HỘI THẢO

Bà Rịa- Vũng Tàu: Tiêu thụ muối gặp nhiều khó khăn

Ngày đăng: 21 | 03 | 2011

Vụ muối 2010-2011, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu có khoảng 1.200ha làm muối, diện tích nhiều nhất là ở thị trấn Long Điền, huyện Long Điền và phường 12, thành phố Vũng Tàu. Thời điểm này, giá muối đang xuống thấp, chỉ còn khoảng 500 đồng/kg muối thường và 800 đồng/kg muối sạch. Tuy nhiên, việc tiêu thụ lại gặp quá nhiều khó khăn.

Đến những cánh đồng làm muối của những địa phương trên người ta nhìn thấy ngay những đống muối chất cao ngập đầu người. Muối tập kết ngay tại chân ruộng, muối trắng trên bờ. Hiện nay, tại các cánh đồng muối trên địa bàn tỉnh vẫn còn tồn đọng hàng chục ngàn tấn muối từ vụ trước chưa tiêu thụ được, mặc dù giá bán rất thấp mà vẫn không có người mua. Trong khi đó, vụ muối 2011 đang bước vào thời kỳ thu hoạch. Với thực tế này, rất nhiều hộ dân làm muối đã rơi vào hoàn cảnh khó khăn.
 
Tại thị trấn Long Điền, huyện Long Điền, nơi đây là một trong những vựa muối lớn nhất của tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu, trên cánh đồng muối bạt ngàn các đống muối lớn nhỏ ở trên bờ ruộng. Trong khi đó, dưới các ô ruộng, hàng trăm tấn muối chỉ trong vài ngày nữa đã tới kỳ thu hoạch. Ông Nguyễn Văn Tới, một người làm muối ở Long Điền cho biết, muối nằm đầy đồng, chất đầy nhà, mà bán chẳng ai mua, trong khi hàng trăm thứ chi tiêu trong gia đình đều trông chờ vào hạt muối, đây là năm thứ hai liên tiếp giá muối hạ, giá bán không đủ công sức đầu tư cho sản xuất.
Toàn tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu hiện còn khoảng hơn 40.000 tấn muối tồn đọng từ vụ trước. Có một mâu thuẫn xảy ra là mặc dù nhu cầu tiêu thụ muối trong nước là rất lớn, tuy nhiên hàng năm vẫn phải nhập khẩu muối phục vụ sản xuất công nghiệp và tiêu dùng. Hạt muối sản xuất trong nước từ nhiều năm qua vẫn khó tiêu thụ, khiến người làm muối luôn phải chịu cảnh bấp bênh mỗi khi tới vụ. Một nguyên nhân quan trọng khiến muối của người dân làm ra khó tiêu thụ chính là chất lượng muối chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường.
Được biết, ngành chức năng của tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu đã đưa mô hình ứng dụng các công nghệ mới vào sản xuất muối như: Kỹ thuật làm sân kết tinh, công nghệ sản xuất muối phơi nước, phơi cát, tạo ra sản phẩm chất lượng cao, giá thành hạ, đồng thời có nhiều hình thức hỗ trợ, tập huấn hướng dẫn bà con diêm dân học cách làm muối theo phương pháp mới như đã đầu tư mô hình sản xuất muối sạch sử dụng tole hoặc bạt để lót dưới mặt ruộng trước khi lấy nước mặn, tránh để bùn đất bám vào. Trung bình một ô ruộng muối có diện tích 111m2, chi phí đầu tư hết 6 triệu đồng, mỗi vụ thu hoạch từ 5 - 6 đợt, sản lượng đạt 4 - 5 tấn/vụ, thời gian 4 - 5 ngày là muối đã kết tinh. Với giá bán 2,5 triệu đồng/tấn, lợi nhuận mỗi năm ước đạt 100 triệu đồng/ha, gấp 2 - 3 lần so với sản xuất muối truyền thống. Tuy nhiên, nhiều hộ làm muối cho biết, để có được cách sản xuất như vậy thì cần phải có vốn đầu tư hỗ trợ của Nhà nước để cải tiến hình thức sản xuất nâng cao năng suất, chất lượng hạt muối./..
AGROINFO – Theo Báo Điện tử Đảng Cộng sản

NỘI DUNG KHÁC

Hướng đi mới cho nghề nuôi cá tra ở An Giang

18-3-2011

Với khoảng 1.200 ha, An Giang là tỉnh có diện tích nuôi cá tra lớn thứ hai ở đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL) chỉ sau Ðồng Tháp. Hiện tại, nghề nuôi cá tra gặp nhiều khó khăn do thiếu sự liên kết. Khắc phục điểm yếu này, tỉnh đang đẩy mạnh việc liên kết, trong đó chú trọng đến chuỗi liên kết dọc để nghề nuôi cá tra này phát triển bền vững.

Thanh long, cây làm giàu của nông dân Bình Thuận

18-3-2011

Thanh long hiện là cây làm giàu của hàng chục nghìn hộ nông dân ở Bình Thuận. Bình Thuận đang tiếp tục Phát triển cây thanh long để góp phần mang lại niềm vui, sự ấm no, giàu có cho bà con nông dân...

Gian nan phục hồi rừng Hoàng Liên

17-3-2011

Vụ cháy lịch sử VQG Hoàng Liên, Lào Cai đầu tháng 2/2010 được ghi nhận là lớn nhất nhiều năm trở lại đây khi thiêu rụi hơn 700 ha rừng. Một năm sau vụ hỏa hoạn, công việc khôi phục diện tích rừng bị cháy đang gặp không ít khó khăn và tiềm ẩn nguy cơ tái cháy.

