HỘI THẢO

Gian nan phục hồi rừng Hoàng Liên

Ngày đăng: 17 | 03 | 2011

Vụ cháy lịch sử VQG Hoàng Liên, Lào Cai đầu tháng 2/2010 được ghi nhận là lớn nhất nhiều năm trở lại đây khi thiêu rụi hơn 700 ha rừng. Một năm sau vụ hỏa hoạn, công việc khôi phục diện tích rừng bị cháy đang gặp không ít khó khăn và tiềm ẩn nguy cơ tái cháy.

Còn nhớ ngày 8/2/2010, VQG Hoàng Liên bất ngờ xảy ra cháy dữ dội tại nhiều địa điểm thuộc tỉnh Lào Cai và Lai Châu. Do thời tiết hanh khô kết hợp gió to khiến đám cháy lan nhanh với tốc độ chóng mặt vượt qua tầm khống chế của lực lượng bảo vệ, chữa cháy rừng. Phải đến tận ngày 15/2/2010, các đám cháy mới được dập tắt hoàn toàn, song hậu quả vụ cháy để lại là vô cùng nặng nề khi hơn 700 ha rừng bị thiêu rụi và một dân quân hy sinh khi làm nhiệm vụ. Ngay sau đợt cháy, ngoài việc khắc phục hậu quả, VQG Hoàng Liên và tỉnh Lào Cai nhanh chóng thống kê thiệt hại để tiến hành trồng, khôi phục lại diện tích rừng bị mất.
 
Trao đổi với chúng tôi, ông Phạm Xuân Đăng - Giám đốc VQG Hoàng Liên cho biết: Đến thời điểm hiện tại, trong tổng số hơn 700 ha rừng bị cháy, đơn vị đã huy động người dân trồng lại được 150 ha tại những vị trí thấp và cháy nhiều, còn lại hơn 500 ha đơn vị tiến hành khoanh nuôi tái sinh nhằm đảm bảo tính đa dạng sinh học của VQG. Loại cây được chọn để trồng tại rừng Hoàng Liên là những giống cây đặc thù bản địa như: pơ mu, vối thuốc và tống quá sủ, tổng cộng trên 210.000 cây có độ tuổi từ 1 tới 2 năm. Nhằm giúp cây thích nghi điều kiện khí hậu trước khi đem trồng, tất cả cây con đều được ươm tại vườn các trạm kiểm lâm đóng dưới chân rừng Hoàng Liên.
 
Có mặt tại VQG Hoàng Liên, thuộc địa phận thôn Séo Mý Tỷ, xã Tả Van, huyện Sa Pa, một trong những địa điểm cháy dữ dội nhất cũng là nơi rừng được trồng lại sớm nhất, chúng tôi nhận thấy hầu hết số cây con đã bắt đầu bén rễ và phát triển, song số cây bị chết cũng khá nhiều. Lý giải nguyên nhân khiến cây bị chết, anh Nguyễn Văn Năm, cán bộ BQL Dự án 661 cho hay, đợt trồng rừng vừa qua liên tiếp gặp phải những đợt rét đậm, rét hại khiến cây con chết rét và phát triển chậm. Bên cạnh đó, do thói quen chăn thả gia súc của bà con dân tộc vùng cao nên công tác bảo vệ cây con của lực lượng kiểm lâm gặp rất nhiều khó khăn. Phía đơn vị đang tiến hành ươm thêm 15% cây con, sắp tới sẽ trồng dặm vào diện tích bị chết.
 
Rút kinh nghiệm từ bài học xương máu cháy rừng năm trước, năm 2011 này, BQLVQG Hoàng Liên tăng cường số trạm và chốt kiểm lâm lên con số 12, thường trực 24/24 tại cửa rừng địa bàn các xã, thôn để phát hiện, cảnh báo kịp thời khi có cháy xảy ra. Trong tất cả các cuộc họp của vườn, huyện năm nay luôn dành một thời lượng nhất định để phổ biến, triển khai công tác phòng và chữa cháy rừng. Công tác tuyên truyền nâng cao ý thức của người dân đặc biệt được chú trọng thông qua các hương ước bảo vệ rừng, lập các hội ăn thề bảo vệ rừng...
 
Giám đốc VQG Hoàng Liên, Phạm Xuân Đăng: “Dù đã chuẩn bị kỹ lưỡng nhưng tôi vẫn luôn đôn đốc anh em kiểm lâm không được lơ là chủ quan với “bà hỏa” được vì hiện đang là mùa hanh khô, thảm thực vật còn sót lại sau vụ cháy rừng Hoàng Liên năm ngoái dễ trở thành vật dẫn lửa nguy hiểm, trong khi thói quen đốt nương làm rẫy của bà con dân tộc chưa thể dẹp bỏ triệt để trong ngày một ngày hai nên nguy cơ tái cháy tiềm ẩn rất cao”.
 
AGROINFO – Theo Báo Nông nghiệp Việt Nam
 

 

 

 

NỘI DUNG KHÁC

Khánh Hòa: Mùa mía ngọt

17-3-2011

Trong khi người trồng mía tại Gia Lai đang khóc dở mếu dở vì các Nhà máy đường thu mua mía chậm khiến cho mía bị chết khô ảnh hưởng đến năng suất và chữ đường thì người trồng mía tại Khánh Hoà lại rất phấn khởi vì mía vừa được giá được mùa.

Trà Vinh: Nông dân được mùa, được giá

16-3-2011

Nông dân ở các huyện Cầu Kè, Trà Cú và Càng Long (tỉnh Trà Vinh) đã thu hoạch xong 15.000 ha lúa đông xuân xuống giống trong đợt I. Năng suất bình quân đạt gần 6 tấn/ha, tăng 0,4 tấn/ha so vụ lúa đông xuân trước. Đáng mừng là, lúa thu hoạch đúng vào thời điểm các doanh nghiệp xuất khẩu gạo ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long nói chung và Trà Vinh nói riêng đang triển khai mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo theo chỉ đạo của Chính phủ.

