HỘI THẢO

Bắc Giang: Thực trạng và giải pháp vực dậy làng nghề

Ngày đăng: 24 | 02 | 2011

(ĐCSVN) - Bắc Giang là tỉnh miền núi có nhiều làng nghề truyền thống nổi tiếng từ lâu đời. Trải qua nhiều thăng trầm, các làng nghề này đang cần được vực dậy, phát huy, góp phần thúc đẩy công cuộc xây dựng, phát triển nông thôn mới.

Qua khảo sát, tổng hợp bước đầu, tỉnh Bắc Giang có 14 làng nghề truyền thống và 19 làng nghề đã được UBND tỉnh ra quyết định công nhận. Trong đó 8/14 làng nghề có truyền thống lâu đời như: làng nghề nuôi tằm, ươm tơ ở xã Mai Đình, huyện Hiệp Hoà có cách đây 811 năm; nghề nấu rượu ở xã Vân Hà, huyện Việt Yên có cách đây hơn 600 năm; nghề mây tre đan ở xã Tăng Tiến, huyện Việt Yên có cách đây hơn 360 năm... Nhiều làng nghề truyền thống có 70% số hộ trở lên ở trong làng làm nghề như: làng Chầm, xã Tăng Tiến có đến 99,1% số hộ làm nghề may tre đan; làng Thủ Dương, xã An Dương, huyện Lục Ngạn có tới 87% số hộ làm mỳ...
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
 
