THỊ TRƯỜNG

“Chiêu” dìm giá của giới đầu cơ hồ tiêu quốc tế

Ngày đăng: 25 | 04 | 2012

Mới đây, Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC) đưa ra dự báo: sản lượng hồ tiêu Việt Nam vụ 2012 sẽ đạt kỷ lục lên tới 140.000 tấn, tăng tới trên 30.000 tấn so với năm 2011, khiến thị trường tiêu toàn cầu bị tác động. Giá tiêu tại thị trường trong nước cũng bị ảnh hưởng.

Tuy nhiên, theo khuyến cáo của Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), giới đầu cơ hồ tiêu quốc tế đang dùng hàng loạt chiêu trò để đánh sụt giá hồ tiêu của Việt Nam. 
VPA cho rằng, Việt Nam là nước xuất khẩu trên 50% thị phần tiêu của thế giới, dự báo của IPC đưa ra tăng sản lượng kỷ lục như vậy là nhằm trục lợi cho giới đầu cơ. Bởi theo dự báo của VPA, sản lượng vụ tiêu năm 2012 cả nước về sản lượng ước giảm khoảng 10 - 15% so với vụ 2011, đạt 95.000 - 100.000 tấn.
Theo Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), giới đầu cơ hồ tiêu quốc tế đang dùng hàng loạt chiêu trò để đánh sụt giá hồ tiêu của Việt Nam.
 
Ông Trần Đức Tụng, Chánh văn phòng VPA khẳng định, chỉ có số liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam về sản lượng hồ tiêu mới có giá trị. Mặt khác các nhà đầu cơ quốc tế nhân cơ hội IPC đưa tin này, đã tung nhiều chiêu nhằm ép giá tiêu Việt Nam để nhập khẩu, tìm kiếm lợi nhuận. 
Một số chuyên gia ngành hồ tiêu cũng cho rằng, Việt Nam cần hết sức tỉnh táo trước các “thông tin” của các nhà đầu cơ hồ tiêu quốc tế. Họ bắt  đầu quay sang Việt Nam để tìm nguồn hàng nhằm đầu cơ cho những tháng tiếp theo.
Theo VPA, trong quý I/2012, Việt Nam mới xuất khẩu khoảng 31.000 tấn hồ tiêu, số còn lại 70.000 tấn vẫn còn ở Việt Nam. Trong khi đó nguồn tiêu ở các nước trên thế giới, đặc biệt là Ấn Độ đều đã cạn, nên các tập đoàn và giới đầu cơ quốc tế tìm mọi cách để Việt Nam ồ ạt bán ra với giá thấp. Họ sẽ tranh thủ mua tiêu Việt Nam đem về tích trữ, đợi đến các tháng 7-9 sẽ tung hàng ra bán với giá cao.
Có ý kiến còn cảnh báo, Việt Nam hãy cảnh giác với doanh nghiệp FDI kinh doanh tiêu tại Việt Nam. Trong xuất khẩu, họ chuyển giá rẻ về công ty mẹ nhằm trốn thuế và như vậy làm méo mó giá cả thị trường tại Việt Nam.
Trong tuần vừa qua, giá tiêu xuất khẩu của Việt Nam lại tăng lên 100 USD so với tuần trước đó. Giá tiêu Việt Nam xuất khẩu loại 500 Gr/l-FAQ có giá 6.100-6.150 USD/tấn và loại 550 Gr/l- FAQ chào mức 6.450-6.500 USD/tấn (FOB). Theo VPA, kết quả này là nhờ các doanh nghiệp xuất khẩu tiêu đã biết đoàn kết, điều tiết lượng bán ra để tăng giá.
VPA khuyến cáo, cuộc chiến thương trường hồ tiêu đang và sẽ diễn ra gay gắt. Giải pháp ứng phó của Việt Nam là tỉnh táo trước mọi “chiêu” của đối phương, nông dân đồng lòng phối hợp cùng doanh nghiệp, nên tạm trữ hàng trong lúc giá thấp hiện nay. Đặc biệt là doanh nghiệp mua vào với giá cao, cộng với lãi suất “khủng” vay vốn  ngân hàng, nay buộc phải xuất khẩu để cắt lỗ (chủ yếu cắt lãi suất ngân hàng) nhằm quay vòng đổi hạt. 
Nếu các doanh nghiệp Việt Nam tăng xuất khẩu giá rẻ tức khắc mắc bẫy giới đầu cơ quốc tế và Ấn Độ, đồng thời doanh nghiệp sẽ khó đạt được dự tính (xuất khẩu rẻ, mua vào rẻ). Cần tiếp tục phát huy bài học kinh nghiệm mà ngành hồ tiêu Việt Nam đã làm được mấy năm qua là: cầm trịch, dẫn dắt, điều phối tiến độ xuất khẩu, giá cả thị trường. Không bán tháo dồn dập vào một thời điểm, chờ thời cơ xuất khẩu khi giá tăng vào tháng 7, 8, 9 trở đi (giá có thể đạt 150 - 160 triệu đồng/tấn tiêu đen). 
Ông Đỗ Hà Nam, Chủ tịch VPA nói, tiêu luôn được giá suốt 3 năm qua. Giá lên nên ít xảy ra việc đối tác hủy hợp đồng. Chuyện mất tiền, hủy hợp đồng lại là vấn đề đau đầu của nhiều ngành hàng nông sản: cà phê, điều, thủy sản. Để xảy ra tình trạng này, một phần là do lỗi của doanh nghiệp Việt Nam không biết liên kết, không đồng lòng. 
Các doanh nghiệp cứ cạnh tranh lẫn nhau, đưa ra những điều kiện thanh toán thoáng nhất để hút khách hàng về phía mình. Doanh nghiệp nào “cứng” quá thì mất khách, mất thị trường, điêu đứng. Do vậy, ông Nam cho rằng các doanh nghiệp cần phải đồng lòng, cùng bán hoặc cùng không bán, thống nhất điều kiện thanh toán, không để ai phá đám... thì mới tránh được rủi ro trong xuất khẩu. Trên thực tế, nhờ biết đồng lòng cùng nhau có lợi nên ngay cả thời điểm giá xuống thì các doanh nghiệp hồ tiêu cũng không bị khách hàng chèn ép.
Theo VnEconomy

