Thái Lan đã trở thành đối thủ cạnh tranh trực tiếp tại thị trường Trung Quốc trong một số lĩnh vực như trái cây, thuỷ sản. Đặc biệt, trong lĩnh vực xuất khẩu gạo, theo giới truyền thông Thái Lan, Việt Nam đang là mối lo ngại lớn và trong một thời gian không xa có thể trở thành đối thủ cạnh trạnh lớn trực tiếp với Thái Lan.

Cần một hướng đi mới cho giám sát cung cà phê (Kỳ III)

26-9-2006

Điều tra năng suất. Cũng theo kết quả điều tra, năng suất cà phê có xu hướng tăng dần theo tuổi cây cho đến khi cây khoảng 15 tuổi và sau đó có xu hướng giảm dần.

Tính khả thi của dự án 1 triệu tấn lúa chất lượng cao.

26-9-2006

Trong thời gian qua mặc dù ngành nông nghiệp đã nỗ lực rất nhiều trong việc cải thiện chất lượng lúa gạo trong khu vực, nhưng kết quả còn nhiều hạn chế. Không phải vô căn cứ khi có ý kiến cho rằng dự án "1 triệu tấn lúa chất lượng cao" khó khả thi.

SWOT cho phân tích ngành hàng – Trường hợp ngành hồ tiêu (Kỳ II)

26-9-2006

Trong những năm gần đây, sản xuất và xuất khẩu hạt tiêu Việt Nam đã có bước phát triển mạnh mẽ và hiện chiếm vị trí số một thế giới cả về số lượng lẫn giá trị xuất khẩu, chiếm khoảng một nửa khối lượng hồ tiêu xuất khẩu trên toàn thế giới.

Tái trồng rừng: Những bất trắc và sự bền vững.

25-9-2006

Vai trò của Rừng trên các góc độ tự nhiên-kinh tế và xã hội đều rất quan trọng. Bởi vậy, tại Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới, vấn đề khôi phục, bảo vệ và phát triển rừng trở thành mục tiêu của nhiều chương trình và dự án quốc gia.

Cần một hướng đi mới cho giám sát cung cà phê (Kỳ II)

22-9-2006

Nhận thấy những đặc tính ưu việt của phương pháp này, nhóm chuyên gia Pháp, Tây Ban Nha và Bộ Nông nghiệp Mỹ đã hợp tác phát triển công nghệ này cho cây cà phê ở Việt Nam từ năm 2001. Năm 2005, nhóm chuyên gia Pháp đã hỗ trợ Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển NN NT triển khai phương pháp này cho cây cà phê tại tỉnh Đắc Lắc.

SWOT cho phân tích ngành hàng – Trường hợp ngành hồ tiêu (Kỳ I).

21-9-2006

1. Mô hình phân tích SWOT.

Mô hình phân tích SWOT là một công cụ rất hữu dụng cho việc nắm bắt và ra quyết định trong mọi tình huống đối với bất cứ tổ chức kinh doanh nào. SWOT cung cấp một công cụ phân tích chiến lược, rà soát và đánh giá vị trí, định hướng của một công ty hay của một đề án kinh doanh.

Cần một hướng đi mới cho giám sát cung cà phê (Kỳ I).

20-9-2006

Năm 1998, Việt Nam đứng thứ hai thế giới về lượng cà phê Robusta xuất khẩu.  Kể từ đó, Việt Nam liên tục trở thành đối tác xuất khẩu cà phê quan trọng trên thế giới, mang lại nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước, cải thiện đời sống của hàng triệu người dân, tạo hàng trăm nghìn việc làm trực tiếp và gián tiếp cho người trồng, chế biến và buôn bán cà phê.

Đồng bằng sông Cửu Long : Đê bao làm nghèo vựa lúa.

19-9-2006

Đến năm 2001, Chợ Mới nổi lên như một vùng trồng rau màu nổi tiếng khắp các tỉnh miền Tây, trong khi ở những nơi nước ngập trắng đồng. Cũng chính nhờ đê bao ngăn lũ nên người dân có điều kiện khai thác triệt để đất canh tác

Bộ trưởng Cao Đức Phát làm việc với Viện CS&CL PTNNNT.

15-9-2006

Chiều ngày 14/9/2006, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát đã có buổi làm việc với Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn (Viện CS&CL) tại trụ sở số 6 Nguyễn Công Trứ, Hà Nội.

©2025 Viện Chiến lược Chính sách Nông nghiệp và Môi trường
Số 16 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội
Tel: 04-39722067, Fax: 84-4-39711062, Email: vienclcs@mae.gov.vn