THỊ TRƯỜNG

Nhiều thương hiệu nông sản đang bị xâm hại: Tự đánh mất mình

Ngày đăng: 24 | 04 | 2012

Việt Nam có khoảng 800 sản phẩm nông sản nổi tiếng ở hầu hết các địa phương. Đến nay, mới chỉ có 59 nhãn hiệu tập thể, 12 nhãn hiệu chứng nhận và 24 chỉ dẫn địa lý được đăng ký bảo hộ. Nhiều thương hiệu đang bị xâm hại, có khả năng biến mất...

Ngay sau khi được bảo hộ thương hiệu tỏi Lý Sơn (ở huyện đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi) vào tháng 3.2009, giá tỏi của huyện đảo này đã vọt lên cao gấp mấy lần trước đó. Lợi dụng việc này, một số nông dân đã đưa tỏi trồng ở tỉnh khác vượt biển ra đảo Lý Sơn để trà trộn và bán chung với tỏi Lý Sơn.
Tỏi từ đất liền chở ra và đang được bốc dỡ lên đảo Lý Sơn.
Chở tỏi về xứ tỏi
Sau khi được vinh danh (tháng 3.2009), tỏi và hành Lý Sơn đã trở thành hàng hiếm với giá khá đắt. Tỏi khô, từ 20.000 - 50.000 đồng/kg đã lên đến 180 - 200.000 đồng/kg, cao gấp nhiều lần so với trước đó. Một bộ phận người dân Lý Sơn vì hám lợi trước mắt đã đưa tỏi trồng từ Ninh Hiển, tỉnh Khánh Hòa, về lại Lý Sơn trộn với tỏi Lý Sơn để bán kiếm lời.
Tỏi ở Ninh Hiển cũng do người dân Lý Sơn rời quê đem giống tỏi Lý Sơn vào trồng. Thế nhưng mọc lên ở đất Ninh Hiển, tỏi này không thơm ngon bằng, giá rẻ hơn từ 15.000 - 40.000 đồng/kg so với tỏi trồng tại Lý Sơn.
Nếu bán với giá tỏi Lý Sơn thì tỏi Ninh Hiển dù phải tốn kém chi phí chở đi xa từ Khánh Hòa về, vẫn có lời như thường. Đó là lý do để tình trạng “chở tỏi về đất tỏi” cứ diễn ra mấy năm lại đây. Năm nào tỏi ở đảo mất mùa, được giá thì số lượng chở về nhiều hơn và ngược lại.
Một chủ tàu vận tải biển tuyến Lý Sơn - Quảng Ngãi cho biết: Năm nay do giá tỏi thấp nên người ta chỉ đưa về 1 - 3 tấn/ngày, chứ vào tháng 4 năm ngoái khi tỏi Lý Sơn có giá, người ta chở về hàng chục tấn tỏi/ngày. Chị Lê Thị Trước (ở xã An Hải) thở dài: “Việc chở tỏi ngược ra lại đảo diễn ra công khai. Ai là người đã chở tỏi về thì rất nhiều người dân trên đảo biết. Người dân địa phương không thể và cũng không dám nói vì sợ mếch lòng”.
Mới nóng đã nguội
Ông Trương Nghĩa - Chủ tịch Hội Sản xuất kinh doanh và chế biến hành tỏi Lý Sơn, bức xúc: Việc một số người dân trên đảo chở tỏi từ nơi khác về trộn lẫn vớisản phẩm địa phương bán thu tiền chênh lệch đã gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng, uy tín của tỏi Lý Sơn, dẫn đến tỏi Lý Sơn bị rớt giá.
Tại sao tình trạng này không được ngăn chặn, bà Phạm Thị Hương - Phó Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn, giải thích: Tỏi là mặt hàng không bị pháp luật cấm nên việc chở đi đâu, tiêu thụ ở nơi nào là quyền của người dân. Qua kiểm tra thì địa phương chưa phát hiện trường hợp nào làm giả bao bì, nhãn hiệu, mà họ chỉ bán sản phẩm trơn ngoài chợ. Vì vậy, huyện chỉ có thể chỉ đạo đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục để người dân nhận thức ra những thiệt hơn.
“Việc trộn lẫn giữa tỏi trồng tại đảo Lý Sơn với tỏi từ nơi khác đã gây ảnh hưởng nặng đến uy tín và chất lượng của sản phẩm tỏi Lý Sơn. Nếu không chấn chỉnh tình trạng này, thương hiệu tỏi Lý Sơn sẽ khó tồn tại trên thị trường”. - Bà Võ Thị Thúy Nga - Phó phòng Đăng ký tiêu chuẩn chất lượng Sở KHCN Quảng Ngãi
Ngoài ra, chính quyền cũng tiến hành cho số hội viên của Hội Sản xuất kinh doanh và chế biến hành tỏi Lý Sơn ký cam kết không trộn tỏi chở về từ nơi khác để bán, đồng thời tổ chức một khu vực bán tỏi chính hiệu riêng ở tại chợ để khách ra đảo mua khi có nhu cầu.
Nói như bà Hương, thật khó để ngăn chặn dứt điểm tình trạng khi mà một số nông dân - những người chung tay xây nên thương hiệu tỏi Lý Sơn hàng trăm năm qua - lại là người không cương quyết bảo vệ nó, vì hám lợi trước mắt mà làm mai một đặc sản quê mình. Tỏi Lý Sơn chưa đến mức mất đi thương hiệu nhưng sự suy giảm là có thật. Giá tỏi Lý Sơn đã không còn “nóng” như trước đây bởi sự thờ ơ, nghi ngại của người tiêu dùng.
Theo Nông thôn ngày nay

NỘI DUNG KHÁC

Nuôi cá tra: Vì sao lỗ nhiều hơn lãi?