Về cơ cấu ngành nghề có 5 làng làm nghề mây tre đan, dây thừng; 5 làng làm nghề thủ công dân dụng như mộc, dệt, gốm, giấy, tơ tằm; 4 làng nghề làm chế biến thủ công nấu rượu, bún, bánh đa, mỳ gạo. 5/14 làng nghề truyền thống có mức thu nhập bình quân từ 20-30 triệu đồng/lao động/năm, như các làng Khe Nghè ở Lục Ngạn chuyên dệt vải thổ cẩm; làng Đa Mai, Kỳ Sau ở thành phố Bắc Giang làm bún, bánh đa; làng Đông Thượng ở Yên Dũng làm mộc; làng Trung Hưng ở Hiệp Hoà làm dây thừng. Nhìn chung các làng nghề truyền thống đều đã duy trì được nghề sản xuất mặc dù trải qua nhiều năm tháng thăng trầm. Trong thay đổi các cơ chế sản xuất các làng nghề vẫn luôn tận dụng được lực lượng lao động, thời gian lao động nhàn rỗi ở nông thôn; truyền thống, đặc trưng, bản sắc các sản phẩm được giữ gìn và ngày càng phát triển trong cơ chế mới, đóng góp tích cực đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân ở địa phương và xã hội. Một số sản phẩm của các làng nghề vẫn giữ được sự ưa chuộng của người tiêu dùng như: mây tre đan Tăng Tiến, bánh đa Kế, Mỳ Chũ... Một số làng nghề đã đổi mới cách làm, từng bước phát triển, thích nghi được trong cơ chế thị trường.
Tuy nhiên, nhìn vào thực trạng của các làng nghề vẫn còn nhiều trăn trở: số làng nghề và làng nghề truyền thống nhìn chung chưa tương xứng với truyền thống phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của địa phương; làng nghề truyền thống chỉ chiếm một số rất nhỏ trong tổng số các thôn, làng trong tỉnh; cơ cấu các lĩnh vực sản xuất của các làng nghề đơn điệu, phân tán nhỏ lẻ. Do đơn điệu nghề, đơn điệu làng nghề đã khó khăn trong việc liên kết giữa các làng nghề sản xuất cùng loại sản phẩm ở địa phương. Quy mô số hộ sản xuất sản phẩm truyền thống của làng nghề rất thấp: làng Đa Mai làm nghề bún nổi tiếng hàng trăm năm nay nhưng chỉ có 5,5% số hộ làm nghề; làng Sau, xã Dĩnh Kế làm bánh đa Kế cũng nổi tiếng nhưng chỉ có 17,2% số hộ làm nghề; làng Trại Cao, xã Lục Sơn, huyện Lục Ngạn có 30% số hộ làm nghề. Sức cạnh tranh của sản phẩm làng nghề không mạnh. Thu nhập bình quân một lao động trong một năm ở một số làng nghề còn quá thấp: làng Mai Thượng (Hiệp Hoà) 4 triệu đồng/lao động/năm; làng Trại Cao 5,5 triệu đồng/lao động/năm; làng Phúc Long (Việt Yên) cả làng có tới 81% số hộ làm nghề mây tre đan nhưng thu nhập cũng chỉ được 7 triệu đồng/1 lao động/năm. Tính ra mỗi tháng chăm chỉ làm nghề truyền thống mỗi lao động ở các làng nêu trên cũng chỉ thu nhập được hơn 350 nghìn đến 600 nghìn đồng/tháng. Mức thu nhập này của mỗi lao động nếu tính theo ngày công làm nghề thì quá thấp, không khuyến khích được người dân làm nghề truyền thống và phát triển nghề truyền thống.
Thực trạng của các làng nghề cần thiết phải có một loạt các giải pháp để khôi phục, duy trì, vực dậy để thúc đẩy các làng nghề phát triển đi lên trong thời kỳ mới; cần coi trọng các giải pháp tăng cường đầu tư về vốn, kỹ thuật, thị trường, đặc trưng sản phẩm, thương hiệu làng nghề, phát huy vai trò các nghệ nhân và hiệp hội làng nghề. Trước hết cần tăng lượng vốn để nâng cao năng lực hoạt động sản xuất của các làng nghề. Trên thực tế vốn của các làng nghề còn quá nhỏ bé, phần lớn các hộ sản xuất trong các làng nghề đầu tư cho việc duy trì sản xuất bằng khoản tiền tự có do tích luỹ được. Việc tiếp cận vay vốn ở ngân hàng chưa được nhiều. Vừa qua ở các địa phương đều có quỹ khuyến công, khuyến nông, nhưng các quỹ này hỗ trợ cho các làng nghề còn ít.
Trên thực tế có những làng nghề cần những bàn tay của các nghệ nhân, người lao động có nghề trực tiếp tạo ra sản phẩm, nhưng cũng có những nghề cần có công cụ, thiết bị, máy móc kỹ thuật hiện đại. Được đầu tư và áp dụng kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất sẽ nâng cao được số lượng, chất lượng sản phẩm, nâng cao năng suất và hiệu quả sản xuất của các làng nghề. Chính quyền và các ngành chức năng cần tăng cường thông tin thị trường để giúp các làng nghề nắm bắt nhanh tình hình và nhu cầu xã hội, mở rộng thị trường tiêu thụ nhiều sản phẩm, ổn định và phát triển sản xuất; nghiên cứu để giữ vững đặc trưng riêng đã có của sản phẩm hàng hoá, tạo ra đặc trưng của sản phẩm làng nghề; xây dựng và quảng bá thương hiệu sản phẩm, thương hiệu làng nghề.
Điều quan trọng nữa là cần có những chính sách cho việc quy tụ, tập hợp phát huy khả năng của các nghệ nhân các làng nghề, xem đây là lực lượng lao động quí hiếm cần được chăm sóc, bảo vệ để bảo tồn, gìn giữ, phát huy nghề truyền thống. Các ngành chức năng cần quan tâm đến việc học nghề, truyền nghề; mở rộng, lan toả phát triển ngành nghề truyền thống, thành lập các hiệp hội nghề trong các lĩnh vực, hiệp hội làng nghề các cấp ở địa phương. Hiệp hội làng nghề sẽ là nơi quy tụ, trao đổi kinh nghiệm hoạt động sản xuất, tư vấn giúp nhau giữa các làng nghề, củng cố vị thế đã có, vươn lên phát triển xứng tầm trong thời kỳ mới./.

 

Theo Báo Đảng Cộng sản Việt Nam

 

NỘI DUNG KHÁC

Hội thảo thành lập HTX cafe

28-12-2010

(Agroinfo) - Ngày 28/12 tại hội trường của Viện Chính sách và chiến lược phát triển Nông nghiệp nông thôn đã diễn ra Hội thảo “Nghiên cứu cơ sở khoa học thành lập HTX & Hiệp hội người sản xuất café Việt Nam” do Trung tâm Thông tin PTNNNT (Agroinfo) tổ chức.

Hội thảo “Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa Việt Nam và Khối thương mại tự do Châu Âu (EFTA): Triển vọng tăng cường quan hệ thương mại”

24-12-2010

Ngày 16 tháng 12 năm 2010, hội thảo “Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa Việt Nam và Khối thương mại tự do Châu Âu (EFTA): Triển vọng tăng cường quan hệ thương mại” đã được Bô Công thương tổ chức.

Hội thảo “Sử dụng và phát triển nhiên liệu sinh học tại Việt Nam”

10-12-2010

Tp. Hà Nội - Ngày 9/12 tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo “Sử dụng và phát triển nhiên liệu sinh học tại Việt Nam” do Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT (IPSARD) phối hợp thực hiện cùng Tổng công ty Dầu Việt Nam (Petro Vietnam) và Viện nghiên cứu chiến lược, chính sách Công nghiệp (IPSI) tổ chức.

