HỘI THẢO

Thanh long, cây làm giàu của nông dân Bình Thuận

Ngày đăng: 18 | 03 | 2011

Thanh long hiện là cây làm giàu của hàng chục nghìn hộ nông dân ở Bình Thuận. Bình Thuận đang tiếp tục Phát triển cây thanh long để góp phần mang lại niềm vui, sự ấm no, giàu có cho bà con nông dân...

Rôm rả nhất, được trầm trồ nhiều nhất trong những chuyện vui 'một năm nhìn lại' bên ly rượu, tách trà trong ba ngày Xuân Tân Mão vừa rồi ở Bình Thuận, là chuyện bà con trồng thanh long được mùa, trúng giá,  mua sắm Tết 'hoành tráng'. Gần Tết, lượng người mua sắm tại các siêu thị, cửa hàng ở thành phố Phan Thiết tăng vọt, chiếm tỷ lệ vượt trội là bà con trồng thanh long từ các huyện Hàm Thuận Nam, Hàm Thuận Bắc. Không chỉ có quần áo, thực phẩm, đồ uống cao cấp, mà nhiều mặt hàng tân thời thuộc loại 'hàng hiệu' như ti-vi, tủ lạnh, rồi xe máy đời mới đã kìn kìn theo các chủ mới về nông thôn...
Thu hoạch Thanh Long ở huyện Hàm Thuận Nam
 
