HỘI THẢO

Lạng Sơn tạo “cú hích” thúc đẩy chăn nuôi phát triển

Ngày đăng: 16 | 03 | 2011

Đàn bò của tỉnh Lạng Sơn tuy vẫn đang trên đà phát triển, nhưng đa phần các mô hình chăn nuôi trên địa bàn tỉnh là nhỏ lẻ, chất lượng của đàn vật nuôi chưa được chú trọng đúng mứcChính vì vậy việc cải tạo chất lượng đàn vật nuôi, đặc biệt là đàn bò là một nhiệm vụ đặt ra vừa cấp bách, vừa lâu dài đối với ngành chăn nuôi Lạng Sơn.

Trạm khuyến nông huyện Chi Lăng đã triển khai chương trình cải tạo đàn bò vàng địa phương từ năm 1999 bằng phương pháp thụ tinh tự nhiên. Phương pháp này dùng bò đực Lai sin thụ tinh với bò cái địa phương để tạo ra những con lai có tầm vóc và sức khỏe tốt hơn. Mô hình đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận, chỉ trong vòng 2 năm thực hiện đã tạo ra được trên 70 con bê lai. Từ năm 2007 đến nay, Chi Lăng tiếp tục đưa vào nhiều mô hình trồng cỏ thâm canh để vỗ béo bò thịt tại các xã Vạn Linh, Hòa Bình, Bằng Mạc…Kết quả, chỉ trong một thời gian ngắn, trọng lượng của đàn bò thịt tại các xã trên đã tăng lên đáng kể, trung bình tăng từ 0,7 - 0,8kg/con/ngày đối với bò lai tăng từ 1 - 1,2kg/con/ngày. Nhờ đó hiệu quả kinh tế được nâng lên một cách rõ rệt.
 
Không riêng huyện Chi Lăng, mà trong thời gian qua, nhiều địa phương khác trong địa bàn tỉnh cũng tích cực triển khai các mô hình cải tạo đàn đại gia súc nhờ có Quyết định 420 của UBND tỉnh về cải tạo và phát triển đàn bò được triển khai một cách có hiệu quả. Mới đây, UBND tỉnh đã tiếp tục ban hành Quyết định tiếp tục ban hành chính sách “Hỗ trợ lãi xuất vốn vay để mua trâu, bò cái sinh sản và trâu, bò đực giống”. Đối tượng được hỗ trợ là hộ chăn nuôi, các hợp tác xã có điều kiện hoạt động chăn nuôi trâu, bò trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn có nhu cầu vay vốn để mua trâu, bò cái sinh sản và trâu, bò đực giống được hỗ trợ lãi xuất vốn vay ngân hàng. Mức cho vay phụ thuộc vào các phương án, dự án mà các ngân hàng cho vay thẩm định. Thời hạn vay tối đa 05 năm kể từ ngày vay tiền; thực hiện từ ngày chính sách được ban hành có hiệu lực đến 31 tháng 12 năm 2015. Ngân sách của tỉnh hỗ trợ 50% lãi suất vốn vay từ các ngân hàng. Phương pháp hỗ trợ cải tạo đàn bò bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo theo hình thức: Mỗi huyện, thành phố căn cứ vào tình hình thực tế chăn nuôi trâu, bò lựa chọn từ 1 đến 4 người từ lực lượng Thú y viên cơ sở ở các xã, phường và thị trấn và phải có chứng nhận đã học qua lớp thụ tinh nhân tạo tại những cơ sở được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận để thực hiện công tác thụ tinh nhân tạo. Truyền tinh viên được hỗ trợ tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ và được giao quản lý, sử dụng một bộ thiết bị ban đầu phục vụ công tác thụ tinh nhân tạo. Đây là một động lực lớn để các địa phương tiếp tục nâng cao chất lượng đàn vật nuôi.
 