Khánh Hòa: Mùa mía ngọt

17-3-2011

Trong khi người trồng mía tại Gia Lai đang khóc dở mếu dở vì các Nhà máy đường thu mua mía chậm khiến cho mía bị chết khô ảnh hưởng đến năng suất và chữ đường thì người trồng mía tại Khánh Hoà lại rất phấn khởi vì mía vừa được giá được mùa.

Trà Vinh: Nông dân được mùa, được giá

16-3-2011

Nông dân ở các huyện Cầu Kè, Trà Cú và Càng Long (tỉnh Trà Vinh) đã thu hoạch xong 15.000 ha lúa đông xuân xuống giống trong đợt I. Năng suất bình quân đạt gần 6 tấn/ha, tăng 0,4 tấn/ha so vụ lúa đông xuân trước. Đáng mừng là, lúa thu hoạch đúng vào thời điểm các doanh nghiệp xuất khẩu gạo ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long nói chung và Trà Vinh nói riêng đang triển khai mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo theo chỉ đạo của Chính phủ.

Lạng Sơn tạo “cú hích” thúc đẩy chăn nuôi phát triển

16-3-2011

Đàn bò của tỉnh Lạng Sơn tuy vẫn đang trên đà phát triển, nhưng đa phần các mô hình chăn nuôi trên địa bàn tỉnh là nhỏ lẻ, chất lượng của đàn vật nuôi chưa được chú trọng đúng mứcChính vì vậy việc cải tạo chất lượng đàn vật nuôi, đặc biệt là đàn bò là một nhiệm vụ đặt ra vừa cấp bách, vừa lâu dài đối với ngành chăn nuôi Lạng Sơn.

Nông dân Kon Tum điêu đứng vì nắng hạn

16-3-2011

Chúng tôi đến xã Đoàn Kết, thành phố Kon Tum (tỉnh Kon Tum), khi bà con nông dân ở đây đang dốc sức chống hạn. Ông Hồ Đình Tài, Chủ tịch HĐND xã cho biết: Vụ đông xuân năm nay cả xã gieo trồng 280ha lúa. Đến nay, đã có 17ha khô cháy. Nếu nắng nóng tiếp tục kéo dài thêm sẽ có 5 đến 10ha lúa tiếp tục khô cháy.

Bình Định: Trồng bắp lai nuôi cho bò sữa

15-3-2011

Ngày 9/3, Công ty cổ phần giống cây trồng miền Nam phối hợp với trang trại nuôi bò sữa Bình Định (Công ty TNHH Một thành viên bò sữa Việt Nam) tổ chức hội thảo đầu bờ mô hình trồng bắp lai làm thức ăn cho bò sữa tại địa bàn xã Cát Tài (huyện Phù Cát).

Cà Mau: Nỗ lực nâng cao năng suất tôm - lúa

15-3-2011

Là tỉnh ven biển, Cà Mau có nhiều lợi thế để phát nuôi trồng thủy sản, nhất là sản xuất theo mô hình lúa-tôm. Tuy nhiên, thời gian qua năng suất nuôi tôm, trồng lúa của tỉnh tăng rất chậm và thấp xa so với các tỉnh trong khu vực. Ngành nông nghiệp tỉnh Cà Mau đã có nhiều nỗ lực để đưa năng suất tôm-lúa ra khỏi vùng trũng.

Sơn Dương (Tuyên Quang): Cây mía giúp dân xoá nghèo

7-3-2011

“Cứ sau mỗi vụ thu hoạch mía bộ mặt nông thôn lại thay đổi rất lớn. Nhà nào diện tích đất ít thì lâu thoát nghèo hơn, cây mía không chỉ giúp dân thoát nghèo mà còn làm giàu”. Đó là những tâm sự rất chân tình của ông cán bộ xã có diện tích đất trồng mía lớn nhất huyện Sơn Dương. Một trong những xã điển hình chứng minh cho lợi ích từ trồng cây mía.

Giúp nông dân sản xuất theo hướng bền vững

4-3-2011

TP Cần Thơ có 116.992 ha đất nông nghiệp, hệ số sử dụng đất gần 2,5. Hàng năm nông dân thành phố canh tác lúa khoảng 210.000 ha, sản lượng 1,1 – 1,2 triệu tấn/năm. Riêng năm 2010, với 208.897ha lúa, sản lượng đạt lỷ lục 1.231.040 tấn. Trong đó, trên 80% lúa chất lượng cao, đặc biệt là các giống lúa thơm đặc sản như Jasmine 85, VD20.

"Nút thắt” của làng nghề Phú Túc

4-3-2011

Xã Phú Túc (Phú Xuyên, Hà Nội) từng được ca ngợi là "làng tỉ phú" nhờ có nghề xuất khẩu hàng mây, tre đan. Nhưng hiện nay, hàng trăm cơ sở đang phải "đắp chiếu" hoặc sản xuất cầm chừng, sản phẩm làm ra không xuất khẩu được vẫn ứ đọng trong kho, hàng nghìn lao động không còn việc làm… Các doanh nghiệp đang kêu trời vì đã cạn vốn trong khi nguồn vốn hỗ trợ lãi suất chưa thể tiếp cận.