THỊ TRƯỜNG

Giá lúa tạm trữ, nông dân lãi không được 30%

Ngày đăng: 03 | 05 | 2012

Dù đã cam kết sẽ nâng giá thu mua lúa, đảm bảo cho nông dân có lãi tối thiểu 30% trong đợt mua tạm trữ 1 triệu tấn quy gạo vừa qua (15/3-30/4) nhưng thực tế thị trường lại diễn ra không đúng như vậy.

Cầu tăng, giá vẫn lình xình
Sau khi được vực dậy ở tuần trước thì hiện giá lúa gạo tiếp tục diễn biến khá lình xình, dù tình hình xuất khẩu gạo đã được khơi thông trở lại khi Việt Nam liên tiếp có được nhiều hợp đồng xuất khẩu từ tháng 3 đến nay.
Thông tin từ Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cho biết, tính đến cuối tháng 4 Việt Nam đã ký được hợp đồng xuất khẩu gạo đạt trên 4,2 triệu tấn. Riêng trong tháng 3 - thời điểm triển khai chương trình mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo, Việt Nam đã ký được hợp đồng xuất khẩu gần 2 triệu tấn. Đặc biệt đối với thị trường Trung Quốc, lượng gạo ký hợp đồng xuất khẩu chính ngạch đến nay đã đạt gần 800.000 tấn và ước tính có khoảng 500.000 - 600.000 tấn gạo được bán tiểu ngạch sang thị trường này. 
Chương trình mua tạm trữ lúa gạo lần này không kéo nổi giá lúa gạo nội địa đi lên. Trong ảnh là nông dân huyện Cai Lậy, Tiền Giang đang phơi lúa chuẩn bị đem đi xay xát
 
Dù tình hình xuất khẩu đã nhộn nhịp trở lại nhưng theo các doanh nghiệp lẫn thương lái kinh doanh lúa gạo tại thị trường chợ Bà Đắc, huyện Cái Bè và khu vực xã Tân Bình, huyện Cai Lậy, Tiền Giang, hiện giá lúa diễn biến khá lình xình. Cụ thể, lúa IR 50404 tươi có giá 4.500 - 4.600 đồng/kg; lúa IR 50404 khô có giá 5.200 - 5.300 đồng/kg. Đối với các loại lúa hạt dài như OM 5451, OM 4900, OM 4218 có giá dao động 4.700 - 5.500 đồng/kg (tùy loại khô hay tươi).
Ông Dương Văn Mến, thương lái mua lúa tại huyện Lấp Vò, Đồng Tháp cho biết, hiện gạo nguyên liệu của giống IR 50404 có giá 6.800 - 6.900 đồng/kg; 7.300 - 7.400 đồng/kg đối với gạo nguyên liệu của các loại lúa hạt dài. Gạo thành phẩm của giống IR 50404 có giá dao động từ 7.700 - 7.800 đến 8.200 - 8.300 đồng/kg (tùy chất lượng gạo có thể dùng chế biến gạo 5%,15% tấm hay 25% tấm) và dao động từ 8.400 - 8.500 đồng/kg đối với gạo hạt dài.
Liệu có lợi nhuận tối thiểu 30%?
Việc giá lúa gạo vẫn dao động ở mức thấp, thậm chí có lúc giảm mạnh trong thời gian thực hiện mua tạm trữ cho thấy chương trình tạm trữ lần này không giúp ích nhiều cho thị trường lúa gạo và thu nhập của nông dân trồng lúa.
Thực tế, tại nhiều địa phương khu vực ĐBSCL nông dân đành phải chấp nhận bán lúa giá thấp hơn 5.000 đồng/kg (lúa khô), lợi nhuận không đảm bảo ở con số mà chương trình cam kết tối thiểu là 30%.
Theo báo cáo chính thức của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đồng Tháp, giá thành sản xuất lúa vụ đông xuân này ở Đồng Tháp lên đến 4.200 đồng/kg. Lý do khiến chi phí sản xuất tăng cao là do ảnh hưởng xấu của thời tiết, mưa trái mùa xuất hiện.
Ông Dương Nghĩa Quốc, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đồng Tháp cho biết, với giá mà nông dân bán được (4.900-5.100 đồng/kg lúa IR 50404 khô), sau khi trừ đi các khoản chi phí nông dân có lãi chỉ 20%, thấp hơn rất nhiều so với con số bảo đảm là 30% như VFA đã nói khi thực hiện mua tạm trữ.
Theo khẳng định của nhiều bà con nông dân, chi phí sản xuất vụ đông xuân năm nay tăng rất cao, đặc biệt đối với chi phí thu hoạch lúa đã tăng gấp 3-4 lần so với các vụ trước nên lợi nhuận của họ giảm mạnh, xuống dưới con số 30%.
Theo Thời báo Kinh tế Sài Gòn

NỘI DUNG KHÁC

Thiếu hay thừa đường: Hiệp hội mía đường nói ngược Bộ NN&PTNT

3-5-2012

Trước dự báo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) rằng đến tháng 8,9 năm nay Việt Nam sẽ thiếu hụt đường, Hiệp hội mía đường Việt Nam lại cho rằng, nguồn cung trong nước đủ đáp ứng nhu cầu trước khi vào vụ đường 2012/13.

