THỊ TRƯỜNG

Thị trường cao su dần sáng sủa

Ngày đăng: 03 | 05 | 2012

Cuối năm 2011, từ chỗ giao dịch cao su có lúc gần như “tê liệt”, chỉ còn ở mức khoảng 68 triệu đồng/tấn, nhiều Cty cao su lo ngay ngáy vì lượng cao su tồn kho khá lớn do tiêu thụ khó khăn, có Cty tồn tới 7.000 tấn. Thế nhưng, sang quí 1/2012 và đến nay tình hình sáng sủa hẳn lên, giá cao su tăng mạnh trở lại gần 30%.

Chủng loại SVR 3L đạt 3.228 USD/tấn (65 triệu/tấn) vào tháng 1 và đạt 3.760 USD/tấn (75 triệu/tấn) vào tháng 4, tăng 16,5%, tức khoảng 10 triệu đồng/tấn so với đầu năm 2012. Nhưng nếu so với tháng 2/2011 với mức giá kỷ lục 5.900 USD/tấn (tức 120 triệu đồng/tấn) thì vẫn còn thấp hơn nhiều!
Phó Thủ tướng Campuchia Yim Chhayly (thứ hai từ trái qua) xem mặt hàng mủ cao su XK của Cty Cao su Bà Rịa
Hiện nay, thương nhân Trung Quốc mua vào với số lượng lớn nên giá cao su XK sang Trung Quốc lên tới 23.800 NDT/tấn vào 2 tuần đầu tháng 4 này. Đặc biệt là các DN và thương gia Trung Quốc thuộc khu vực thị trường các tỉnh Quảng Tây, Quảng Đông, Phúc Kiến, nơi có nhiều nhà máy sản xuất săm lốp ô tô, tham gia vào lực lượng NK cao su thiên nhiên của VN đang tăng đáng kể.
Hàng ngày vẫn có khoảng từ 30 đến 40 đơn vị pháp nhân có đủ điều kiện NK loại nguyên liệu chiến lược này từ VN qua cửa khẩu Móng Cái. Các DNXK trong nước cũng đang tăng sản lượng giao dịch hàng ngày lên hơn 700 tấn.
Dự báo vào tháng 5 và tháng 6 tới, khi các khách hàng Thượng Hải, Thiên Tân, Liêu Ninh (Trung Quốc) quay trở lại để tiếp tục ký các hợp đồng NK khi các Cty cao su bước vào mùa khai thác mới thì sản lượng giao dịch sẽ tăng lên trên 1.000 tấn/ngày. Nhưng về giá theo dự đoán của Ban quản lý cửa khẩu Móng Cái (Quảng Ninh), do sức ép của các cơ quan quản lý Nhà nước của Trung Quốc không cho giá tăng hơn nữa, nên giá khó thể vượt mức 80 triệu tấn/tấn trong 1 - 2 tháng tới.
Mặt khác, theo bà Trần Thị Thúy Hoa – Tổng Thư ký Hiệp hội Cao su VN (VRA), dù VN đứng thứ 4 thế giới về XK cao su nhưng các nhà NK thường ưu tiên lựa chọn nguồn hàng từ Malaysia, Indonesia, Thái Lan… với giá cao, trong khi hàng chúng ta lại bị chê là hàng phẩm cấp thấp nên giá XK thường thấp hơn từ 2-5%. Nguyên nhân chính là do một số DN trong nước chưa ổn định chất lượng sản phẩm và cũng chưa đảm bảo giao hàng đúng hạn, đúng lượng nên khách hàng thường lấy lý do này để mua với giá thấp. Ngoài ra, còn có tình trạng tranh mua tranh bán giữa các DN trong nước, đầu vào của cao su XK không được kiểm soát khiến chất lượng sụt giảm nghiêm trọng. Đặc biệt là hiện tượng pha hóa chất “lạ” vào mủ cao su như NNVN đã nêu vào tháng 9/2011.
“Ngay từ thời điểm ấy, chúng tôi đã đề nghị Bộ NN-PTNT những giải pháp kiểm soát, ngăn chặn và xử lý nghiêm những hành vi pha trộn tạp chất làm ảnh hưởng đến chất lượng mủ cao su, đồng thời cũng đề xuất Bộ Công thương và Ban quản lý cảng có những giải pháp ngăn chặn nạn rút ruột container...”- bà Hoa nói.
Theo Tổ chức Nghiên cứu cao su Quốc tế (IRSG), nhu cầu cao su cả thiên nhiên lẫn tổng hợp trên thế giới năm nay sẽ tăng lên mức 27,5 triệu tấn (năm 2011 đạt 25,5 triệu tấn). Trong khi đó, Hiệp hội Các nước SX cao su tự nhiên (ANRPC) dự báo mức tăng trưởng của ngành cao su tự nhiên năm 2012 sẽ tăng trong khoảng từ 2,8-3,8%, như vậy cung vẫn tăng chậm hơn cầu.
Chú trọng thị trường nội địa khi thị trường thế giới biến động cũng là một trong những giải pháp được đề ra. Trong năm 2012, Tập đoàn Công nghiệp cao su VN (VRG) cam kết sẵn sàng ký kết các hợp đồng bán cao su nguyên liệu cho các DNSX sản phẩm cao su công nghiệp thuộc Tập đoàn Hóa chất cũng như các DN khác trong nước.
VRG đã ký một biên bản thoả thuận với Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (VINACHEM) trong năm nay sẽ cung ứng cho VINACHEM khoảng 28.500 tấn cao su các loại. Thoả thuận nói trên nằm trong kế hoạch tăng cường tiêu thụ nội địa của VRG, nhất là trong bối cảnh XK cao su năm 2012 được các chuyên gia dự báo sẽ gặp khó khăn.
Theo Nông nghiệp Việt Nam

