HỘI THẢO

Trà Vinh: Nông dân được mùa, được giá

Ngày đăng: 16 | 03 | 2011

Nông dân ở các huyện Cầu Kè, Trà Cú và Càng Long (tỉnh Trà Vinh) đã thu hoạch xong 15.000 ha lúa đông xuân xuống giống trong đợt I. Năng suất bình quân đạt gần 6 tấn/ha, tăng 0,4 tấn/ha so vụ lúa đông xuân trước. Đáng mừng là, lúa thu hoạch đúng vào thời điểm các doanh nghiệp xuất khẩu gạo ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long nói chung và Trà Vinh nói riêng đang triển khai mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo theo chỉ đạo của Chính phủ.

Do đó, thị trường lúa gạo trở nên sôi động, thương lái “đổ xô” về tận ruộng, cả ở vùng nông thôn sâu để mua lúa bán lại cho các doanh nghiệp, nên giá bán cao. Loại lúa thường hạt tròn ( IR.50404) đã làm sạch đủ chuẩn chế biến xuất khẩu hiện có giá từ 5.500- 5.600 đồng/kg. Theo tính toán của nông dân, với năng suất và giá cả như hiện nay, người trồng lúa thu lãi khoảng 16- 18 triệu đồng/ha; r iêng đối các hộ thâm canh tốt đạt năng suất 7- 8 tấn/ha, thực hiện chương trình 3 giảm 3 tăng… có mức lãi cao hơn nhiều.
 
Trà Vinh hiện còn khoảng 46.000 ha lúa đông xuân chưa thu hoạch, điều đáng lo ngại là ngoài khoảng 21.000 ha xuống giống trong đợt 2 đang bước vào thời kỳ thu hoạch rộ, số còn lại khoảng 25.000 ha xuống giống muộn đang trong thời kỳ đẻ nhánh, lại bị khô hạn, nước mặn bủa vây, bước đầu gây thiệt hại đáng kể. Chỉ tính riêng ở 3 huyện Trà Cú, Cầu Ngang và Châu Thành, hiện có khoảng 4.000 ha bị khô hạn, nước mặn xâm nhập gây thiệt hại từ 30%-70% diện tích, trong đó có một số diện tích bị thiệt hại nặng không còn khả năng cứu chữa, buộc phải phá bỏ. 

Trà Vinh đang tập trung chỉ đạo các ngành, các cấp có liên quan triển khai thực hiện nhiều biện pháp cấp bách bảo vệ lúa đông xuân muộn. Ngành nông nghiệp đã tăng cường cán bộ kỹ thuật xuống bám cơ sở, phối hợp cùng địa phương huy động tối đa các nguồn lực, khẩn trương nạo vét kênh mương, gia cố lại hệ thống bờ vùng, bờ thửa, đê bao ngăn mặn, trữ ngọt; tranh thủ những con nước rong hàng tháng lấy nước từ thượng nguồn về đồng ruộng để tiếp ngọt, rửa mặn…Riêng Công ty TNHH quản lý, khai thác các công trình thủy lợi phân công cán bộ trực ngày đêm, quản lý chặt việc vận hành các cống đầu mối trong việc ngăn mặn, tiếp ngọt… hạn chế tối đa thiệt hại do ảnh hưởng khô hạn và mặn xâm gây ra./.
 
AGROINFO – Theo TTXVN
 

NỘI DUNG KHÁC

Lạng Sơn tạo “cú hích” thúc đẩy chăn nuôi phát triển

16-3-2011

Đàn bò của tỉnh Lạng Sơn tuy vẫn đang trên đà phát triển, nhưng đa phần các mô hình chăn nuôi trên địa bàn tỉnh là nhỏ lẻ, chất lượng của đàn vật nuôi chưa được chú trọng đúng mứcChính vì vậy việc cải tạo chất lượng đàn vật nuôi, đặc biệt là đàn bò là một nhiệm vụ đặt ra vừa cấp bách, vừa lâu dài đối với ngành chăn nuôi Lạng Sơn.

Nông dân Kon Tum điêu đứng vì nắng hạn

16-3-2011

Chúng tôi đến xã Đoàn Kết, thành phố Kon Tum (tỉnh Kon Tum), khi bà con nông dân ở đây đang dốc sức chống hạn. Ông Hồ Đình Tài, Chủ tịch HĐND xã cho biết: Vụ đông xuân năm nay cả xã gieo trồng 280ha lúa. Đến nay, đã có 17ha khô cháy. Nếu nắng nóng tiếp tục kéo dài thêm sẽ có 5 đến 10ha lúa tiếp tục khô cháy.

Bình Định: Trồng bắp lai nuôi cho bò sữa

15-3-2011

Ngày 9/3, Công ty cổ phần giống cây trồng miền Nam phối hợp với trang trại nuôi bò sữa Bình Định (Công ty TNHH Một thành viên bò sữa Việt Nam) tổ chức hội thảo đầu bờ mô hình trồng bắp lai làm thức ăn cho bò sữa tại địa bàn xã Cát Tài (huyện Phù Cát).

