HỘI THẢO

Ở biệt thự, đi ô tô từ kinh tế trang trại

Ngày đăng: 07 | 04 | 2011

Nhiều người dân huyện Quỳnh Phụ (Thái Bình) biết đến anh Đặng Xuân Chính, người có nhiều đóng góp cho việc phát triển chăn nuôi lợn ngoại của huyện, người ở biệt thự, đi ô tô đời mới nhờ làm trang trại chăn nuôi.

Rời thị trấn về quê
 
Anh Chính sinh năm 1959 tại thị trấn Quỳnh Côi, huyện Quỳnh Phụ. Sau 17 năm trong quân ngũ (1972 – 1989), anh về tiếp tục lái xe cho Phòng Thuỷ lợi của huyện gần 10 năm sau đó nghỉ chế độ. Lúc đó, chị Huê vợ anh làm ở Phòng Giáo dục cũng nghỉ mất sức. Tiện nhà mặt đường, anh chị mở đại lý bán thức ăn gia súc cho hãng CP Thái Lan. Do việc kinh doanh khá tốt, anh được Công ty cho tham quan trang trại chăn nuôi bên Thái Lan, Malaixia, Trung Quốc. Anh đã học tập được cách quản lý, một số tiến bộ kỹ thuật về chăn nuôi và anh suy nghĩ phải chăn nuôi theo mô hình của họ mới có hiệu quả cao.
 
 
Tuy nhiên anh chưa có điều kiện về đất đai, vốn để mở trang trại. Vì thấy chăn nuôi lợn ngoại theo mô hình trang trại có lãi nên anh đã tư vấn, hỗ trợ về giống, thức ăn của Công ty cho nhiều gia đình. Đến nay hơn 80 gia đình trong huyện đã được anh giúp chăn nuôi lợn nái ngoại theo quy mô gia trại, trang trại có hiệu quả như ông Dự, ông Sỹ (xã An Vinh); ông Xuân, ông Bản (Quỳnh Minh); ông Sơn (An Lễ); ông Dừng (Quỳnh Mỹ)…
 
Nhìn vợ chồng anh đi xe hơi, ở biệt thự nhiều người đều thán phục. Anh là tấm gương về ý chí, nghị lực làm giầu cho nhiều nông dân trong và ngoài tỉnh học tập.
Bên cạnh cung cấp thức ăn, con giống anh Chính còn ký kết với Công ty XNK Hải Phòng để thu mua lợn thịt của các gia trại, trang trại cung cấp cho Công ty. Thực hiện ý tưởng làm trang trại chăn nuôi anh đã vừa làm vừa đi học thêm lớp Trung cấp chăn nuôi thú y ở Nam Định. Sau một thời gian kinh doanh đã có lưng vốn kha khá và khi đó ở xã Quỳnh Hoa (quê vợ anh) có vùng đất trũng cấy lúa kém hiệu quả, anh đã lập dự án trình UBND xã và UBND huyện xin thuê 10.500 m2 với thời gian 49 năm để làm trang trại chăn nuôi.
 
Năm 2005 được UBND huyện phê duyệt dự án anh vay thêm vốn bạn bè và Ngân hàng Đầu tư phát triển trên 2 tỷ đồng xây 1.600 m2 chuồng, đào 3.000 m2 ao, còn lại trồng cây ăn quả, cây cảnh các loại. Anh đầu tư nuôi 120 lợn nái ngoại giống của Thái Lan. Cả gia đình anh đóng cửa nhà ở thị trấn về lăn lưng lao động tại quê, nơi đồng đất chua trũng. Nhiều người nghi ngờ về tính hiệu quả của dự án và ái ngại cho anh khi tuổi đã cao mà phải ăn ở, đi lại gặp nhiều khó khăn nơi vùng quê lầy thụt.
 
Từ lợn mà ra
 
Khi đã chủ động về kiến thức, kinh nghiệm, nguồn thức ăn và thị trường tiêu thụ, việc chăn nuôi theo hướng trang trại của anh khá thuận lợi. Đương nhiên công tác phòng dịch bệnh, bảo đảm vệ sinh môi trường anh rất chú trọng thực hiện các biện pháp phòng chống. Anh thường tuân thủ nghiêm lịch tiêm phòng vacxin, vệ sinh chuồng trại. Để phòng chống ô nhiễm môi trường anh sử dụng chế phẩm sinh học trộn lẫn thức ăn, xây 2 hầm biôga 50m3, đầu tư 270 triệu đồng xây 1 ao lớn thả bèo tây xử lý nước thải.
 
