THỊ TRƯỜNG

Nông sản rớt giá, người dân gặp khó

Ngày đăng: 04 | 05 | 2012

Hiện giá nhiều mặt hàng nông sản trên thị trường đang giảm mạnh khiến nông dân gặp nhiều khó khăn.

Lúa được mùa nhưng nông dân Phú Yên kém vui vì giá thấp.
Điêu đứng
Giá lúa, sắn trên thị trường đang giảm mạnh khiến nông dân Phú Yên gặp nhiều khó khăn. 
Nếu vụ đông xuân năm trước giá lúa liên tục tăng, có thời điểm lên đến 6.500 đồng/kg thì năm nay chỉ còn 5.000 đồng/kg. Ông Nguyễn Văn Vinh ở phường 9 (TP.Tuy Hòa) cho biết: “Vụ đông xuân vừa qua, gia đình tôi làm 4 sào lúa (1 sào Trung Bộ = 500m2), năng suất khoảng 68 tạ/ha (tương đương 340kg/sào). Với giá lúa hiện nay thì mỗi sào gia đình tôi chỉ lời gần 400.000 đồng”. Ông Huỳnh Hồ Hưng ở xã Xuân Quang 3 (huyện Đồng Xuân), một người tuốt lúa thuê, cho biết: “Tôi tuốt lúa bằng máy liên hợp được chủ ruộng trả bằng lúa (5kg/sào). Kết thúc vụ, tôi cần bán lúa ngay để trả tiền dầu cho đại lý, trang trải cuộc sống, sửa chữa máy móc cho vụ tiếp theo nhưng giá lúa thấp nên phải chờ”.
Người trồng lúa đã vậy, người trồng sắn còn lao đao hơn. Hiện nhiều hộ trồng sắn thuộc các xã Sơn Thành Đông, Sơn Thành Tây (huyện Tây Hòa); Suối Bạc, Sơn Nguyên (huyện Sơn Hòa) đang thu hoạch sắn. Tuy nhiên, hai nhà máy chế biến tinh bột sắn của tỉnh chỉ thu mua cầm chừng, nhiều người điêu đứng vì sắn sau thu hoạch không bán được. Anh Nguyễn Sơn, người trồng sắn ở xã Sơn Thành Đông chỉ đống sắn trước nhà ngán ngẩm nói: “Nhà tôi đã thuê công, cộ bò vận chuyển sắn đã thu hoạch ra Quốc lộ 29 chờ xe chở đến nhà máy bán, liên hệ xe 2 ngày nhưng chẳng thấy đâu, giờ sắn chất đống như thế này chắc bị hư nhiều”.
Gia đình anh Sơn có 6 sào đất trồng sắn, đã nhổ 4 sào, còn 2 sào nữa không dám thu hoạch vì hiện giá sắn giảm từ 1.800 đồng/kg xuống còn 1.100 đồng/kg (tại ruộng), trong khi chi phí đầu tư mọi thứ đều tăng.
Người dân tự bơi
Thời gian qua, tại Nhà máy chế biến sản xuất tinh bột sắn Đồng Xuân, hàng trăm xe tải trọng lớn xếp hàng nối đuôi nhau chờ để được giao hàng. Nhiều xe nằm ở đây 2-3 ngày nhưng cũng chưa vào cân được. Trước đó, tại đây cũng xảy ra việc xe vận chuyển đến nhà máy quá nhiều dẫn đến tình trạng sắn bị hư, trừ tạp chất cao.
Giải thích về vấn đề này, ông Huỳnh Văn Đồng, Phó giám đốc Nhà máy sản xuất tinh bột sắn Đồng Xuân cho biết: “Thị trường xuất khẩu tinh bột sắn, sắn xắt lát chủ yếu là Trung Quốc luôn biến động khó lường. Năm nay, lượng sắn của tỉnh cung đã vượt cầu, nên khó có thể giải quyết được”.
Để giải phóng đất, nông dân chuyển sang xắt lát sắn phơi khô. Dọc các tuyến đường liên thôn, xã ở các huyện Sơn Hòa, Sông Hinh, Đồng Xuân, hàng trăm tấn sắn xắt lát phơi khô nằm ngổn ngang chờ giá nhích lên. Ông Nguyễn Văn Tân ở xã Xuân Sơn Nam (huyện Đồng Xuân) than vãn: "Nhà có 5 sào sắn, thu hoạch từ tháng 2 nhưng không thấy giá lên mà lại giảm nên gia đình thuê nhân công gọt vỏ, xắt lát phơi".
Bà Trần Thị Hiền, chủ đại lý thu mua sắn củ về xắt lát phơi khô ở xã Xuân Quang 3 (huyện Đồng Xuân) cho biết: "Mới đây tôi mua trữ mấy chục tấn sắn củ về thuê công xắt lát phơi khô, chờ giá lên chở vô miền Nam bán nhưng mưa bất ngờ nên xoay không kịp, sắn phơi đều bị úng thối, thâm đen, lỗ nặng".
Thời tiết bất thường nên nhiều hộ trồng sắn ở Sông Hinh, Sơn Hòa bị thiệt hại nặng. Ông Trần Văn Vân ở xã Sông Hinh (huyện Sông Hinh) kể: "Gần 1ha sắn của vợ chồng tôi nằm ở khu vực trũng thấp cạnh lòng hồ thủy điện, chưa kịp thu hoạch thì gặp mưa to nước lòng hồ tràn vào gây ngập úng hư thối gần một nửa. Số còn lại, gia đình phải gấp rút nhổ rồi xắt lát phơi khô".
Niên vụ sắn 2011-2012, Phú Yên trồng gần 18.000ha sắn, trong đó đã thu hoạch 13.000ha, năng suất bình quân 17 tấn/ha. Ông Nguyễn Trọng Tùng, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT cho biết, trước tình trạng giá sắn xuống thấp, nông dân gặp khó, Sở đề nghị các nhà máy tinh bột sắn phối hợp với các địa phương thu mua hết sản lượng sắn, ưu tiên vùng nguyên liệu đã quy hoạch với giá cả hợp lý, bảo đảm lợi ích cho người nông dân và nhà máy. Nếu các nhà máy không tiêu thụ hết thì có thể khuyến cáo người dân thu hoạch xắt lát phơi khô và dự trữ.
Theo Kinh tế nông thôn