23-4-2012

Xuất khẩu cá tra liên tục tăng lên trong những năm qua, và năm nay hoàn toàn có thể đạt mốc 2 tỷ USD. Nhưng người nuôi cá tra trong 5 năm qua lại thường ở trong tình trạng lỗ nhiều hơn lãi.

Cảnh báo việc giảm giá xuất khẩu cá tra

23-4-2012

Hiện, do tồn kho lớn và đói vốn nên nhiều doanh nghiệp xuất khẩu cá tra Việt Nam đã thi nhau chào bán sản phẩm giá thấp, nhất là tại 2 thị trường nhập khẩu lớn nhất là Mỹ và EU. Điều này không chỉ dễ đẩy các doanh nghiệp vi phạm luật pháp của các nước nhập khẩu, rơi vào vòng kiện tụng, mà còn khiến “con cá vàng” của thủy sản Việt Nam dần mất đi hình ảnh và uy tín.

Loay hoay với bảo hiểm trên tôm nuôi

20-4-2012

Ở khu vực ĐBSCL, sau hơn 1 năm thực hiện, nhiều địa phương mới đang loay hoay tập huấn cán bộ, khảo sát địa bàn, còn nông dân dè dặt tiếp cận.

Thả nổi chất lượng nông sản

19-4-2012

Mặc dù là một nước nông nghiệp, có nhiều sản phẩm nông sản xuất khẩu chủ lực, mang lại giá trị kim ngạch khá cao nhưng do sản xuất thủ công, manh mún nên chúng ta đang tỏ ra yếu kém trong việc kiểm soát chất lượng nông sản xuất khẩu, thời gian gần đây liên tục có các lô hàng nông sản bị trả về. Trong khi đó, nông sản nhập khẩu cũng đang làm nhiều người dân lo lắng vì không có một hàng rào đủ mạnh để kiểm soát về chỉ tiêu an toàn vệ sinh thực phẩm.

Ngành mía đường trước nguy cơ thua lỗ

19-4-2012

Những năm gần đây, bài toán về cung cầu, giá cả, cơ chế của ngành mía đường đã được bàn thảo nhiều, nhưng đến giờ, việc nhập và xuất khẩu đường vẫn chưa tìm được tiếng nói chung, bởi doanh nghiệp (DN) tiêu thụ thì chỉ muốn nhập, còn DN sản xuất thì chỉ muốn xuất khẩu.

Giá nông sản giảm đồng loạt: Rẻ vẫn ế

17-4-2012

Cuối tháng 3 vừa qua các chuyên gia kinh tế dự báo tháng 4 sẽ có một đợt tăng giá mạnh do tác động của giá xăng dầu và nhiều chi phí đầu vào... Tuy nhiên, tình hình thị trường hiện nay đang cho thấy diễn biến trái ngược.

Thị trường gạo xuất khẩu đang thuận cho Việt Nam?

17-4-2012

Trong tháng 3/2012, giá lương thực toàn cầu đã tăng.

Nông sản Việt xuất khẩu: Vẫn còn kiểu làm ăn chụp giật

17-4-2012

Chữ “tín” của nông sản Việt chưa thực sự đứng vững trên trường quốc tế, bởi chúng ta đã nhận được cảnh báo về điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.

Xuất khẩu cà phê năm 2012 dự báo giảm cả về lượng và giá trị

16-4-2012

Bộ Nông nghiệp và Phát trển Nông thôn vừa đưa ra dự báo, khối lượng xuất khẩu cà phê của năm 2012 có thể đạt mức 1,15 triệu tấn với trị giá khoảng 2,36 tỷ USD, giảm 7,2%về khối lượng và giảm 13,1% về giá trị xuất khẩu so với năm 2011 do hạn chế về nguồn cung trong nước, trong khi giá cà phê thế giới có chiều hướng đi xuống vào thời gian tới.

Quyết định về việc: "Ban hành Chương trình thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí 2012"

14-3-2012

Quyết định về việc: "Ban hành Chương trình thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí 2012"

Quyết định về việc "Ban hành Kế hoạch phòng chống tham nhũng 2012"

15-2-2012

Quyết định về việc "Ban hành Kế hoạch phòng chống tham nhũng 2012"

Cà phê nhân ở Tây Nguyên có thể đạt sản lượng từ 1 triệu tấn trở lên

11-4-2012

Theo đánh giá của các cơ quan chức năng, nếu thời tiết thuận lợi như hiện nay, niên vụ 2012 – 2013, các tỉnh Tây Nguyên có khả năng đạt sản lượng từ 1 triệu tấn cà phê nhân trở lên.