HỘI THẢO

Ly nông không ly hương

Ngày đăng: 31 | 03 | 2011

Tuy xã Ấm Hạ (Hạ Hoà, Phú Thọ) mới có 25 hộ mở xưởng sản xuất bóc ván gỗ công nghiệp, nhưng đã tạo công ăn việc làm ổn định cho hàng trăm lao động. Một trong yếu tố phát triển nghề là đồng vốn Ngân hàng CSXH.

Không phải ly hương
Xưởng bóc ván công nghiệp của gia đình anh Đoàn Trọng Tuyến, khu 5, có 14 công nhân vận hành máy cắt gỗ, máy bào và máy xoa mặt ván. Anh Lê Hải Đường - công nhân đứng máy cắt gỗ cho biết: “Công nhân đứng máy như em thu nhập hơn 2 triệu đồng/tháng. So với ngày công của thợ xây không bằng, nhưng không phải xa nhà và công việc đều...”.
Tuy mới xây dựng hơn năm nay, nhưng xưởng bóc ván gỗ công nghiệp của gia đình anh Quách Đức Hiền cũng thu hút 18 lao động. Khác với nhiều xưởng, anh Hiền trả lương cho công nhân theo ngày, giờ làm việc. Bình quân, công nhân làm việc tại xưởng nhận 80.000 đồng/người/ngày.
“Trung bình mỗi ngày xưởng bóc tách 10m3 gỗ. Giá thu mua gỗ nguyên liệu từ 980.000-1,2 triệu đồng/m3, giá bán ván bóc thành phẩm hiện nay 1,8 triệu đồng/m3, trừ chi phí, mỗi m3 gỗ lãi gần 100.000 đồng. Sau hơn 2 năm sản xuất, gia đình tôi sẽ thu hồi vốn đầu tư”- anh Hiền tính toán.
Bà Đỗ Thị Sang-Chủ tịch Hội ND xã Ấm Hạ cho biết, nghề bóc ván công nghiệp không chỉ tạo việc làm cho công nhân đứng máy, mà còn tạo ra hàng trăm việc làm ở các dịch vụ, công đoạn khác nhau. Trên địa bàn xã đã hình thành dịch vụ vật tư, vận chuyển gỗ, ván dăm. Riêng công đoạn bóc vỏ gỗ, phơi ván dăm cũng tạo việc làm cho hàng trăm lao động với ngày công từ 50.000-60.000 đồng.
Mở rộng nghề
Mở rộng nghề bóc ván gỗ công nghiệp là hướng phát triển của Ấm Hạ. Để hỗ trợ các hộ làm nghề, bên cạnh chương trình cho vay hộ SXKD vùng khó khăn, tháng 11.2010 thông qua Hội ND xã, Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Hạ Hoà đã giải ngân cho vay “Dự án chế biến lâm sản” tại Ấm Hạ.
Bà Đỗ Thị Sang, cho biết: “Trong số 25 hộ mở xưởng, nhiều hộ do thiếu vốn, nên chưa khai thác hết công suất máy móc nên số lao động, số việc làm tạo thêm cũng chưa tương xứng. Nguồn vốn vay ưu đãi 250 triệu đồng của “Dự án chế biến lâm sản” đã giúp 13 hộ thêm vốn mua nguyên liệu, máy móc”.
Trước khi chưa được vay vốn của Dự án chế biến lâm sản, xưởng của anh Đoàn Trọng Tuyến chỉ có 5-6 công nhân. Từ khi vay vốn ưu đãi, anh Tuyến đã tìm kiếm nguồn gỗ nguyên liệu giá rẻ hơn ở các tỉnh Yên Bái, Lào Cai. Công suất hoạt động của máy tăng lên và anh thuê thêm 8 lao động. Số người, thời gian làm việc của nhân công bóc vỏ, phơi ván dăm cũng tăng lên.
Anh Quách Đức Hiền, cho biết: “Tổng số tiền đầu tư mua máy mở xưởng của gia đình tôi hơn 500 triệu đồng. Vốn ưu đãi của Ngân hàng CSXH cộng với vốn tự có tôi đã mua thêm máy xoa ván, đẩy nhanh tiến độ, công suất bóc ván...”.
Tổng dư nợ 8 chương trình vốn tín dụng ưu đãi của Ngân hàng CSXH huyện Hạ Hoà hiện là 178 tỷ đồng, riêng xã Ấm Hạ trên 5,2 tỷ đồng.
AGROINFO – Theo Báo Nông thôn ngày nay

NỘI DUNG KHÁC

Hà Giang: Trồng cao su, thu hoạch...củi

23-3-2011

Khí hậu khắc nghiệt, đặc biệt đợt rét đậm, rét hại kéo dài vừa qua như một gáo nước lạnh dội vào "chương trình trọng điểm" của tỉnh Hà Giang khi hơn một nghìn hecta cao su được chăm bẵm, nâng niu suốt mấy năm trời phần lớn đã bị... hạ gục.

Bình Minh (Vĩnh Long): Phát triển kinh tế từ trái thanh trà

23-3-2011

Xuất hiện theo đúng chu kỳ, từ gần tếtcho tới hết tháng 3 âm lịch hàng năm là mùa thu hoạch trái thanh trà. Mùa này, khắp các ngã đường ở huyện Bình Minh, nhất là dọc theo Quốc lộ 54 và đường dẫn vào cầu Cần Thơ, đâu đâu cũng thấy màu vàng rực của loại trái cây đặc sản này.