Nguồn: http://kinhtenongthon.com.vn/Story/kinhte-thitruong/2012/5/33950.html

NỘI DUNG KHÁC

Nông dân trồng mía đang ngồi trên đống lửa

4-5-2012

Đi dọc đường Hồ Chí Minh vào những ngày này nắng như nung, 2 bên đường những cánh đồng mía cháy khô, nhiều bãi mía đã được chặt chất đống, có những nơi mía chất đống cả tháng trời. Nhìn những cánh đồng mía đang bị nắng nóng thiêu đốt từng ngày dần biến thành củi, khiến người nông dân nơi đây đứng ngồi không yên.

Bấp bênh giá cá tra

4-5-2012

Sau khi chạm mốc 27.000 - 28.000 đồng/kg, giá cá tra nguyên liệu tại các tỉnh thành ĐBSCL quay đầu sụt giảm liên tục khiến người nuôi lo lắng. Hiện tại, giá cá chỉ còn 22.000 - 23.000 đồng/kg, thấp hơn giá thành sản xuất. Với giá này người nuôi chịu lỗ từ 1.000 - 1.500 đồng/kg, kéo theo hàng loạt ao hầm bỏ phế.

Giá lúa tạm trữ, nông dân lãi không được 30%

3-5-2012

Dù đã cam kết sẽ nâng giá thu mua lúa, đảm bảo cho nông dân có lãi tối thiểu 30% trong đợt mua tạm trữ 1 triệu tấn quy gạo vừa qua (15/3-30/4) nhưng thực tế thị trường lại diễn ra không đúng như vậy.