Chưa tới 40 tuổi, nhưng Nguyễn Duy Toàn ở xã Hàm Mỹ, huyện Hàm Thuận Nam (Bình Thuận), đã có gần chục năm làm nghề. Với gần 1.400 trụ thanh long. Năm rồi, gia đình Toàn thu hơn 30 tấn quả, trừ hết chi phí, còn dư không dưới 200 triệu đồng. Tết vừa rồi, Toàn tậu thêm chiếc xe tay ga để thỉnh thoảng 'lượn' xuống Phan Thiết dạo phố, thăm anh em, bạn bè. Giống như Toàn, nhờ cây thanh long, nhiều gia đình trẻ khác ở nhiều vùng nông thôn trong tỉnh cũng đã xây cất nhà cửa khang trang, sắm sửa đồ đạc, tiện nghi khá đầy đủ.
Theo đồng chí Huỳnh Văn Tí, Ủy viên T.Ư Ðảng, Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận, vài năm gần đây, đời sống của bà con nông dân trong tỉnh đã được cải thiện rõ rệt, nhất là các hộ trồng thanh long. Về thăm xã Hàm Liêm, huyện Hàm Thuận Bắc dịp gần Tết vừa rồi, Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận đã chứng kiến có hộ thu được đến 250 triệu đồng chỉ bằng một đợt thu hoạch. 'Hiện nay, các hộ nông dân có thu nhập khoảng 100 triệu đồng/năm đã là chuyện thường ở các vùng chuyên canh cây thanh long trong tỉnh' - Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận quả quyết như thế.
Niềm vui của người trồng thanh long ở Bình Thuận năm ngoái viên mãn hơn nhiều. Thời điểm thanh long trái vụ, giá xuống thấp nhất cũng 'đứng' ở mức từ bảy đến tám nghìn đồng/kg. Ðầu năm 2011, tức thời điểm giáp Tết Tân Mão, giá tiêu thụ thanh long tăng vọt, ổn định ở mức từ 18 đến 20 nghìn đồng/kg, có lúc lên đến 24.000 đồng/kg.
Nông sản được giá, những người 'một nắng, hai sương' có thêm thu nhập, là niềm vui chung của cả xã hội. Giá cả lên, xuống là chuyện của thị trường, vấn đề cốt tử là phải bảo đảm được sự phát triển bền vững của cây thanh long, giữ vững thương hiệu, để 'rồng xanh' luôn chắp cánh cho niềm vui, sự  no ấm, giàu có của một bộ phận khá lớn người dân ở mảnh đất cực Nam Trung Bộ này...
Hiện tại, cây thanh long được trồng khá nhiều ở Tiền Giang, Long An, một số địa phương khác cũng bắt đầu trồng thử nghiệm, nhưng diện tích hiện có lớn nhất, tập trung nhất và phát triển 'nóng' nhất vẫn thuộc về tỉnh Bình Thuận. Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) Bình Thuận, đến cuối năm 2010, diện tích cây thanh long toàn tỉnh đã lên đến 13.404 ha, trong đó có 10.826 ha cho thu hoạch. Trừ huyện đảo Phú Quý và huyện miền núi Ðức Linh, tám huyện, thị xã, thành phố còn lại của tỉnh đều đã phát triển cây thanh long hàng hóa. Riêng huyện Hàm Thuận Nam đã phát triển hơn bảy nghìn ha và có gần sáu nghìn ha cho sản phẩm, được mệnh danh là ' thủ đô thanh long' của Bình Thuận. Năm 2010, toàn tỉnh thu hoạch hơn 301 nghìn tấn quả thanh long, tính ra, năng suất bình quân mỗi ha đạt gần 28 tấn quả/năm. Với năng suất, sản lượng và giá cả như vậy, năm rồi, nếu người trồng thanh long ở Bình Thuận không làm giàu được mới là chuyện lạ.
Cây thanh long 'bén duyên' với vùng đất khô cằn Bình Thuận từ lâu. Theo nhiều lão nông, ngày xưa, cây thanh long chỉ trồng để... làm cảnh; quả thanh long, chủ yếu cũng chỉ để đơm cúng ông bà vào dịp Tết, hoặc ngày rằm, mồng một. Ðầu những năm 90 của thế kỷ trước, khi quả thanh long được nhiều người chú ý, đặc biệt các thương lái gốc Hoa rất chuộng loại trái cây nhiệt đới trùng tên với linh vật đứng đầu bộ 'tứ linh' này, cây thanh long bắt đầu được một số hộ nông dân đầu tư sản xuất như một loại nông sản hàng hóa mới.
Thanh long bắt đầu ra hoa, kết trái vào thời điểm cuối xuân, đầu hè và mùa chính vụ kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10, trùng với mùa mưa hằng năm ở vùng cực Nam Trung Bộ. Từ khi phát hiện thanh long ra hoa trái vụ bằng cách chong đèn vào ban đêm, người trồng thanh long ở Bình Thuận đã 'điều chỉnh' cho thanh long kết trái vào bất kỳ thời điểm nào trong năm. Lâu nay, có khá nhiều hộ trồng thanh long cố tình 'quên' thời điểm chính vụ, chỉ tập trung ' đánh' vào lúc trái vụ, nhất là dịp Tết và thường 'trúng đậm' nhờ bán được giá cao.
Ở Bình Thuận, sau 20 năm từ chỗ chỉ là cây trồng tự phát của một số hộ nông dân ở Hàm Thuận Nam sớm nắm bắt được thị hiếu của khách hàng thanh long 'xóa đói, giảm nghèo' đã trở thành cây 'làm giàu' của hơn 22 nghìn nông hộ trong toàn tỉnh 'kéo theo' hàng trăm hộ kinh doanh, hàng nghìn người lao động khác phất lên giàu có, hoặc có việc làm, thu nhập ổn định.
Ðể thanh long thật sự 'lên đời', xứng danh là một loại đặc sản của tỉnh, Bình Thuận đã sớm chú ý xây dựng thương hiệu cho loại trái cây này. Giữa tháng 11-2006, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) đã cấp đăng bạ tên gọi xuất xứ hàng hóa thanh long Bình Thuận, loại trái cây này đã được xác định là tài sản quốc gia, được Nhà nước bảo hộ vô thời hạn trên phạm vi toàn quốc. Từ đầu năm 2009, Trung tâm nghiên cứu phát triển cây thanh long Bình Thuận được Sở NN-PTNT tỉnh giao nhiệm vụ triển khai và tổ chức chứng nhận việc thực hành sản xuất thanh long theo tiêu chuẩn Việt Nam (VietGAP). Ðến cuối tháng 1 năm nay, đơn vị này đã cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP cho 140 đơn vị, 3.704 hộ sản xuất thanh long trong toàn tỉnh với tổng diện tích gần ba nghìn ha.
Nhờ có thương hiệu và việc sản xuất bảo đảm an toàn, thanh long Bình Thuận đã được xuất khẩu đến nhiều nước, vùng lãnh thổ trên thế giới, chinh phục cả những thị trường 'khó tính' như Mỹ, các nước châu Âu. Năm 2010, sản lượng xuất khẩu thanh long chính ngạch (thống kê được) của Bình Thuận được hơn 22.325 tấn quả, mang về giá trị kim ngạch xuất khẩu hơn 11,2 triệu USD.
Cây thanh long của nông dân Bình Thuận khẳng định được thương hiệu, đẳng cấp trên thị trường. Ðể giữ vững và phát triển vững chắc thương hiệu thanh long Bình Thuận, theo Giám đốc Sở NN-PTNT Bình Thuận Nguyễn Ngọc Hai, trước mắt, ngành tiếp tục tổ chức, hướng dẫn bà con sản xuất đạt ít nhất là bảy nghìn ha thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP và cấp chứng chỉ đạt tiêu chuẩn này cho năm nghìn ha trong năm nay.
Thêm một mùa hoa thanh long nữa đã nở trắng nhiều vùng nông thôn Bình Thuận. Hy vọng, 'rồng xanh' sẽ tiếp tục chắp cánh cho niềm vui của bà con nông dân ngày càng no ấm.
AGROINFO – Theo Báo Nhân dân