Lạng Sơn tạo “cú hích” thúc đẩy chăn nuôi phát triển

16-3-2011

Đàn bò của tỉnh Lạng Sơn tuy vẫn đang trên đà phát triển, nhưng đa phần các mô hình chăn nuôi trên địa bàn tỉnh là nhỏ lẻ, chất lượng của đàn vật nuôi chưa được chú trọng đúng mứcChính vì vậy việc cải tạo chất lượng đàn vật nuôi, đặc biệt là đàn bò là một nhiệm vụ đặt ra vừa cấp bách, vừa lâu dài đối với ngành chăn nuôi Lạng Sơn.

Nông dân Kon Tum điêu đứng vì nắng hạn

16-3-2011

Chúng tôi đến xã Đoàn Kết, thành phố Kon Tum (tỉnh Kon Tum), khi bà con nông dân ở đây đang dốc sức chống hạn. Ông Hồ Đình Tài, Chủ tịch HĐND xã cho biết: Vụ đông xuân năm nay cả xã gieo trồng 280ha lúa. Đến nay, đã có 17ha khô cháy. Nếu nắng nóng tiếp tục kéo dài thêm sẽ có 5 đến 10ha lúa tiếp tục khô cháy.

Bình Định: Trồng bắp lai nuôi cho bò sữa

15-3-2011

Ngày 9/3, Công ty cổ phần giống cây trồng miền Nam phối hợp với trang trại nuôi bò sữa Bình Định (Công ty TNHH Một thành viên bò sữa Việt Nam) tổ chức hội thảo đầu bờ mô hình trồng bắp lai làm thức ăn cho bò sữa tại địa bàn xã Cát Tài (huyện Phù Cát).

Cà Mau: Nỗ lực nâng cao năng suất tôm - lúa

15-3-2011

Là tỉnh ven biển, Cà Mau có nhiều lợi thế để phát nuôi trồng thủy sản, nhất là sản xuất theo mô hình lúa-tôm. Tuy nhiên, thời gian qua năng suất nuôi tôm, trồng lúa của tỉnh tăng rất chậm và thấp xa so với các tỉnh trong khu vực. Ngành nông nghiệp tỉnh Cà Mau đã có nhiều nỗ lực để đưa năng suất tôm-lúa ra khỏi vùng trũng.

Sơn Dương (Tuyên Quang): Cây mía giúp dân xoá nghèo

7-3-2011

“Cứ sau mỗi vụ thu hoạch mía bộ mặt nông thôn lại thay đổi rất lớn. Nhà nào diện tích đất ít thì lâu thoát nghèo hơn, cây mía không chỉ giúp dân thoát nghèo mà còn làm giàu”. Đó là những tâm sự rất chân tình của ông cán bộ xã có diện tích đất trồng mía lớn nhất huyện Sơn Dương. Một trong những xã điển hình chứng minh cho lợi ích từ trồng cây mía.

Giúp nông dân sản xuất theo hướng bền vững

4-3-2011

TP Cần Thơ có 116.992 ha đất nông nghiệp, hệ số sử dụng đất gần 2,5. Hàng năm nông dân thành phố canh tác lúa khoảng 210.000 ha, sản lượng 1,1 – 1,2 triệu tấn/năm. Riêng năm 2010, với 208.897ha lúa, sản lượng đạt lỷ lục 1.231.040 tấn. Trong đó, trên 80% lúa chất lượng cao, đặc biệt là các giống lúa thơm đặc sản như Jasmine 85, VD20.

"Nút thắt” của làng nghề Phú Túc

4-3-2011

Xã Phú Túc (Phú Xuyên, Hà Nội) từng được ca ngợi là "làng tỉ phú" nhờ có nghề xuất khẩu hàng mây, tre đan. Nhưng hiện nay, hàng trăm cơ sở đang phải "đắp chiếu" hoặc sản xuất cầm chừng, sản phẩm làm ra không xuất khẩu được vẫn ứ đọng trong kho, hàng nghìn lao động không còn việc làm… Các doanh nghiệp đang kêu trời vì đã cạn vốn trong khi nguồn vốn hỗ trợ lãi suất chưa thể tiếp cận.

Xã Trung Tú (Ứng Hòa): No đủ nhờ trồng nấm

4-3-2011

Chưa đầy hai năm kể từ khi Hội Nông dân huyện Ứng Hòa đưa nghề trồng nấm về xã Trung Tú, nhiều hộ nông dân trong xã đã trở nên khấm khá. Chủ tịch Hội Nông dân xã Trung Tú Dư Văn Chiến chia sẻ, nhờ có nghề trồng nấm mà đời sống của bà con đổi thay.

Thái Bình: Đẩy mạnh phát triển kinh tế-xã hội khu vực nông nghiệp - nông thôn

3-3-2011

Những năm gần đây, nông nghiệp Thái Bình luôn đạt những thành tựu hàng đầu trong cả nước. Đặc biệt, từ khi có đường lối đổi mới của Đảng, bộ mặt nông thôn của tỉnh ngày một thay đổi. Đời sống người nông dân ngày càng được nâng cao.

Hà Nội đẩy mạnh sản xuất sạch hơn khu vực làng nghề

1-3-2011

Để phát triển các làng nghề truyền thống một cách bền vững, áp dụng sản xuất sạch hơn là một trong những giải pháp quan trọng được TP. Hà Nội tích cực triển khai trong năm 2011.