ĐỐI THOẠI CHÍNH SÁCH

DN FDI và câu chuyện lỗ giả, lãi thực

Ngày đăng: 28 | 09 | 2011

Báo giới trong nước được một phen “giật mình” khi Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn thông báo bên lề một cuộc hội thảo mới đây về chính sách thuế cho DN.

Theo ông Tuấn thì từ việc kiểm tra gần 500 DN có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) báo lỗ, cơ quan chức năng đã kết luận hơn 3.600 tỷ đồng báo lỗ không đúng thực chất, tăng thu ngân sách khoảng 1.200 tỷ đồng.
Thực ra, việc các DN FDI có dấu hiệu “chuyển giá”, tức là liên tục báo lỗ tại Việt Nam và chuyển lợi nhuận về Cty mẹ ở nước ngoài, nơi có thuế suất thấp hơn để đóng thuế, đã được cảnh báo từ lâu. Tuy nhiên, chưa có cơ quan quản lý Nhà nước nào, mà cụ thể nhất ở đây là Bộ Tài chính đưa ra giải pháp loại trừ hữu hiệu.
Động thái mới nhất để ngăn chặn là việc đầu năm nay, cơ quan này quyết định kiểm tra 82 DN FDI thường xuyên báo lỗ. Ngay sau khi danh sách được công bố, nhiều DN đã báo lãi. Ngạc nhiên đến khó hiểu!
Nghịch lý là trong nhiều năm nay, có đến 40-60% DN FDI kêu lỗ liên tục, thậm chí còn lỗ nặng. Ấy vậy mà nhiều DN vẫn không ngừng mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh. Cá biệt, có DN FDI ở Bình Dương, sau 5 năm báo lỗ đến 50% vốn chủ sở hữu, lại mở rộng quy mô DN lên 300%. Thực trạng này như một “điệp khúc” không chỉ tái diễn một vài năm, mà kéo dai dẳng cả chục năm nay.
Chẳng cần có con mắt “nghiệp vụ” sắc sảo gì, cách đây chừng 10 năm, một lãnh đạo Cục thuế TP.HCM đã nghi ngờ có dấu hiệu gian lận khi gần một nửa DN FDI ở TP công bố bị thua lỗ. Vậy tại sao Bộ Tài chính và ngành thuế không “ra tay” ngay, ngoại trừ một số cuộc điều tra số lượng nhỏ DN bị nghi ngờ? Phải chăng vì họ quá giỏi, quá nhiều chiêu “tinh vi” biến lỗ giả thành lãi thật để qua mặt ngành thuế?
Theo nhiều chuyên gia kinh tế, việc chuyển giá của DN FDI qua mặt cơ quan thuế chẳng khác nào "con voi chui qua lỗ kim". Thực ra, “võ công” của họ không đến mức… thâm hậu gì, có thể “bắt bài” được ngay. Đó là khai khống chi phí đầu tư ban đầu, giá nguyên liệu, vật tư NK và khai thấp giá XK để chuyển giá ra nước ngoài.
Trước đó, Bộ Tài chính dự kiến sẽ kiểm tra 700 DN FDI từng báo lỗ trong năm 2010, nhằm phát hiện và ngăn chặn tình trạng báo lỗ giả để trốn thuế thu nhập DN. Nếu cuộc “ra quân” này thắng lợi, hy vọng ngân sách Nhà nước sẽ thu được thêm hàng nghìn tỷ đồng tiền thuế. Tuy vậy, tới thời điểm này, việc “sờ gáy” 700 DN báo cáo lỗ mới chỉ là “ý định” của Bộ Tài chính. Dư luận cho rằng, ngay cả khi ý định đó được thay bằng hành động thì cũng là quá muộn màng.
Những DN FDI gian dối biến lỗ thành lãi, chẳng những không mang lợi ích gì cho kinh tế nước ta, mà còn gây thất thu khoản thuế lớn và để lại nhiều hậu quả tai hại. Họ dễ dàng “qua mặt” cơ quan quản lý nhà nước biến lỗ thành lãi vì lọt qua “lỗ hổng” quản lý của ngành tài chính.
Việt Nam đã mở cửa thu hút DN FDI từ hơn chục năm nay. Với việc phát hiện hàng nghìn tỷ đồng trốn thuế chỉ trong thời gian ngắn, thì từ trước đến nay, con số thất thoát sẽ là bao nhiêu? Câu hỏi này chắc chắn không trả lời được. Nhưng câu chuyện, bao giờ lỗ hổng quản lý này được khỏa lấp, chẳng lẽ cơ quan quản lý nhà nước cũng chấp nhận nhắm mắt, bó tay?
Theo Nông nghiệp Việt Nam

Nguồn: http://nongnghiep.vn/nongnghiepvn/72/1/77/84354/DN-FDI-va%CC%80-cau-chuye%CC%A3n-lo%CC%83-gia%CC%89-la%CC%83i-thu%CC%A3c.aspx

NỘI DUNG KHÁC

Giải pháp để tăng tốc xuất khẩu cà phê: Cốt lõi là sự đoàn kết của các doanh nghiệp

28-9-2011

Cà phê là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam với kim ngạch năm nay dự kiến đạt 2,6 tỉ USD.