Cà Mau: Nỗ lực nâng cao năng suất tôm - lúa

15-3-2011

Là tỉnh ven biển, Cà Mau có nhiều lợi thế để phát nuôi trồng thủy sản, nhất là sản xuất theo mô hình lúa-tôm. Tuy nhiên, thời gian qua năng suất nuôi tôm, trồng lúa của tỉnh tăng rất chậm và thấp xa so với các tỉnh trong khu vực. Ngành nông nghiệp tỉnh Cà Mau đã có nhiều nỗ lực để đưa năng suất tôm-lúa ra khỏi vùng trũng.

Sơn Dương (Tuyên Quang): Cây mía giúp dân xoá nghèo

7-3-2011

“Cứ sau mỗi vụ thu hoạch mía bộ mặt nông thôn lại thay đổi rất lớn. Nhà nào diện tích đất ít thì lâu thoát nghèo hơn, cây mía không chỉ giúp dân thoát nghèo mà còn làm giàu”. Đó là những tâm sự rất chân tình của ông cán bộ xã có diện tích đất trồng mía lớn nhất huyện Sơn Dương. Một trong những xã điển hình chứng minh cho lợi ích từ trồng cây mía.

Giúp nông dân sản xuất theo hướng bền vững

4-3-2011

TP Cần Thơ có 116.992 ha đất nông nghiệp, hệ số sử dụng đất gần 2,5. Hàng năm nông dân thành phố canh tác lúa khoảng 210.000 ha, sản lượng 1,1 – 1,2 triệu tấn/năm. Riêng năm 2010, với 208.897ha lúa, sản lượng đạt lỷ lục 1.231.040 tấn. Trong đó, trên 80% lúa chất lượng cao, đặc biệt là các giống lúa thơm đặc sản như Jasmine 85, VD20.

"Nút thắt” của làng nghề Phú Túc

4-3-2011

Xã Phú Túc (Phú Xuyên, Hà Nội) từng được ca ngợi là "làng tỉ phú" nhờ có nghề xuất khẩu hàng mây, tre đan. Nhưng hiện nay, hàng trăm cơ sở đang phải "đắp chiếu" hoặc sản xuất cầm chừng, sản phẩm làm ra không xuất khẩu được vẫn ứ đọng trong kho, hàng nghìn lao động không còn việc làm… Các doanh nghiệp đang kêu trời vì đã cạn vốn trong khi nguồn vốn hỗ trợ lãi suất chưa thể tiếp cận.

Xã Trung Tú (Ứng Hòa): No đủ nhờ trồng nấm

4-3-2011

Chưa đầy hai năm kể từ khi Hội Nông dân huyện Ứng Hòa đưa nghề trồng nấm về xã Trung Tú, nhiều hộ nông dân trong xã đã trở nên khấm khá. Chủ tịch Hội Nông dân xã Trung Tú Dư Văn Chiến chia sẻ, nhờ có nghề trồng nấm mà đời sống của bà con đổi thay.

Thái Bình: Đẩy mạnh phát triển kinh tế-xã hội khu vực nông nghiệp - nông thôn

3-3-2011

Những năm gần đây, nông nghiệp Thái Bình luôn đạt những thành tựu hàng đầu trong cả nước. Đặc biệt, từ khi có đường lối đổi mới của Đảng, bộ mặt nông thôn của tỉnh ngày một thay đổi. Đời sống người nông dân ngày càng được nâng cao.

Hà Nội đẩy mạnh sản xuất sạch hơn khu vực làng nghề

1-3-2011

Để phát triển các làng nghề truyền thống một cách bền vững, áp dụng sản xuất sạch hơn là một trong những giải pháp quan trọng được TP. Hà Nội tích cực triển khai trong năm 2011.

Hội thảo Báo cáo kết quả nghiên cứu xây dựng “Chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh cấp Tỉnh về môi trường kinh doanh của các hộ kinh doanh cá thể (PFI)

25-2-2011

Như tin đã đưa, hôm nay, 25/2/2011, tại Trung tâm Phụ nữ và phát triển, số 20 Thụy Khuê - Hà Nội, Viện chính sách và chiến lược phát triển Nông nghiệp Nông thôn (IPSARD) đã tổ chức Hội thảo “Báo cáo kết quả nghiên cứu xây dựng: Chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh cấp Tỉnh về môi trường kinh doanh của các hộ kinh doanh cá thể (PFI)” nhằm báo cáo các kết quả đã thực hiện và lấy ý kiến đóng góp hoàn thiện nghiên cứu thí điểm về chỉ số PFI tại 2 tỉnh Bắc Ninh và Vĩnh Phúc.

Đồng Nai: Được mùa nấm GAP

24-2-2011

Thời điểm này các vùng trồng nấm lớn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai dù đang vụ thu hoạch chính nhưng giá nấm lại đồng loạt tăng. Đặc biệt, với các sản phẩm nấm GAP đều bán được giá cao khiến người trồng nấm vẫn được hưởng “lộc” sau Tết.