Thiếu hay thừa đường: Hiệp hội mía đường nói ngược Bộ NN&PTNT

3-5-2012

Trước dự báo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) rằng đến tháng 8,9 năm nay Việt Nam sẽ thiếu hụt đường, Hiệp hội mía đường Việt Nam lại cho rằng, nguồn cung trong nước đủ đáp ứng nhu cầu trước khi vào vụ đường 2012/13.

Thực phẩm biến đổi gen: Qua mặt quản lý, bán tràn lan

3-5-2012

Ngoài thị trường, sản phẩm từ GMO lại được chính cơ quan quản lý xác nhận là đã vào Việt Nam từ lâu. Hơn nữa, nó còn qua mặt nhà quản lý tràn lan trên thị trường, tranh chiếm đất với hàng đã kiểm duyệt.

Thị trường cao su dần sáng sủa

3-5-2012

Cuối năm 2011, từ chỗ giao dịch cao su có lúc gần như “tê liệt”, chỉ còn ở mức khoảng 68 triệu đồng/tấn, nhiều Cty cao su lo ngay ngáy vì lượng cao su tồn kho khá lớn do tiêu thụ khó khăn, có Cty tồn tới 7.000 tấn. Thế nhưng, sang quí 1/2012 và đến nay tình hình sáng sủa hẳn lên, giá cao su tăng mạnh trở lại gần 30%.

Thị trường phân bón: Nỗi lo kép

3-5-2012

Hiện các tỉnh phía Bắc đang bước vào thời kỳ chăm sóc lúa đông xuân nên nhu cầu sử dụng phân bón của nông dân tăng lên đáng kể, kéo theo đó là tình trạng giá phân bón đột ngột tăng sau một thời gian giảm. Bên cạnh nỗi lo tăng chi phí sản xuất, nông dân còn đối mặt với tình trạng phân bón giả.

“Chiêu” dìm giá của giới đầu cơ hồ tiêu quốc tế

25-4-2012

Mới đây, Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC) đưa ra dự báo: sản lượng hồ tiêu Việt Nam vụ 2012 sẽ đạt kỷ lục lên tới 140.000 tấn, tăng tới trên 30.000 tấn so với năm 2011, khiến thị trường tiêu toàn cầu bị tác động. Giá tiêu tại thị trường trong nước cũng bị ảnh hưởng.

Gạo Việt vào Trung Quốc: Vừa xuất vừa lo

25-4-2012

Trung Quốc là quốc gia tiêu thụ rất lớn nông sản nói chung và mặt hàng gạo nói riêng, nhưng tiếp cận được thị trường này là điều không đơn giản, do khó lường trước những quyết sách và thông tin thị trường.

Nhiều thương hiệu nông sản đang bị xâm hại: Tự đánh mất mình

24-4-2012

Việt Nam có khoảng 800 sản phẩm nông sản nổi tiếng ở hầu hết các địa phương. Đến nay, mới chỉ có 59 nhãn hiệu tập thể, 12 nhãn hiệu chứng nhận và 24 chỉ dẫn địa lý được đăng ký bảo hộ. Nhiều thương hiệu đang bị xâm hại, có khả năng biến mất...

Nuôi cá tra: Vì sao lỗ nhiều hơn lãi?

23-4-2012

Xuất khẩu cá tra liên tục tăng lên trong những năm qua, và năm nay hoàn toàn có thể đạt mốc 2 tỷ USD. Nhưng người nuôi cá tra trong 5 năm qua lại thường ở trong tình trạng lỗ nhiều hơn lãi.

Cảnh báo việc giảm giá xuất khẩu cá tra

23-4-2012

Hiện, do tồn kho lớn và đói vốn nên nhiều doanh nghiệp xuất khẩu cá tra Việt Nam đã thi nhau chào bán sản phẩm giá thấp, nhất là tại 2 thị trường nhập khẩu lớn nhất là Mỹ và EU. Điều này không chỉ dễ đẩy các doanh nghiệp vi phạm luật pháp của các nước nhập khẩu, rơi vào vòng kiện tụng, mà còn khiến “con cá vàng” của thủy sản Việt Nam dần mất đi hình ảnh và uy tín.