NỘI DUNG KHÁC

Gạo Việt vào Trung Quốc: Vừa xuất vừa lo

25-4-2012

Trung Quốc là quốc gia tiêu thụ rất lớn nông sản nói chung và mặt hàng gạo nói riêng, nhưng tiếp cận được thị trường này là điều không đơn giản, do khó lường trước những quyết sách và thông tin thị trường.

Nhiều thương hiệu nông sản đang bị xâm hại: Tự đánh mất mình

24-4-2012

Việt Nam có khoảng 800 sản phẩm nông sản nổi tiếng ở hầu hết các địa phương. Đến nay, mới chỉ có 59 nhãn hiệu tập thể, 12 nhãn hiệu chứng nhận và 24 chỉ dẫn địa lý được đăng ký bảo hộ. Nhiều thương hiệu đang bị xâm hại, có khả năng biến mất...

Nuôi cá tra: Vì sao lỗ nhiều hơn lãi?

23-4-2012

Xuất khẩu cá tra liên tục tăng lên trong những năm qua, và năm nay hoàn toàn có thể đạt mốc 2 tỷ USD. Nhưng người nuôi cá tra trong 5 năm qua lại thường ở trong tình trạng lỗ nhiều hơn lãi.

Cảnh báo việc giảm giá xuất khẩu cá tra

23-4-2012

Hiện, do tồn kho lớn và đói vốn nên nhiều doanh nghiệp xuất khẩu cá tra Việt Nam đã thi nhau chào bán sản phẩm giá thấp, nhất là tại 2 thị trường nhập khẩu lớn nhất là Mỹ và EU. Điều này không chỉ dễ đẩy các doanh nghiệp vi phạm luật pháp của các nước nhập khẩu, rơi vào vòng kiện tụng, mà còn khiến “con cá vàng” của thủy sản Việt Nam dần mất đi hình ảnh và uy tín.

Loay hoay với bảo hiểm trên tôm nuôi

20-4-2012

Ở khu vực ĐBSCL, sau hơn 1 năm thực hiện, nhiều địa phương mới đang loay hoay tập huấn cán bộ, khảo sát địa bàn, còn nông dân dè dặt tiếp cận.

Thả nổi chất lượng nông sản

19-4-2012

Mặc dù là một nước nông nghiệp, có nhiều sản phẩm nông sản xuất khẩu chủ lực, mang lại giá trị kim ngạch khá cao nhưng do sản xuất thủ công, manh mún nên chúng ta đang tỏ ra yếu kém trong việc kiểm soát chất lượng nông sản xuất khẩu, thời gian gần đây liên tục có các lô hàng nông sản bị trả về. Trong khi đó, nông sản nhập khẩu cũng đang làm nhiều người dân lo lắng vì không có một hàng rào đủ mạnh để kiểm soát về chỉ tiêu an toàn vệ sinh thực phẩm.

Ngành mía đường trước nguy cơ thua lỗ

19-4-2012

Những năm gần đây, bài toán về cung cầu, giá cả, cơ chế của ngành mía đường đã được bàn thảo nhiều, nhưng đến giờ, việc nhập và xuất khẩu đường vẫn chưa tìm được tiếng nói chung, bởi doanh nghiệp (DN) tiêu thụ thì chỉ muốn nhập, còn DN sản xuất thì chỉ muốn xuất khẩu.

Giá nông sản giảm đồng loạt: Rẻ vẫn ế

17-4-2012

Cuối tháng 3 vừa qua các chuyên gia kinh tế dự báo tháng 4 sẽ có một đợt tăng giá mạnh do tác động của giá xăng dầu và nhiều chi phí đầu vào... Tuy nhiên, tình hình thị trường hiện nay đang cho thấy diễn biến trái ngược.

Thị trường gạo xuất khẩu đang thuận cho Việt Nam?

17-4-2012

Trong tháng 3/2012, giá lương thực toàn cầu đã tăng.

Nông sản Việt xuất khẩu: Vẫn còn kiểu làm ăn chụp giật

17-4-2012

Chữ “tín” của nông sản Việt chưa thực sự đứng vững trên trường quốc tế, bởi chúng ta đã nhận được cảnh báo về điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.

Xuất khẩu cà phê năm 2012 dự báo giảm cả về lượng và giá trị

16-4-2012

Bộ Nông nghiệp và Phát trển Nông thôn vừa đưa ra dự báo, khối lượng xuất khẩu cà phê của năm 2012 có thể đạt mức 1,15 triệu tấn với trị giá khoảng 2,36 tỷ USD, giảm 7,2%về khối lượng và giảm 13,1% về giá trị xuất khẩu so với năm 2011 do hạn chế về nguồn cung trong nước, trong khi giá cà phê thế giới có chiều hướng đi xuống vào thời gian tới.

Quyết định về việc: "Ban hành Chương trình thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí 2012"

14-3-2012

Quyết định về việc: "Ban hành Chương trình thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí 2012"