NỘI DUNG KHÁC

Gian nan phục hồi rừng Hoàng Liên

17-3-2011

Vụ cháy lịch sử VQG Hoàng Liên, Lào Cai đầu tháng 2/2010 được ghi nhận là lớn nhất nhiều năm trở lại đây khi thiêu rụi hơn 700 ha rừng. Một năm sau vụ hỏa hoạn, công việc khôi phục diện tích rừng bị cháy đang gặp không ít khó khăn và tiềm ẩn nguy cơ tái cháy.

Khánh Hòa: Mùa mía ngọt

17-3-2011

Trong khi người trồng mía tại Gia Lai đang khóc dở mếu dở vì các Nhà máy đường thu mua mía chậm khiến cho mía bị chết khô ảnh hưởng đến năng suất và chữ đường thì người trồng mía tại Khánh Hoà lại rất phấn khởi vì mía vừa được giá được mùa.

Trà Vinh: Nông dân được mùa, được giá

16-3-2011

Nông dân ở các huyện Cầu Kè, Trà Cú và Càng Long (tỉnh Trà Vinh) đã thu hoạch xong 15.000 ha lúa đông xuân xuống giống trong đợt I. Năng suất bình quân đạt gần 6 tấn/ha, tăng 0,4 tấn/ha so vụ lúa đông xuân trước. Đáng mừng là, lúa thu hoạch đúng vào thời điểm các doanh nghiệp xuất khẩu gạo ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long nói chung và Trà Vinh nói riêng đang triển khai mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo theo chỉ đạo của Chính phủ.

Lạng Sơn tạo “cú hích” thúc đẩy chăn nuôi phát triển

16-3-2011

Đàn bò của tỉnh Lạng Sơn tuy vẫn đang trên đà phát triển, nhưng đa phần các mô hình chăn nuôi trên địa bàn tỉnh là nhỏ lẻ, chất lượng của đàn vật nuôi chưa được chú trọng đúng mứcChính vì vậy việc cải tạo chất lượng đàn vật nuôi, đặc biệt là đàn bò là một nhiệm vụ đặt ra vừa cấp bách, vừa lâu dài đối với ngành chăn nuôi Lạng Sơn.

Nông dân Kon Tum điêu đứng vì nắng hạn

16-3-2011

Chúng tôi đến xã Đoàn Kết, thành phố Kon Tum (tỉnh Kon Tum), khi bà con nông dân ở đây đang dốc sức chống hạn. Ông Hồ Đình Tài, Chủ tịch HĐND xã cho biết: Vụ đông xuân năm nay cả xã gieo trồng 280ha lúa. Đến nay, đã có 17ha khô cháy. Nếu nắng nóng tiếp tục kéo dài thêm sẽ có 5 đến 10ha lúa tiếp tục khô cháy.