Ngoài ra, trong thời gian qua, đã có những địa phương chủ động và có cách làm sáng tạo, như ở Bình Gia đã thực hiện biện pháp bình tuyển và đảo trâu đực giống để tránh thoái hóa đàn do lai cận huyết, phương pháp này đã đạt được những kết quả rất đáng ghi nhận. Đối với chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm khác cũng đã và đang bắt đầu có sự chú trọng về con giống, nhiều hộ chăn nuôi đã tìm hiểu và liên hệ tại những trung tâm giống lớn, đáng tin cậy trong nước để mua các giống mới như lợn siêu nạc, lợn lai, gà lương phượng…và cũng từ nguồn giống này, một phần họ tự chủ động được giống có chất lượng cho nhu cầu chăn nuôi của gia đình, mặt khác bước đầu cung cấp cho các hộ chăn nuôi lân cận, qua đó tạo điều kiện để nâng cao chất lượng và hiệu quả kinh tế của đàn vật nuôi.
 
Cải tạo chất lượng đàn vật nuôi là một hướng đi đúng để nâng cao hiệu quả kinh tế và phát triển chăn nuôi theo chiều sâu. Tuy nhiên, hiện nay trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn việc cải tạo đàn vật nuôi gặp phải một số khó khăn do phụ thuộc nguồn giống ở các nơi khác, công tác thanh tra, kiểm tra giống vật nuôi còn gặp nhiều hạn chế và đặc biệt là tập quán chăn nuôi của người dân còn lạc hậu nên chất lượng vật nuôi cũng còn nhiều hạn chế. Từ thực tế trên, năm 2011, Lạng Sơn triển khai xây dựng quy hoạch về chăn nuôi, đây là một bước ngoặt, một "cú hích" mạnh mẽ thúc đẩy chăn nuôi phát triển. Quy hoạch sẽ giúp các địa phương, các phòng chuyên môn định hướng phát triển chăn nuôi một cách đúng đắn và ngay cả các doanh nghiệp, khi có quy hoạch, họ cũng sẽ mạnh dạn đầu tư về vốn, giống và khoa học kỹ thuật góp phần đưa chăn nuôi trên địa bàn tỉnh phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng nhằm khai thác thế mạnh của một tỉnh miền núi./.
 
AGROINFO – Theo TTXVN

NỘI DUNG KHÁC

Nông dân Kon Tum điêu đứng vì nắng hạn

16-3-2011

Chúng tôi đến xã Đoàn Kết, thành phố Kon Tum (tỉnh Kon Tum), khi bà con nông dân ở đây đang dốc sức chống hạn. Ông Hồ Đình Tài, Chủ tịch HĐND xã cho biết: Vụ đông xuân năm nay cả xã gieo trồng 280ha lúa. Đến nay, đã có 17ha khô cháy. Nếu nắng nóng tiếp tục kéo dài thêm sẽ có 5 đến 10ha lúa tiếp tục khô cháy.

Bình Định: Trồng bắp lai nuôi cho bò sữa

15-3-2011

Ngày 9/3, Công ty cổ phần giống cây trồng miền Nam phối hợp với trang trại nuôi bò sữa Bình Định (Công ty TNHH Một thành viên bò sữa Việt Nam) tổ chức hội thảo đầu bờ mô hình trồng bắp lai làm thức ăn cho bò sữa tại địa bàn xã Cát Tài (huyện Phù Cát).

Cà Mau: Nỗ lực nâng cao năng suất tôm - lúa

15-3-2011

Là tỉnh ven biển, Cà Mau có nhiều lợi thế để phát nuôi trồng thủy sản, nhất là sản xuất theo mô hình lúa-tôm. Tuy nhiên, thời gian qua năng suất nuôi tôm, trồng lúa của tỉnh tăng rất chậm và thấp xa so với các tỉnh trong khu vực. Ngành nông nghiệp tỉnh Cà Mau đã có nhiều nỗ lực để đưa năng suất tôm-lúa ra khỏi vùng trũng.

Sơn Dương (Tuyên Quang): Cây mía giúp dân xoá nghèo

7-3-2011

“Cứ sau mỗi vụ thu hoạch mía bộ mặt nông thôn lại thay đổi rất lớn. Nhà nào diện tích đất ít thì lâu thoát nghèo hơn, cây mía không chỉ giúp dân thoát nghèo mà còn làm giàu”. Đó là những tâm sự rất chân tình của ông cán bộ xã có diện tích đất trồng mía lớn nhất huyện Sơn Dương. Một trong những xã điển hình chứng minh cho lợi ích từ trồng cây mía.