Thực phẩm biến đổi gen: Qua mặt quản lý, bán tràn lan

3-5-2012

Ngoài thị trường, sản phẩm từ GMO lại được chính cơ quan quản lý xác nhận là đã vào Việt Nam từ lâu. Hơn nữa, nó còn qua mặt nhà quản lý tràn lan trên thị trường, tranh chiếm đất với hàng đã kiểm duyệt.

Thị trường cao su dần sáng sủa

3-5-2012

Cuối năm 2011, từ chỗ giao dịch cao su có lúc gần như “tê liệt”, chỉ còn ở mức khoảng 68 triệu đồng/tấn, nhiều Cty cao su lo ngay ngáy vì lượng cao su tồn kho khá lớn do tiêu thụ khó khăn, có Cty tồn tới 7.000 tấn. Thế nhưng, sang quí 1/2012 và đến nay tình hình sáng sủa hẳn lên, giá cao su tăng mạnh trở lại gần 30%.

Thị trường phân bón: Nỗi lo kép

3-5-2012

Hiện các tỉnh phía Bắc đang bước vào thời kỳ chăm sóc lúa đông xuân nên nhu cầu sử dụng phân bón của nông dân tăng lên đáng kể, kéo theo đó là tình trạng giá phân bón đột ngột tăng sau một thời gian giảm. Bên cạnh nỗi lo tăng chi phí sản xuất, nông dân còn đối mặt với tình trạng phân bón giả.

“Chiêu” dìm giá của giới đầu cơ hồ tiêu quốc tế

25-4-2012

Mới đây, Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC) đưa ra dự báo: sản lượng hồ tiêu Việt Nam vụ 2012 sẽ đạt kỷ lục lên tới 140.000 tấn, tăng tới trên 30.000 tấn so với năm 2011, khiến thị trường tiêu toàn cầu bị tác động. Giá tiêu tại thị trường trong nước cũng bị ảnh hưởng.

Gạo Việt vào Trung Quốc: Vừa xuất vừa lo

25-4-2012

Trung Quốc là quốc gia tiêu thụ rất lớn nông sản nói chung và mặt hàng gạo nói riêng, nhưng tiếp cận được thị trường này là điều không đơn giản, do khó lường trước những quyết sách và thông tin thị trường.

Nhiều thương hiệu nông sản đang bị xâm hại: Tự đánh mất mình

24-4-2012

Việt Nam có khoảng 800 sản phẩm nông sản nổi tiếng ở hầu hết các địa phương. Đến nay, mới chỉ có 59 nhãn hiệu tập thể, 12 nhãn hiệu chứng nhận và 24 chỉ dẫn địa lý được đăng ký bảo hộ. Nhiều thương hiệu đang bị xâm hại, có khả năng biến mất...

Nuôi cá tra: Vì sao lỗ nhiều hơn lãi?

23-4-2012

Xuất khẩu cá tra liên tục tăng lên trong những năm qua, và năm nay hoàn toàn có thể đạt mốc 2 tỷ USD. Nhưng người nuôi cá tra trong 5 năm qua lại thường ở trong tình trạng lỗ nhiều hơn lãi.

Cảnh báo việc giảm giá xuất khẩu cá tra

23-4-2012

Hiện, do tồn kho lớn và đói vốn nên nhiều doanh nghiệp xuất khẩu cá tra Việt Nam đã thi nhau chào bán sản phẩm giá thấp, nhất là tại 2 thị trường nhập khẩu lớn nhất là Mỹ và EU. Điều này không chỉ dễ đẩy các doanh nghiệp vi phạm luật pháp của các nước nhập khẩu, rơi vào vòng kiện tụng, mà còn khiến “con cá vàng” của thủy sản Việt Nam dần mất đi hình ảnh và uy tín.

Loay hoay với bảo hiểm trên tôm nuôi

20-4-2012

Ở khu vực ĐBSCL, sau hơn 1 năm thực hiện, nhiều địa phương mới đang loay hoay tập huấn cán bộ, khảo sát địa bàn, còn nông dân dè dặt tiếp cận.

Thả nổi chất lượng nông sản

19-4-2012

Mặc dù là một nước nông nghiệp, có nhiều sản phẩm nông sản xuất khẩu chủ lực, mang lại giá trị kim ngạch khá cao nhưng do sản xuất thủ công, manh mún nên chúng ta đang tỏ ra yếu kém trong việc kiểm soát chất lượng nông sản xuất khẩu, thời gian gần đây liên tục có các lô hàng nông sản bị trả về. Trong khi đó, nông sản nhập khẩu cũng đang làm nhiều người dân lo lắng vì không có một hàng rào đủ mạnh để kiểm soát về chỉ tiêu an toàn vệ sinh thực phẩm.

Ngành mía đường trước nguy cơ thua lỗ

19-4-2012

Những năm gần đây, bài toán về cung cầu, giá cả, cơ chế của ngành mía đường đã được bàn thảo nhiều, nhưng đến giờ, việc nhập và xuất khẩu đường vẫn chưa tìm được tiếng nói chung, bởi doanh nghiệp (DN) tiêu thụ thì chỉ muốn nhập, còn DN sản xuất thì chỉ muốn xuất khẩu.