Để các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh cà phê trong nước giành thị phần

27-9-2011

Ở Đắk Lắk, cứ vào niên vụ thu hoạch cà phê, các doanh nghiệp nước ngoài thường thông qua các đại lý, doanh nghiệp trong nước tổ chức thu mua, gom hàng, chiếm hơn 50% thị phần thu mua cà phê nhân xuất khẩu ở Đắk Lắk.

Ngành gỗ “đói” nguyên liệu

27-9-2011

Mặc dù cả nước hiện có 3 triệu ha rừng nhưng nghịch lý là các nhà chế biến, xuất khẩu đồ gỗ trong nước đang phải nhập đến 80% gỗ nguyên liệu. Điều này không chỉ phản ánh sự không ổn định về nguyên liệu mà còn cho thấy giá trị gia tăng của đồ gỗ xuất khẩu Việt Nam không cao, ngành lâm nghiệp chưa phải là kinh tế mũi nhọn…

ILDEX Vietnam 2012 đem đến công nghệ mới cho ngành chăn nuôi

27-9-2011

Ngày 26/9, tại TP.HCM công ty TNHH MTV DV-QC và Triển lãm Minh Vi (VEAS) phối hợp với Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và PTNT) tổ chức buổi họp báo Triển lãm Thương mại quốc tế về chăn nuôi, sản xuất bơ sữa, chế biến thịt và nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam (ILDEX Việt Nam 2012).

Không khó kiểm soát

26-9-2011

"Doanh nghiệp nước ngoài được phép mua trực tiếp cà phê của dân nhưng mua với số lượng bao nhiêu, họ được đặt bao nhiêu điểm thu mua... là quyền của chúng ta".

Cà phê Việt thua trên sân nhà: Lựa chọn sống còn của doanh nghiệp cà phê Việt

26-9-2011

Không thể phủ nhận một số lợi ích trước mắt đối với nông dân khi doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (DN FDI) vào thu mua cà phê trực tiếp, song những lo ngại về lâu dài là hoàn toàn có cơ sở.

DN thủy sản miền Trung: Tìm đường nhập khẩu nguyên liệu

20-9-2011

Trước tình trạng nguyên liệu thủy sản trong nước thiếu hụt lại bị thương nhân Trung Quốc cạnh tranh mua ngay trên “sân nhà”, khiến nhiều doanh nghiệp chế biến thủy sản đang thiếu nguyên liệu trầm trọng và biện pháp mà các doanh nghiệp này lựa chọn là nhập khẩu nguyên liệu.

Mỹ luôn mở cửa cho hàng xuất khẩu Việt Nam

20-9-2011

Ông Suresh Kumar, trợ lý Bộ trưởng Thương mại Mỹ phụ trách xúc tiến thương mại, nói rằng Mỹ sẽ tiếp tục mở cửa thị trường cho các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam đáp ứng các điều kiện về chất lượng, vì Việt Nam được chọn là một trong các thị trường ưu tiên trong Sáng kiến xuất khẩu quốc gia của chính quyền tổng thống Barack Obama.

Doanh nghiệp Việt đầu tư 601 dự án ra nước ngoài

20-9-2011

Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài, tính tới thời điểm giữa tháng 9.2011 đã có 601 dự án của doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra ngoài lãnh thổ với tổng mức đầu tư đăng ký hơn 10 tỷ USD và vốn thực hiện đạt hơn 2 tỷ USD.

Thực hiện NĐ 109/2010/NĐ-CP: Các doanh nghiệp cần mở rộng liên kết

20-9-2011

Nhằm sắp xếp lại hoạt động sản xuất, kinh doanh gạo, thúc đẩy doanh nghiệp (DN) trong nước nâng cao năng lực cạnh tranh, Chính phủ đã ban hành Nghị định 109/2010/NĐ-CP . Theo đó, từ ngày 1/10/2011, thương nhân không có giấy chứng nhận sẽ không được tham gia kinh doanh xuất khẩu gạo.

Sẽ tạm trữ ít nhất 300.000 tấn cà phê trong niên vụ tới

19-9-2011

Trong khi nhiều doanh nghiệp nước ngoài đang đẩy mạnh thu mua tạm trữ cà phê tại Việt Nam thì nhiều doanh nghiệp trong nước vẫn đứng ngoài cuộc.

Tôm thẻ chân trắng - người ôm hận, kẻ đam mê: Sân chơi của công ty tôm giống

19-9-2011

Nhu cầu giống nuôi, thức ăn, thuốc thủy sản cho con tôm thẻ chân trắng đang thúc giục doanh nghiệp chen nhau kinh doanh lĩnh vực này. Và “sân chơi” đang chủ yếu dành cho công ty nước ngoài.