Nguồn: http://nongnghiep.vn/nongnghiepvn/72/1/15/94036/Thi-truong-cao-su-dan-sang-sua.aspx

NỘI DUNG KHÁC

Thị trường phân bón: Nỗi lo kép

3-5-2012

Hiện các tỉnh phía Bắc đang bước vào thời kỳ chăm sóc lúa đông xuân nên nhu cầu sử dụng phân bón của nông dân tăng lên đáng kể, kéo theo đó là tình trạng giá phân bón đột ngột tăng sau một thời gian giảm. Bên cạnh nỗi lo tăng chi phí sản xuất, nông dân còn đối mặt với tình trạng phân bón giả.

“Chiêu” dìm giá của giới đầu cơ hồ tiêu quốc tế

25-4-2012

Mới đây, Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC) đưa ra dự báo: sản lượng hồ tiêu Việt Nam vụ 2012 sẽ đạt kỷ lục lên tới 140.000 tấn, tăng tới trên 30.000 tấn so với năm 2011, khiến thị trường tiêu toàn cầu bị tác động. Giá tiêu tại thị trường trong nước cũng bị ảnh hưởng.

Gạo Việt vào Trung Quốc: Vừa xuất vừa lo

25-4-2012

Trung Quốc là quốc gia tiêu thụ rất lớn nông sản nói chung và mặt hàng gạo nói riêng, nhưng tiếp cận được thị trường này là điều không đơn giản, do khó lường trước những quyết sách và thông tin thị trường.

Nhiều thương hiệu nông sản đang bị xâm hại: Tự đánh mất mình

24-4-2012

Việt Nam có khoảng 800 sản phẩm nông sản nổi tiếng ở hầu hết các địa phương. Đến nay, mới chỉ có 59 nhãn hiệu tập thể, 12 nhãn hiệu chứng nhận và 24 chỉ dẫn địa lý được đăng ký bảo hộ. Nhiều thương hiệu đang bị xâm hại, có khả năng biến mất...

Nuôi cá tra: Vì sao lỗ nhiều hơn lãi?

23-4-2012

Xuất khẩu cá tra liên tục tăng lên trong những năm qua, và năm nay hoàn toàn có thể đạt mốc 2 tỷ USD. Nhưng người nuôi cá tra trong 5 năm qua lại thường ở trong tình trạng lỗ nhiều hơn lãi.

Cảnh báo việc giảm giá xuất khẩu cá tra

23-4-2012

Hiện, do tồn kho lớn và đói vốn nên nhiều doanh nghiệp xuất khẩu cá tra Việt Nam đã thi nhau chào bán sản phẩm giá thấp, nhất là tại 2 thị trường nhập khẩu lớn nhất là Mỹ và EU. Điều này không chỉ dễ đẩy các doanh nghiệp vi phạm luật pháp của các nước nhập khẩu, rơi vào vòng kiện tụng, mà còn khiến “con cá vàng” của thủy sản Việt Nam dần mất đi hình ảnh và uy tín.

Loay hoay với bảo hiểm trên tôm nuôi

20-4-2012

Ở khu vực ĐBSCL, sau hơn 1 năm thực hiện, nhiều địa phương mới đang loay hoay tập huấn cán bộ, khảo sát địa bàn, còn nông dân dè dặt tiếp cận.

Thả nổi chất lượng nông sản

19-4-2012

Mặc dù là một nước nông nghiệp, có nhiều sản phẩm nông sản xuất khẩu chủ lực, mang lại giá trị kim ngạch khá cao nhưng do sản xuất thủ công, manh mún nên chúng ta đang tỏ ra yếu kém trong việc kiểm soát chất lượng nông sản xuất khẩu, thời gian gần đây liên tục có các lô hàng nông sản bị trả về. Trong khi đó, nông sản nhập khẩu cũng đang làm nhiều người dân lo lắng vì không có một hàng rào đủ mạnh để kiểm soát về chỉ tiêu an toàn vệ sinh thực phẩm.

Ngành mía đường trước nguy cơ thua lỗ

19-4-2012

Những năm gần đây, bài toán về cung cầu, giá cả, cơ chế của ngành mía đường đã được bàn thảo nhiều, nhưng đến giờ, việc nhập và xuất khẩu đường vẫn chưa tìm được tiếng nói chung, bởi doanh nghiệp (DN) tiêu thụ thì chỉ muốn nhập, còn DN sản xuất thì chỉ muốn xuất khẩu.

Giá nông sản giảm đồng loạt: Rẻ vẫn ế

17-4-2012

Cuối tháng 3 vừa qua các chuyên gia kinh tế dự báo tháng 4 sẽ có một đợt tăng giá mạnh do tác động của giá xăng dầu và nhiều chi phí đầu vào... Tuy nhiên, tình hình thị trường hiện nay đang cho thấy diễn biến trái ngược.

Thị trường gạo xuất khẩu đang thuận cho Việt Nam?

17-4-2012

Trong tháng 3/2012, giá lương thực toàn cầu đã tăng.

Nông sản Việt xuất khẩu: Vẫn còn kiểu làm ăn chụp giật

17-4-2012

Chữ “tín” của nông sản Việt chưa thực sự đứng vững trên trường quốc tế, bởi chúng ta đã nhận được cảnh báo về điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.