Bình Định: Trồng bắp lai nuôi cho bò sữa

15-3-2011

Ngày 9/3, Công ty cổ phần giống cây trồng miền Nam phối hợp với trang trại nuôi bò sữa Bình Định (Công ty TNHH Một thành viên bò sữa Việt Nam) tổ chức hội thảo đầu bờ mô hình trồng bắp lai làm thức ăn cho bò sữa tại địa bàn xã Cát Tài (huyện Phù Cát).

Cà Mau: Nỗ lực nâng cao năng suất tôm - lúa

15-3-2011

Là tỉnh ven biển, Cà Mau có nhiều lợi thế để phát nuôi trồng thủy sản, nhất là sản xuất theo mô hình lúa-tôm. Tuy nhiên, thời gian qua năng suất nuôi tôm, trồng lúa của tỉnh tăng rất chậm và thấp xa so với các tỉnh trong khu vực. Ngành nông nghiệp tỉnh Cà Mau đã có nhiều nỗ lực để đưa năng suất tôm-lúa ra khỏi vùng trũng.

Sơn Dương (Tuyên Quang): Cây mía giúp dân xoá nghèo

7-3-2011

“Cứ sau mỗi vụ thu hoạch mía bộ mặt nông thôn lại thay đổi rất lớn. Nhà nào diện tích đất ít thì lâu thoát nghèo hơn, cây mía không chỉ giúp dân thoát nghèo mà còn làm giàu”. Đó là những tâm sự rất chân tình của ông cán bộ xã có diện tích đất trồng mía lớn nhất huyện Sơn Dương. Một trong những xã điển hình chứng minh cho lợi ích từ trồng cây mía.

Giúp nông dân sản xuất theo hướng bền vững

4-3-2011

TP Cần Thơ có 116.992 ha đất nông nghiệp, hệ số sử dụng đất gần 2,5. Hàng năm nông dân thành phố canh tác lúa khoảng 210.000 ha, sản lượng 1,1 – 1,2 triệu tấn/năm. Riêng năm 2010, với 208.897ha lúa, sản lượng đạt lỷ lục 1.231.040 tấn. Trong đó, trên 80% lúa chất lượng cao, đặc biệt là các giống lúa thơm đặc sản như Jasmine 85, VD20.

"Nút thắt” của làng nghề Phú Túc

4-3-2011

Xã Phú Túc (Phú Xuyên, Hà Nội) từng được ca ngợi là "làng tỉ phú" nhờ có nghề xuất khẩu hàng mây, tre đan. Nhưng hiện nay, hàng trăm cơ sở đang phải "đắp chiếu" hoặc sản xuất cầm chừng, sản phẩm làm ra không xuất khẩu được vẫn ứ đọng trong kho, hàng nghìn lao động không còn việc làm… Các doanh nghiệp đang kêu trời vì đã cạn vốn trong khi nguồn vốn hỗ trợ lãi suất chưa thể tiếp cận.

Xã Trung Tú (Ứng Hòa): No đủ nhờ trồng nấm

4-3-2011

Chưa đầy hai năm kể từ khi Hội Nông dân huyện Ứng Hòa đưa nghề trồng nấm về xã Trung Tú, nhiều hộ nông dân trong xã đã trở nên khấm khá. Chủ tịch Hội Nông dân xã Trung Tú Dư Văn Chiến chia sẻ, nhờ có nghề trồng nấm mà đời sống của bà con đổi thay.

Thái Bình: Đẩy mạnh phát triển kinh tế-xã hội khu vực nông nghiệp - nông thôn

3-3-2011

Những năm gần đây, nông nghiệp Thái Bình luôn đạt những thành tựu hàng đầu trong cả nước. Đặc biệt, từ khi có đường lối đổi mới của Đảng, bộ mặt nông thôn của tỉnh ngày một thay đổi. Đời sống người nông dân ngày càng được nâng cao.