Giúp nông dân sản xuất theo hướng bền vững

4-3-2011

TP Cần Thơ có 116.992 ha đất nông nghiệp, hệ số sử dụng đất gần 2,5. Hàng năm nông dân thành phố canh tác lúa khoảng 210.000 ha, sản lượng 1,1 – 1,2 triệu tấn/năm. Riêng năm 2010, với 208.897ha lúa, sản lượng đạt lỷ lục 1.231.040 tấn. Trong đó, trên 80% lúa chất lượng cao, đặc biệt là các giống lúa thơm đặc sản như Jasmine 85, VD20.

"Nút thắt” của làng nghề Phú Túc

4-3-2011

Xã Phú Túc (Phú Xuyên, Hà Nội) từng được ca ngợi là "làng tỉ phú" nhờ có nghề xuất khẩu hàng mây, tre đan. Nhưng hiện nay, hàng trăm cơ sở đang phải "đắp chiếu" hoặc sản xuất cầm chừng, sản phẩm làm ra không xuất khẩu được vẫn ứ đọng trong kho, hàng nghìn lao động không còn việc làm… Các doanh nghiệp đang kêu trời vì đã cạn vốn trong khi nguồn vốn hỗ trợ lãi suất chưa thể tiếp cận.

Xã Trung Tú (Ứng Hòa): No đủ nhờ trồng nấm

4-3-2011

Chưa đầy hai năm kể từ khi Hội Nông dân huyện Ứng Hòa đưa nghề trồng nấm về xã Trung Tú, nhiều hộ nông dân trong xã đã trở nên khấm khá. Chủ tịch Hội Nông dân xã Trung Tú Dư Văn Chiến chia sẻ, nhờ có nghề trồng nấm mà đời sống của bà con đổi thay.

Thái Bình: Đẩy mạnh phát triển kinh tế-xã hội khu vực nông nghiệp - nông thôn

3-3-2011

Những năm gần đây, nông nghiệp Thái Bình luôn đạt những thành tựu hàng đầu trong cả nước. Đặc biệt, từ khi có đường lối đổi mới của Đảng, bộ mặt nông thôn của tỉnh ngày một thay đổi. Đời sống người nông dân ngày càng được nâng cao.

Hà Nội đẩy mạnh sản xuất sạch hơn khu vực làng nghề

1-3-2011

Để phát triển các làng nghề truyền thống một cách bền vững, áp dụng sản xuất sạch hơn là một trong những giải pháp quan trọng được TP. Hà Nội tích cực triển khai trong năm 2011.

Hội thảo Báo cáo kết quả nghiên cứu xây dựng “Chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh cấp Tỉnh về môi trường kinh doanh của các hộ kinh doanh cá thể (PFI)

25-2-2011

Như tin đã đưa, hôm nay, 25/2/2011, tại Trung tâm Phụ nữ và phát triển, số 20 Thụy Khuê - Hà Nội, Viện chính sách và chiến lược phát triển Nông nghiệp Nông thôn (IPSARD) đã tổ chức Hội thảo “Báo cáo kết quả nghiên cứu xây dựng: Chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh cấp Tỉnh về môi trường kinh doanh của các hộ kinh doanh cá thể (PFI)” nhằm báo cáo các kết quả đã thực hiện và lấy ý kiến đóng góp hoàn thiện nghiên cứu thí điểm về chỉ số PFI tại 2 tỉnh Bắc Ninh và Vĩnh Phúc.

Đồng Nai: Được mùa nấm GAP

24-2-2011

Thời điểm này các vùng trồng nấm lớn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai dù đang vụ thu hoạch chính nhưng giá nấm lại đồng loạt tăng. Đặc biệt, với các sản phẩm nấm GAP đều bán được giá cao khiến người trồng nấm vẫn được hưởng “lộc” sau Tết.

Bắc Giang: Thực trạng và giải pháp vực dậy làng nghề

24-2-2011

(ĐCSVN) - Bắc Giang là tỉnh miền núi có nhiều làng nghề truyền thống nổi tiếng từ lâu đời. Trải qua nhiều thăng trầm, các làng nghề này đang cần được vực dậy, phát huy, góp phần thúc đẩy công cuộc xây dựng, phát triển nông thôn mới.