Quảng Bình :Khuyến công, tạo động lực phát triển tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn

23-3-2011

Sau gần 7 năm thực hiện Nghị định 134/2004/NĐ-CP ngày 9/6/2004 quy định khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn, sự phát triển nghề, làng nghề và cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn (CNNT) với các loại hình như HTX tiểu thủ công nghiệp (TTCN), doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp tư nhân... ở Quảng Bình đã có những khởi sắc đáng kể.

Bà Rịa- Vũng Tàu: Tiêu thụ muối gặp nhiều khó khăn

21-3-2011

Vụ muối 2010-2011, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu có khoảng 1.200ha làm muối, diện tích nhiều nhất là ở thị trấn Long Điền, huyện Long Điền và phường 12, thành phố Vũng Tàu. Thời điểm này, giá muối đang xuống thấp, chỉ còn khoảng 500 đồng/kg muối thường và 800 đồng/kg muối sạch. Tuy nhiên, việc tiêu thụ lại gặp quá nhiều khó khăn.

Hướng đi mới cho nghề nuôi cá tra ở An Giang

18-3-2011

Với khoảng 1.200 ha, An Giang là tỉnh có diện tích nuôi cá tra lớn thứ hai ở đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL) chỉ sau Ðồng Tháp. Hiện tại, nghề nuôi cá tra gặp nhiều khó khăn do thiếu sự liên kết. Khắc phục điểm yếu này, tỉnh đang đẩy mạnh việc liên kết, trong đó chú trọng đến chuỗi liên kết dọc để nghề nuôi cá tra này phát triển bền vững.

Thanh long, cây làm giàu của nông dân Bình Thuận

18-3-2011

Thanh long hiện là cây làm giàu của hàng chục nghìn hộ nông dân ở Bình Thuận. Bình Thuận đang tiếp tục Phát triển cây thanh long để góp phần mang lại niềm vui, sự ấm no, giàu có cho bà con nông dân...

Gian nan phục hồi rừng Hoàng Liên

17-3-2011

Vụ cháy lịch sử VQG Hoàng Liên, Lào Cai đầu tháng 2/2010 được ghi nhận là lớn nhất nhiều năm trở lại đây khi thiêu rụi hơn 700 ha rừng. Một năm sau vụ hỏa hoạn, công việc khôi phục diện tích rừng bị cháy đang gặp không ít khó khăn và tiềm ẩn nguy cơ tái cháy.

Khánh Hòa: Mùa mía ngọt

17-3-2011

Trong khi người trồng mía tại Gia Lai đang khóc dở mếu dở vì các Nhà máy đường thu mua mía chậm khiến cho mía bị chết khô ảnh hưởng đến năng suất và chữ đường thì người trồng mía tại Khánh Hoà lại rất phấn khởi vì mía vừa được giá được mùa.

Trà Vinh: Nông dân được mùa, được giá

16-3-2011

Nông dân ở các huyện Cầu Kè, Trà Cú và Càng Long (tỉnh Trà Vinh) đã thu hoạch xong 15.000 ha lúa đông xuân xuống giống trong đợt I. Năng suất bình quân đạt gần 6 tấn/ha, tăng 0,4 tấn/ha so vụ lúa đông xuân trước. Đáng mừng là, lúa thu hoạch đúng vào thời điểm các doanh nghiệp xuất khẩu gạo ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long nói chung và Trà Vinh nói riêng đang triển khai mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo theo chỉ đạo của Chính phủ.

Lạng Sơn tạo “cú hích” thúc đẩy chăn nuôi phát triển

16-3-2011

Đàn bò của tỉnh Lạng Sơn tuy vẫn đang trên đà phát triển, nhưng đa phần các mô hình chăn nuôi trên địa bàn tỉnh là nhỏ lẻ, chất lượng của đàn vật nuôi chưa được chú trọng đúng mứcChính vì vậy việc cải tạo chất lượng đàn vật nuôi, đặc biệt là đàn bò là một nhiệm vụ đặt ra vừa cấp bách, vừa lâu dài đối với ngành chăn nuôi Lạng Sơn.

Nông dân Kon Tum điêu đứng vì nắng hạn

16-3-2011

Chúng tôi đến xã Đoàn Kết, thành phố Kon Tum (tỉnh Kon Tum), khi bà con nông dân ở đây đang dốc sức chống hạn. Ông Hồ Đình Tài, Chủ tịch HĐND xã cho biết: Vụ đông xuân năm nay cả xã gieo trồng 280ha lúa. Đến nay, đã có 17ha khô cháy. Nếu nắng nóng tiếp tục kéo dài thêm sẽ có 5 đến 10ha lúa tiếp tục khô cháy.

Bình Định: Trồng bắp lai nuôi cho bò sữa

15-3-2011

Ngày 9/3, Công ty cổ phần giống cây trồng miền Nam phối hợp với trang trại nuôi bò sữa Bình Định (Công ty TNHH Một thành viên bò sữa Việt Nam) tổ chức hội thảo đầu bờ mô hình trồng bắp lai làm thức ăn cho bò sữa tại địa bàn xã Cát Tài (huyện Phù Cát).