Hội thảo Quốc tế về Chính sách Phát triển Nhiên liệu sinh học cho Việt Nam

3-12-2010

AGROINFO - Ngày nay, các vấn đề về môi trường như thay đổi khí hậu, mực nước biển dâng cao ngày càng trở nên nóng bỏng và hiện hữu trên phạm vi toàn cầu. Nhà nước Việt Nam đã có những cam kết cụ thể và mạnh mẽ trong cuộc chiến bảo vệ môi trường. Ngày 20.11.2007, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 177/2007/QĐ-TTg phê duyệt “Đề án phát triển NLSH đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025”. Đây là định hướng đúng đắn trong việc tìm kiếm và sử dụng nguồn năng lượng sạch mới trong tương lai ở nước ta.

Thông cáo báo chí: Hội thảo quốc tế "Triển vọng thị trường lúa gạo thế giới năm 2011”

2-11-2010

Phối hợp cùng Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam chi nhánh Cần Thơ, Viện Chính sách Chiến lược PTNNNT tổ chức hội thảo quốc tế với chủ đề: “Triển vọng thị trường lúa gạo thế giới năm 2011”

Giáo sư - Tiến sĩ Peter Timmer sẽ tham dự hội thảo quốc tế “Triển vọng thị trường lúa gạo thế giới năm 2011”

1-11-2010

AGROINFO - Ngày 4/11 sắp tới, Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển nông nghiệp nông thôn (IPSARD) phối hợp với VCCI Cần Thơ tổ chức hội thảo quốc tế “Triển vọng thị trường lúa gạo thế giới năm 2011” với sự tham dự của GS - TS C.Peter Timmer.

Hội thảo: Quản lý chất lượng thực phẩm, Kinh nghiệm châu Âu và chiến lược Việt Nam

29-9-2010

AGROINFO - Hội thảo diễn ra tại Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp - Nông thôn, 16 Thụy Khê trong sáng ngày hôm nay, 29-9-2010...

Quảng Nam: Tự hào làng gốm Thanh Hà!

26-8-2010

AGROINFO - Đến với TP. Hội An, du khách không chỉ được biết về đô thị cổ - di sản văn hoá thế giới hay đảo Cù Lao Chàm là khu dự trữ sinh quyển thế giới mà còn được biết đến những làng nghề truyền thống độc đáo, trong đó có làng gốm Thanh Hà thuộc phường Thanh Hà. Từ trung tâm TP, du khách có thể bách bộ hoặc theo các tour du lịch để về làng gốm. Tại đây, du khách có thể tự tay thử làm những sản phẩm gốm giản đơn nhưng chắc chắn đầy thú vị...

Quảng Ngãi: Trồng quế xóa đói giảm nghèo

26-8-2010

AGROINFO – Nhờ cây quế, gần 5 năm qua, đời sống của đồng bào dân tộc Cor ở xã Trà Bồng (Quảng Ngãi) đã dần được cải thiện.

Hà Nội: Xử lý 254 vụ vi phạm Luật Đê điều

25-8-2010

AGROINFO - Theo báo của UBND TP Hà Nội, tính đến tháng 7/2010 (sau 3 năm thực hiện Luật Đê điều), trên địa bàn TP đã xảy ra 1.064 vụ vi phạm (năm 2008: 272 vụ, năm 2009: 440 vụ và 7 tháng đầu năm 2010: 352 vụ). Tuy nhiên, TP mới chỉ xử lý được 254 vụ vi phạm.

Hải Phòng: Phát triển nông nghiệp đô thị - sinh thái bền vững, xây dựng nông thôn mới phù hợp với tiềm năng, lợi thế của thành phố

25-8-2010

AGROINFO - Hải Phòng là thành phố cảng, đô thị loại I cấp quốc gia; là trung tâm công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch. Hải Phòng có nhiều tiềm năng, thế mạnh và giữ vị trí trọng yếu trong phát triển kinh tế - xã hội của miền Bắc và giao thương quốc tế. Thành phố liên tục duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao với cơ cấu kinh tế công nghiệp – dịch vụ chiếm 90% trong GDP.

Vĩnh Long: Khoai lang vươn ra nước ngoài

25-8-2010

AGROINFO - Huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long có vùng chuyên canh khoai lang với diện tích lớn và chất lượng nổi tiếng nhất ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Sản phẩm hàng hóa khoai lang mấy chục năm trước được người dân chợ cầu Ông Lãnh, Sài Gòn; chơ Mỹ Tho; chợ Cần Thơ... quen gọi là khoai lang Mười Thới giờ đây đã vươn xa, tiêu thụ khắp các thị trường trong nước, xuất khẩu ra nước ngoài.