Với kỹ thuật và kinh nghiệm của anh, đàn lợn nái ngoại đẻ rất tốt, đàn lợn nuôi thịt tăng trọng nhanh. Toàn bộ số lợn đẻ ra có lúc anh bán giống, có khi nuôi bán lợn thịt. Từ năm 2005 lại đây, bình quân 1 năm anh xuất 90 – 120 tấn lợn thịt. Tuy năm 2007 và 2010 trang trại của anh cũng bị thiệt hại do dịch lợn tai xanh, dịch lở mồm long móng nhưng mỗi năm anh vẫn lãi 500 – 600 triệu đồng. Hiện nay đàn lợn nái ngoại của anh vẫn sinh sản tốt. Trang trại của anh thường xuyên đón khách đến tham quan học tập. Anh đã tạo việc làm cho 5 lao động với mức lương tháng 2,8 – 3,2 triệu đồng, đồng thời còn đào tạo công nhân kỹ thuật cho rất nhiều trang trại trong và ngoài tỉnh.
 
Từ hiệu quả chăn nuôi lợn ngoại theo hướng trang trại, anh đã xây biệt thự 3 tầng ngay cạnh trang trại với tiện nghi hiện đại đắt tiền như tivi màn hình lớn, máy điều hoà, máy mát xa xông hơi (gần 50 triệu đồng), xây khu bể bơi, sân cầu lông để công nhân vui chơi. Anh mua ô tô đời mới để tự lái đi giao dịch. Anh còn hỗ trợ kinh phí cho cô con gái cả đầu tư chăn nuôi trang trại tại xã và nuôi 2 cô con gái học Đại học Ngoại thương.
 
AGROINFO - Theo Báo Nông nghiệp Việt Nam

Nguồn: http://nongnghiep.vn/nongnghiepvn/vi-VN/61/158/2/19/19/76416/Default.aspx

NỘI DUNG KHÁC

Nông dân xung phong hiến đất, góp công

4-4-2011

Nhiều nông dân ở Hòa Bình đã xung phong hiến đất để xây dựng nhà văn hóa, góp tiền làm đường, góp sức làm cầu... Những đóng góp tích cực ấy đã và đang làm cho bộ mặt nông thôn ở Hoà Bình ngày một thay đổi.

Bình Định đột phá lúa lai?

1-4-2011

Với diện tích sản xuất lúa hàng năm từ 115.000-125.000 ha, mỗi năm Bình Định cần đến khoảng 15.000 tấn giống. Thực hiện chỉ đạo của Bộ NN-PTNT, trong những năm qua Bình Định thực hiện chuyển đổi nhiều diện tích SX 3 vụ bấp bênh sang SX 2 vụ/năm. Để bảo đảm an ninh lương thực, Bình Định luôn tìm tòi những giống lúa lai cho năng suất cao để đưa vào sản xuất.

Vĩnh Long: Khai thác xuất khẩu các mặt hàng có ưu thế cạnh tranh

1-4-2011

Tỉnh Vĩnh Long đẩy mạnh khai thác xuất khẩu các mặt hàng có ưu thế cạnh tranh như: sản phẩm may mặc, giày da, giày thể thao, hàng thủ công mỹ nghệ, trái cây đóng hộp...góp phần tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu.

Nam Định: Bảo vệ bền vững nguồn lợi thủy sản

1-4-2011

Bảo vệ bền vững nguồn lợi thủy sản là nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển ngành khai thác thủy sản Nam Định năm 2011; đồng thời phấn đấu sản lượng khai thác đạt 39.500 tấn thủy hải sản, trong đó khai thác biển đạt 37.600 tấn. Để hoàn thành hai mục mục tiêu trên, Nam Định thực hiện các giải pháp, gồm: Tăng cường quản lý, đảm bảo an toàn tàu cá; củng cố việc tổ chức sản xuất và khai thác hải sản; phát triển nguồn lực cho khai thác thủy sản; hoàn thiện cơ sở hậu cần nghề cá...

