THỊ TRƯỜNG

Thiếu hay thừa đường: Hiệp hội mía đường nói ngược Bộ NN&PTNT

Ngày đăng: 03 | 05 | 2012

Trước dự báo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) rằng đến tháng 8,9 năm nay Việt Nam sẽ thiếu hụt đường, Hiệp hội mía đường Việt Nam lại cho rằng, nguồn cung trong nước đủ đáp ứng nhu cầu trước khi vào vụ đường 2012/13.

Nông dân ĐBSCL vận chuyển mía về nhà máy bằng ghe
 
Theo Bộ NN&PTNT trong thời gian từ tháng 3 đến giữa tháng 4 Việt Nam đã xuất khẩu khoảng 220.000 tấn đường, tăng gần 147.000 tấn so với cùng kỳ năm trước. Số đường này chủ yếu là qua Trung Quốc. Trong thời gian tới, nếu Việt Nam tiếp tục xuất khẩu đường với số lượng lớn như nói trên thì đến tháng 8,9 năm nay Việt Nam thiếu đường cung cấp cho thị trường trong nước.
Tuy nhiên, ông Nguyễn Hải, Tổng thư ký Hiệp hội mía đường Việt Nam cho biết, không phải hiện tại mà lâu nay, Việt Nam không thể thống kê được lượng đường nhập lậu từ các tỉnh biên giới Tây Nam cũng như lượng đường xuất khẩu tiểu ngạch qua Trung Quốc. Vì thế, số liệu mà Bộ NN&PTNT đưa ra có thể là lấy từ các công ty thương mại kinh doanh và xuất khẩu đường, trong đó, không loại trừ một số đường xuất khẩu sang Trung Quốc là đường lậu từ Thái Lan.
Theo Hiệp hội mía đường Việt Nam, hiện Trung Quốc đang thiếu khoảng 2 triệu tấn đường, trong đó, nước này đang có kế hoạch mua dự trữ khoảng 1 triệu tấn đường để bán ra thị trường khi cần thiết. Do đó, chuyện doanh nghiệp Việt Nam tìm cách xuất khẩu đường sang Trung Quốc là do nhu cầu tăng, do giá bán cũng cao hơn so với thị trường trong nước. Vì thế, việc hạn chế doanh nghiệp đường xuất sang Trung Quốc sẽ khó khăn vào thời điểm hiện tại.
Theo Bộ NN&PTNT, vụ mía đường 2011/12 cả nước sẽ sản xuất được khoảng 1,313 triệu tấn, tuy nhiên, theo Hiệp hội mía đường Việt Nam do năm 2011 giá mía nguyên liệu tăng cao nên một số hộ dân chuyển sang trồng mía ở những khu vực ngoài quy hoạch nên đến phải đến tháng 7 (chậm hơn 2 tháng so với mọi năm) Việt Nam mới kết thúc vụ mía đường.
Do đó, Hiệp hội mía đường Việt Nam vẫn giữ mức dự báo là 1,4 triệu tấn đường và đáp ứng dư nhu cầu tiêu thụ trong nước (khoảng 1,2 -1,3 triệu tấn đường).
Ông Hải cho biết, tính đến 25-4, lượng đường tồn kho tại các nhà máy là 400.000 tấn, và khi kết thúc vụ đường năm nay, Việt Nam sẽ có khoảng 600.000 tấn, trong khi, nhu cầu tiêu thụ bình quân mỗi tháng vào khoảng 100.000 tấn đường. Cộng thêm 70.000 tấn được nhập khẩu theo quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), vì thế, không có chuyện thiếu đường.
Vụ mía đường 2011/12 lần đầu tiên Việt Nam sản xuất được một lượng đường vượt quá nhu cầu tiêu thụ trong nước. Chính vì vậy, giữa Hiệp hội mía đường Việt Nam và cơ quan quản lý là Bộ NN&PTNT, Bộ Công Thương luôn có những tranh cãi trong việc xuất nhập khẩu đường.
Nguồn gốc của những tranh cãi này là do Hiệp hội mía đường Việt Nam đứng trên lợi ích của các nhà máy đường còn Bộ NN&PTNT, Bộ Công Thương lại đứng trên quan điểm người tiêu dùng nên chần chừ trong các quyết định cho xuất khẩu đường.
Theo Hiệp hội mía đường, nguồn cung trong nước dư thừa nên cần phải xuất khẩu. Cơ quan quản lý lo thiếu đường nên tìm cách hạn chế.
Theo Thời báo Kinh tế Sài Gòn

Nguồn:http://www.thesaigontimes.vn/Home/nongsan/tintucthitruong/75793/Thieu-hay-thua-duong-Hiep-hoi-mia-duong-noi-nguoc-Bo-NN&PTNT.html

NỘI DUNG KHÁC

Thực phẩm biến đổi gen: Qua mặt quản lý, bán tràn lan

3-5-2012

Ngoài thị trường, sản phẩm từ GMO lại được chính cơ quan quản lý xác nhận là đã vào Việt Nam từ lâu. Hơn nữa, nó còn qua mặt nhà quản lý tràn lan trên thị trường, tranh chiếm đất với hàng đã kiểm duyệt.