Bến Tre: Mưa trái mùa làm hàng ngàn tấn muối bị tan chảy

31-3-2011

Trong những ngày qua, mưa trái mùa xuất hiện làm hàng ngàn tấn muối tan chảy, gây thiệt hại cho diêm dân ở hai huyện Ba Tri và Bình Đại (Bến Tre). Lượng muối bị thiệt hại từ ba nguồn: Đã thu hoạch nhưng chưa kịp đưa vào kho vì còn chứa muối của mùa trước; muối mùa này đang kết hạt trên ruộng và lượng nước biển phơi nhiều ngày đã sánh lại, chuẩn bị kết hạt. Không chỉ mất muối, diêm dân còn vất vả và tốn công sức, chi phí sửa lại khuôn, ao, sân muối mới tiếp tục sản xuất được.

Ly nông không ly hương

31-3-2011

Tuy xã Ấm Hạ (Hạ Hoà, Phú Thọ) mới có 25 hộ mở xưởng sản xuất bóc ván gỗ công nghiệp, nhưng đã tạo công ăn việc làm ổn định cho hàng trăm lao động. Một trong yếu tố phát triển nghề là đồng vốn Ngân hàng CSXH.

Hà Giang: Trồng cao su, thu hoạch...củi

23-3-2011

Khí hậu khắc nghiệt, đặc biệt đợt rét đậm, rét hại kéo dài vừa qua như một gáo nước lạnh dội vào "chương trình trọng điểm" của tỉnh Hà Giang khi hơn một nghìn hecta cao su được chăm bẵm, nâng niu suốt mấy năm trời phần lớn đã bị... hạ gục.

Bình Minh (Vĩnh Long): Phát triển kinh tế từ trái thanh trà

23-3-2011

Xuất hiện theo đúng chu kỳ, từ gần tếtcho tới hết tháng 3 âm lịch hàng năm là mùa thu hoạch trái thanh trà. Mùa này, khắp các ngã đường ở huyện Bình Minh, nhất là dọc theo Quốc lộ 54 và đường dẫn vào cầu Cần Thơ, đâu đâu cũng thấy màu vàng rực của loại trái cây đặc sản này.

Quảng Bình :Khuyến công, tạo động lực phát triển tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn

23-3-2011

Sau gần 7 năm thực hiện Nghị định 134/2004/NĐ-CP ngày 9/6/2004 quy định khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn, sự phát triển nghề, làng nghề và cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn (CNNT) với các loại hình như HTX tiểu thủ công nghiệp (TTCN), doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp tư nhân... ở Quảng Bình đã có những khởi sắc đáng kể.

Bà Rịa- Vũng Tàu: Tiêu thụ muối gặp nhiều khó khăn

21-3-2011

Vụ muối 2010-2011, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu có khoảng 1.200ha làm muối, diện tích nhiều nhất là ở thị trấn Long Điền, huyện Long Điền và phường 12, thành phố Vũng Tàu. Thời điểm này, giá muối đang xuống thấp, chỉ còn khoảng 500 đồng/kg muối thường và 800 đồng/kg muối sạch. Tuy nhiên, việc tiêu thụ lại gặp quá nhiều khó khăn.

Hướng đi mới cho nghề nuôi cá tra ở An Giang

18-3-2011

Với khoảng 1.200 ha, An Giang là tỉnh có diện tích nuôi cá tra lớn thứ hai ở đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL) chỉ sau Ðồng Tháp. Hiện tại, nghề nuôi cá tra gặp nhiều khó khăn do thiếu sự liên kết. Khắc phục điểm yếu này, tỉnh đang đẩy mạnh việc liên kết, trong đó chú trọng đến chuỗi liên kết dọc để nghề nuôi cá tra này phát triển bền vững.

Thanh long, cây làm giàu của nông dân Bình Thuận

18-3-2011

Thanh long hiện là cây làm giàu của hàng chục nghìn hộ nông dân ở Bình Thuận. Bình Thuận đang tiếp tục Phát triển cây thanh long để góp phần mang lại niềm vui, sự ấm no, giàu có cho bà con nông dân...