Thị trường cao su dần sáng sủa

3-5-2012

Cuối năm 2011, từ chỗ giao dịch cao su có lúc gần như “tê liệt”, chỉ còn ở mức khoảng 68 triệu đồng/tấn, nhiều Cty cao su lo ngay ngáy vì lượng cao su tồn kho khá lớn do tiêu thụ khó khăn, có Cty tồn tới 7.000 tấn. Thế nhưng, sang quí 1/2012 và đến nay tình hình sáng sủa hẳn lên, giá cao su tăng mạnh trở lại gần 30%.

Thị trường phân bón: Nỗi lo kép

3-5-2012

Hiện các tỉnh phía Bắc đang bước vào thời kỳ chăm sóc lúa đông xuân nên nhu cầu sử dụng phân bón của nông dân tăng lên đáng kể, kéo theo đó là tình trạng giá phân bón đột ngột tăng sau một thời gian giảm. Bên cạnh nỗi lo tăng chi phí sản xuất, nông dân còn đối mặt với tình trạng phân bón giả.

“Chiêu” dìm giá của giới đầu cơ hồ tiêu quốc tế

25-4-2012

Mới đây, Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC) đưa ra dự báo: sản lượng hồ tiêu Việt Nam vụ 2012 sẽ đạt kỷ lục lên tới 140.000 tấn, tăng tới trên 30.000 tấn so với năm 2011, khiến thị trường tiêu toàn cầu bị tác động. Giá tiêu tại thị trường trong nước cũng bị ảnh hưởng.

Gạo Việt vào Trung Quốc: Vừa xuất vừa lo

25-4-2012

Trung Quốc là quốc gia tiêu thụ rất lớn nông sản nói chung và mặt hàng gạo nói riêng, nhưng tiếp cận được thị trường này là điều không đơn giản, do khó lường trước những quyết sách và thông tin thị trường.

Nhiều thương hiệu nông sản đang bị xâm hại: Tự đánh mất mình

24-4-2012

Việt Nam có khoảng 800 sản phẩm nông sản nổi tiếng ở hầu hết các địa phương. Đến nay, mới chỉ có 59 nhãn hiệu tập thể, 12 nhãn hiệu chứng nhận và 24 chỉ dẫn địa lý được đăng ký bảo hộ. Nhiều thương hiệu đang bị xâm hại, có khả năng biến mất...

Nuôi cá tra: Vì sao lỗ nhiều hơn lãi?

23-4-2012

Xuất khẩu cá tra liên tục tăng lên trong những năm qua, và năm nay hoàn toàn có thể đạt mốc 2 tỷ USD. Nhưng người nuôi cá tra trong 5 năm qua lại thường ở trong tình trạng lỗ nhiều hơn lãi.

Cảnh báo việc giảm giá xuất khẩu cá tra

23-4-2012

Hiện, do tồn kho lớn và đói vốn nên nhiều doanh nghiệp xuất khẩu cá tra Việt Nam đã thi nhau chào bán sản phẩm giá thấp, nhất là tại 2 thị trường nhập khẩu lớn nhất là Mỹ và EU. Điều này không chỉ dễ đẩy các doanh nghiệp vi phạm luật pháp của các nước nhập khẩu, rơi vào vòng kiện tụng, mà còn khiến “con cá vàng” của thủy sản Việt Nam dần mất đi hình ảnh và uy tín.

Loay hoay với bảo hiểm trên tôm nuôi

20-4-2012

Ở khu vực ĐBSCL, sau hơn 1 năm thực hiện, nhiều địa phương mới đang loay hoay tập huấn cán bộ, khảo sát địa bàn, còn nông dân dè dặt tiếp cận.

Thả nổi chất lượng nông sản

19-4-2012

Mặc dù là một nước nông nghiệp, có nhiều sản phẩm nông sản xuất khẩu chủ lực, mang lại giá trị kim ngạch khá cao nhưng do sản xuất thủ công, manh mún nên chúng ta đang tỏ ra yếu kém trong việc kiểm soát chất lượng nông sản xuất khẩu, thời gian gần đây liên tục có các lô hàng nông sản bị trả về. Trong khi đó, nông sản nhập khẩu cũng đang làm nhiều người dân lo lắng vì không có một hàng rào đủ mạnh để kiểm soát về chỉ tiêu an toàn vệ sinh thực phẩm.

Ngành mía đường trước nguy cơ thua lỗ

19-4-2012

Những năm gần đây, bài toán về cung cầu, giá cả, cơ chế của ngành mía đường đã được bàn thảo nhiều, nhưng đến giờ, việc nhập và xuất khẩu đường vẫn chưa tìm được tiếng nói chung, bởi doanh nghiệp (DN) tiêu thụ thì chỉ muốn nhập, còn DN sản xuất thì chỉ muốn xuất khẩu.

Giá nông sản giảm đồng loạt: Rẻ vẫn ế

17-4-2012

Cuối tháng 3 vừa qua các chuyên gia kinh tế dự báo tháng 4 sẽ có một đợt tăng giá mạnh do tác động của giá xăng dầu và nhiều chi phí đầu vào... Tuy nhiên, tình hình thị trường hiện nay đang cho thấy diễn biến trái ngược.